6. Cấu trúc của đề tài
2.2.3.1. Phân tích thị trường tiêu thụ
a, Phân tích nhu cầu khách hàng hiện tại và mức độ tiêu thụ của họ * Nhu cầu của khách hàng
Một sản phẩm chỉ bán được khi nó đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nắm bắt được tầm quan trọng đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành hoạt động khảo sát người tiêu dùng về nhu cầu sử dụng các sản phẩm ong mật tại xã Chiềng Mung. Từ kết quả phân tích cho thấy các sản phẩm từ ong mang tính chất là hàng tiêu dùng nên khách hàng là các công ty chế biến, cá nhân, nhà bán buôn, đại lý, cửa hàng trong và ngoài tỉnh. Những khách hàng là người tiêu dùng trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn hơn so với khách hàng là các nhà bán buôn, người thu gom. Qua điều tra, cho thấy hai xu hướng tiêu thụ mật ong theo nhóm đối tượng khách hàng chủ yếu tại đây như sau:
Bảng 2.5 Xu hướng tiêu thụ mật ong theo nhóm khách hàng
Phân khúc Mật ong hộ gia đình Mật ong công nghiệp
Mô tả đối tượng
Chủ yếu là nữ từ 25 – 50 tuổi, có sở thích nấu ăn và quan tâm đến sức khỏe của gia đình
Nhà sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, bánh kẹo
Nhu cầu Mật ong thiên nhiên, nguyên chất, mật ong rừng để đảm bảo tốt cho sức
Sử dụng mật ong là thành phần sản xuất dược phẩm,
khỏe mỹ phẩm, thực phẩm Thái độ 68,75% có xu hướng nhờ bạn bè,
người thân quen tìm mua mật ong rừng nguyên chất. Không tin tưởng các sản phẩm mật ong bán ở siêu thị là mật ong thật
Lựa chọn loại mật ong tốt, chất lượng nhưng không đòi hỏi phải là mật ong nguyên chất và có giá phải chăng để giảm bớt chi phí sản xuất Sản phẩm đáp
ứng nhu cầu
Mật ong thiên nhiên, không chứa bất kỳ nguyên liệu thực phẩm, chất hữu cơ hay vô cơ.
Thành phần mật ong nguyên chất thấp hơn
(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu)
Qua phân tích cho thấy đa số khách hàng là cá nhân có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm mật ong cho gia đình mình. Do việc chú trọng về chất lượng là nhu cầu quan trọng nhất nên chủ yếu khách hàng tin tưởng mua sản phẩm từ người quen giới thiệu hay được trực tiếp đến xem hàng và cảm nhận tại các hộ gia đình, nhà nuôi ong. Đặc biệt xã có 12 hộ nuôi ong và có 13 nhà bán sản phẩm ong mật tập trung dọc đường quốc lộ 6 nên thuận tiện cho việc lựa chọn, tìm mua hàng. Trên địa bàn, chỉ có một vài nhà sản xuất, công ty nhỏ lẻ mua sản phẩm ong về chế biến nên lượng khách hàng tiêu thụ này chỉ chiếm một lượng nhỏ.
Vậy trước mắt và lâu dài, khách hàng mục tiêu của sản phẩm này là các cá nhân nữ từ 25 – 50 tuổi chú trọng đến vấn đề sức khỏe cho gia đình. Nhóm khách hàng này khi nhận biết được chất lượng tốt của sản phẩm sẽ là những khách hàng trung thành, đóng góp đến hơn 50% doanh thu và là những tác nhân quảng cáo truyền miệng hiệu quả nhất. Khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm và hướng đến thị trường xuất khẩu.
* Mức độ tiêu dùng các sản phẩm
Bảng 2.6 Mức độ tiêu dùng các sản phẩm ong tại xã Chiềng Mung
Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi mua
Mật ong 14% 74% 12%
Sữa ong chúa 32% 68%
Phấn hoa 26% 74%
(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu)
Qua số liệu điều tra, thống kê cho thấy đa số người tiêu dùng không thường xuyên sử dụng các sản phẩm ong mật, trong đó:
Sản phẩm mật ong có tỷ lệ người tiêu dùng là nhiều nhất, mức độ thường xuyên tiêu dùng là 14%, mức độ thỉnh thoảng là 74%. Người tiêu dùng sử dụng sản phẩm mật ong nhiều nhất bởi vì nó tiện lợi trong sử dụng hàng ngày và có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau.
Các sản phẩm còn lại có mức độ tiêu dùng ít hơn do các sản phẩm đó thường không được sử dụng hàng ngày mà chỉ được sử dụng trong các dược phẩm làm đẹp, các loại thuốc chữa bệnh hoặc để ngâm rượu như sáp ong.
b. Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm và khu vực thị trường
Biểu đồ 2.2 Biểu đồ tiêu thụ các sản phẩm từ ong mật
(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu)
Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu của ngành ong là mật ong. Qua biểu đồ có thể thấy mật ong là sản phẩm bán chạy nhất và được tiêu thụ nhiều nhất, chiếm 65% tổng sản phẩm tiêu thụ. Sản lượng bán ra trung bình mỗi năm của các hộ trong xã khoảng 3 tấn và chủ yếu là tiêu thụ ngoài tỉnh. Điều đó cho thấy sản phẩm mật ong rất có uy tín đối với người tiêu dùng. Mật ong được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất do nơi đây có diện tích rừng lớn, điều kiện tự nhiên - khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng. Từ đó cung cấp một nguồn mật, phấn hoa dồi dào, phong phú,
65% 25%
8% 2%
Biểu đồ tiêu thụ sản phẩm ong tại xã
Chiềng Mung
Mật ong Phấn hoa Sáp ong Sữa ong chúa
đa dạng.
Mật ong Sơn La có thời kỳ đã xuất khẩu qua đại lý và có người Đài Loan mua trực tiếp (năm 2003 – 2005) nhưng do chất lượng không duy trì được và quan hệ lợi ích giữa người mua gom và từng hộ không hài hòa nên liên kết bị phá sản.
Là tỉnh có sự đa dạng và tập trung của các loại cây nguồn phấn nên giá trị sản xuất phấn hoa đạt tỷ lệ cao. Ngoài mật ong, phấn hoa là sản phẩm được ưa chuộng và tiêu thụ khá lớn, chiếm 25% tổng sản phẩm tiêu thụ. Trung bình mỗi hộ trong xã bán ra 7 tạ phấn hoa mỗi năm và chủ yếu là bán khô sau khi đã phơi nắng mặt trời. Người tiêu dùng mua dùng trực tiếp, còn các công ty mua về chế biến.
Sáp ong được tiêu thụ ít, khoảng 1 tạ trung bình mỗi năm, chiếm 8% tổng sản phẩm tiêu thụ. Chủ yếu sáp ong được bán nguyên liệu cho các đơn vị tổ chế biến để làm cầu ong, sử dụng trong hóa mỹ phẩm, công nghiệp thực phẩm.’
Sữa ong chúa là đặc sản có giá trị cao, các hộ đã thử nghiệm nuôi và khai thác sữa ong chúa nhưng vào mùa đông rất khó khăn, khó duy trì. Đến nay vẫn chưa có hộ nào nuôi ong chuyên lấy sữa như ở miền Nam và Tây Nguyên mà chỉ mới có một số hộ khai thác thử nghiệm nhỏ lẻ, bán sữa nguyên chất chưa qua chế biến.
Hiện nay các hộ trong xã tự sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ ong mật, chưa có đại lý đầu mối thu mua, chế biến như một số tỉnh. Các sản phẩm từ ong có uy tín nội địa nên tiêu thụ trong tỉnh ít, phần lớn là bán ra ngoài tỉnh. Có một số hộ Sơn La và từ nơi khác đến mua gom nhưng còn nhỏ lẻ. Tại nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh,… đã có đại lý mua bán sản phẩm mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa Sơn La.
c. Phân tích theo thời gian tiêu thụ
Sản lượng tiêu thụ mật ong từ tháng 1 đến tháng 6 là thời gian bán chạy nhất trong năm. Nguyên nhân do đây là thời điểm cây cối tốt tươi, thu được nguồn mật phấn dồi dào(mật hoa Dẻ, nhãn, xoài, hoa rừng,…) Sản lượng hàng bán giáp tết cũng khá lớn do trong thời gian này các khách hàng có nhu cầu mua sắm nhiều, đem làm quà biếu tặng và có khả năng thanh toán tốt hơn do đó nhu cầu về sản phẩm tăng.