Hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm từ ong mật của người dân tỉnh sơn la (Trang 46 - 47)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.3.4 Hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm

Trong cơ chế thị trường hiện nay việc tiêu thụ hàng hóa ngày càng trở nên khó khăn. Do vậy xúc tiến thương mại càng đóng vai trò quan trọng, nhằm cho khách hàng biết đến sản phẩm của mình một cách rõ ràng đầy đủ nhất, là hoạt động giúp thúc đẩy cơ hội bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Xúc tiến bao gồm các hoạt động chính như quảng cáo qua các phương tiện truyền thông, khuyến mại, hội trợ triển lãm, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng và các hoạt động khuếch trương khác.

Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại tại xã Chiềng Mung được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.4 Biểu đồ tiêu thụ theo nguồn thông tin khách hàng biết đến sản phẩm

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu)

Qua biểu đồ ta có thể thấy, nguồn thông tin mà khách hàng biết đến và lựa chọn mua sản phẩm đa số là qua gia đình, bạn bè, người quen giới thiệu chiếm đến 60%. Các nguồn còn lại chỉ chiếm một tỷ lệ thấp: mạng Internet 14%, báo chí 12%, hội chợ thương mại 8%.

Điều đó cho thấy người mua đa số chỉ tin mua sản phẩm ong mật mà những người thân, bạn bè của họ đã sử dụng và đánh giá chất lượng tốt. Đồng thời nó cũng phản ảnh một thực tế rằng công tác xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm cũng như

60% 14%

12% 8%

6%

Biểu đồ tiêu thụ sản phẩm theo nguồn thông tin

Gia đình, bạn bè, người quen giới thiệu

Mạng Internet Báo chí

Hội chợ thương mại giới thiệu sản phẩm

nâng cao sự nhận biết về thương hiệu của sản phẩm đến khách hàng đã được thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế, hình thức quảng bá chưa đa dạng, thông tin sản phẩm tiếp cận đến khác hàng còn thiếu và hiện nay vẫn có một số bộ phận khách hàng mua sản phẩm ong mật mà không biết rõ thông tin về sản phẩm với tỷ lệ 6%.

Hiện nay, một nghịch lý đang diễn ra: Trong khi lượng khách tiêu thụ ngoài tỉnh chiếm phần lớn doanh thu thì lượng khách trên địa bàn lại rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là người tiêu dùng trên địa bàn chưa đủ niềm tin đối với sản phẩm mật ong tại các cửa hàng. Đa số khách ngoài tỉnh đi qua trục đường quốc lộ 6 thường tiện ghé vào các cửa hàng ven đường mua dù đó các loại chai mật ong không nhãn mác, hoặc được tiêu thụ số lượng lớn về các tỉnh khác nhờ các mối quen biết. Lý giải về thực tế này, theo nhóm nghiên cứu thì: Do việc tuyên truyền quảng bá trên địa bàn chưa thực sự tốt nên người mua chưa hiểu và chưa tin vào sản phẩm tại các cửa hàng. Ngoài ra, họ vẫn có thói quen tin dùng sản phẩm được biết qua người thân quen giới thiệu, dù sản phẩm không có nhãn mác và thương hiệu. Để giải quyết hài hòa lợi ích của các hộ nuôi ong và người tiêu dùng trên địa bàn là điều không hề đơn giản, bởi sản phẩm mật ong có thương hiệu giá thường cao và do tâm lý “ngại” vào các cửa hàng ven đường mua của người dân trên địa bàn nên tình trạng người dân trên địa bàn ít mua các sản phẩm bày bán và tin dùng sản phẩm do người thân giới thiệu cũng là điều dễ hiểu.

Một phần của tài liệu Giải pháp tiêu thụ các sản phẩm từ ong mật của người dân tỉnh sơn la (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)