6. Cấu trúc của đề tài
1.6 Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại một cơ sở, hộ kinh doanh các sản phẩm ong được thể hiện bằng chỉ tiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại. Lợi nhuận chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Nếu kết quả này âm (-) nghĩa là hoạt động sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ, ngược lại nếu kết quả này dương (+) nghĩa là hoạt động sản xuất có hiệu quả và đã bắt đầu có lãi. L
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của hầu hết các cơ sở nuôi ong mật. Để cung ứng các loại sản phẩm cho thị trường, các nhà sản xuất phải đầu tư vốn và một số yếu tố đầu vào khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp luôn cố gắng sao cho các chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp nhất có thể và thu được doanh thu tối đa. Khi đó, sau khi lấy thu bù chi sẽ dư ra một khoản tiền nhất định (lợi nhuận), khoản tiền này không chỉ phục vụ sản xuất mà còn tái đầu tư mở rộng sản xuất, nhằm củng cố và tăng cường vị thế trên thị trường. Như vậy, việc tối thiểu hóa chi phí cũng đồng nghĩa với tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng tối đa hóa doanh thu thì chưa chắc đã tối đa hóa lợi nhuận.
Lợi nhuận = ∑ Thu - ∑ Chi
∑ Thu: là tiền thu được từ bán các sản phẩm như phấn hoa, mật ong, sữa ong chúa, sáp ong, bán ong giống...
∑ Chi: là toàn bộ chi phí như mua ong giống, thùng nuôi ong, dụng cụ nguyên vật liệu, công di chuyển, công chăm sóc...
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TỪ ONG MẬT TẠI TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2014-2016