Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 49)

4.3.1.1 Tổng vốn huy động/ Tổng nguồn vốn

Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn vẫn còn dưới 50%, đều này sẽ ảnh hưởng đến việc tự chủ về nguồn vốn trong NH do phải sử dụng VĐC từ Hội sở. Đồng thời, việc gia tăng nguồn VĐC từ hội sở sẽ làm gia tăng chi phí của ngân hàng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ bị suy giảm, đặc biệt là sự giảm sút về lợi nhuận.

4.3.1.2 Tổng dư nợ/ Vốn huy động

Trong năm 2010 – 6/2013, tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động đều ở mức cao (>1,8) và tỷ lệ này đạt cao nhất là 2,15 vào 6 tháng đầu năm 2013, qua tỷ lệ này cho thấy trong 2,15 đồng dư nợ thì có 1 đồng VHĐ tham gia, phần còn lại là sử dụng VĐC từ Hội sở nên đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH. Do đó, NH cần đưa ra các giải pháp tốt hơn để tìm mọi phương hướng tích cực hơn trong việc nâng cao VHĐ của đơn vị nhiều hơn nữa.

4.3.1.3 Chi phí lãi/VHĐ

Chi phí lãi/VHĐ cho biết trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được thì lãi suất tiền gửi phải bỏ ra chiếm bao nhiêu phần trăm. Trong giai đoạn 2010 – 6/2013, chi phí lãi có sự biến động. Nguyên nhân là do NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng từ 8% lên 9% vào những tháng cuối năm 2010 đã dẫn đến một cuộc chạy đua lãi suất khốc liệt đối với các NH để huy động được nhiều nguồn vốn của nền kinh tế. Do đó, năm 2011 có chi phí lãi/VHĐ đã tăng lên tăng 12,64%. Đến năm 2012, NHNN tiếp tục đưa ra chính sách lãi suất mới để nhằm ổn định sự biến động của nền kinh tế với mức lãi suất tối đa là không vượt quá 14% nên chi phí lãi/VHĐ có xu hướng giảm và chỉ còn 10,29%. Bắt đầu từ những tháng trong 6 tháng đầu năm 2013, nên ngân hàng đã đưa ra mức trần lãi suất huy động là 7,5% nên tỷ lệ chi phí lãi/ VHĐ tiếp tục giảm, với mức lãi suất là 7,81%.

4.3.1.4 Chi phí phi lãi/VHĐ

Nhìn chung, chi phí phi lãi/VHĐ chiếm tỷ lệ thấp và có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn từ 2010 – 6/2013. Chi phí phi lãi/VHĐ gia tăng là do NH đã sử dụng công tác Marketing để quảng cáo, đưa ra các chương trình khuyến mãi, … Tỷ lệ chi phí phi lãi/VHĐ tăng cao nhất là vào năm 2011 là do để cạnh tranh và thu hút lượng tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế nên ngân hàng đã tăng cường quảng bá thương hiệu, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, khuyến mãi…Tuy nhiên, NH cần cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng biện pháp này vì nó sẽ ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của NH.

39

Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tại Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp (2010 – 6/2013)

Chỉ tiêu Đvt Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011 - 2010 2012 - 2011 6T2013 - 6T2012 1. Chi phí lãi Triệu đồng 103.663 179.838 320.354 192.473 270.883 76.175 140.516 78.529 2. Chi phí phi lãi Triệu đồng 13.418 20.061 37.322 21.789 36.107 6.643 17.261 14.318 3. Thu nhập lãi Triệu đồng 149.758 247.135 427.462 256.631 363.246 97.377 180.327 106.615 4.Tổng VHĐ Triệu đồng 1.024.342 1.422.773 3.113.259 1.729.324 3.568.417 398.431 1.690.486 1.839.093 5. Tổng dư nợ Triệu đồng 2.140.874 2.717.496 6.413.313 3.475.941 7.672.096 576.622 3.695.817 4.214.155 6. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 2.567.998 3.679.247 7.134.549 3.887.893 8.437.875 1.111.249 3.455.302 4.549.982 7. Tổng VHĐ/Tổng nguồn vốn % 39,89 38,67 43,64 44,48 42,29 - 1,22 4,97 - 2,19 8. Tổng dư nợ/VHĐ Lần 1,89 1,91 2,06 2,01 2,15 0,02 0,15 0,14 9. Chi phí lãi/VHĐ % 10,12 12,64 10,29 11,13 7,81 2,52 - 2,35 - 3,32

10. Chi phí phi lãi/VHĐ % 1,31 1,41 1,20 1,26 1,01 0,10 - 0,21 - 0,25

11. Thu nhập lãi/VHĐ % 14,62 17,37 13,73 14,84 10,18 2,75 - 3,64 - 4,66

12. Chênh lệch thu chi

lãi/Chi phí lãi Lần 0,44 0,37 0,33 0,34 0,32 - 0,07 - 0,04 -0,02

40

4.3.1.5 Chênh lệch thu chi/ chi phí lãi

Tỷ lệ này đánh giá hiệu quả sử dụng VHĐ của NH hay tỷ suất sinh lời của nguồn vốn huy động có được khi phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Chỉ số này càng cao thì càng tốt đối với NH. Nhìn chung, tỷ lệ chênh lệch thu chi/ chi phí lãi điều có tỷ lệ cao qua các năm. Qua đó, cho thấy NH hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong giai đoạn này. Tuy nhiên, với việc ban hành nhiều quy định trần lãi suất của NHNN đưa ra với mức lãi suất có chiều hướng giảm dần nên đã làm cho nguồn lợi nhuận của NH giảm vào 6 tháng đầu năm 2013.

4.3.1.6 Thu nhập lãi/ VHĐ

Trong giai đoạn 2010 - 6/2013, tỷ lệ thu nhập lãi/ VHĐ có xu hướng giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 với tỷ lệ này là 10,18% , tương ứng trong 100 đồng VHĐ đem sinh lợi thì NH Thu được 16,89 đồng thu nhập. Tỷ lệ này giảm là do việc giảm lãi suất cho vay để đẩy mạnh phục vụ sản xuất phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP và Thông tư 14/2012/TT-NHNN.

4.3.2 Thị phần huy động vốn của Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp

Thị phần HĐV là một tiêu chí quan trọng trong việc phân tích, đánh giá và khẳng định uy tín của ngân hàng trong công tác HĐV. Trong giai đoạn 2010 – 6/2013, thị phần HĐV của ngân hàng có xu hướng tăng liên tục. Đặc biệt, mặc dù kinh tế khó khăn và mặt bằng lãi suất huy động bắp bênh với tỷ suất sinh lợi thấp (7,5%/năm) nên đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn. Tuy nhiên, nhờ sự cố gắng của đội ngũ cán bộ và sự chỉ đúng đắn của Ban lãnh đạo chi nhánh trong việc thực hiện thành công phương pháp thẻ điểm căn bằng (KPI) với việc xác định và đưa ra các chính sách để thu hút nhóm KHDN là nhóm khách hàng mục tiêu của ngân hàng, do đó thị phần HĐV không ngừng gia tăng và chiếm tỷ trọng nhiều nhất vào 6 tháng cuối năm 2013. Cụ thể:

- So với 26 TCTD trên địa bàn như: Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ đầu tư phát triển, Vietcombank, BIDV, Sacombank, MHB, Ngân hàng Phương Nam, Công ty tài chính JACCS,…thì ngân hàng đứng thứ 2 (sau Ngân hàng Agribank) về thị phần huy động vốn.

- So với các chi nhánh của 5 NHTM Nhà nước khác trên địa bàn như: Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) thì Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp tiếp tục có xếp hạng cao về thị phần HĐV (đứng vị trí thứ 2 và sau Agribank).

- Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp dẫn đầu thị phần HĐV so với các NHTMCP trên địa bàn như: ngân hàng Phương Nam (Southernbank), ngân hàng Petrolimex, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SCB), ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank), Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt (LPB)…

41

Bảng 4.6: Thị phần huy động vốn của Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp (2010 – 6/2013)

Đvt: % STT Thị phần Vietinbank

chi nhánh Đồng Tháp

Năm Chênh lệch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011 - 2010 2012 - 2011 6T2013 – 6T2012

Điểm % Điểm % Điểm %

1 So với các TCTD 10,05 11,10 16,85 17,14 25,14 35,02

10,13 17,71 0,60 5,75 7,58

2 So với các NHTM trên địa bàn 9,67 11,31 11,02 18,03 1,64 5,83 7,01

3 So với NHTM Nhà Nước 15,23 17,05 19,78 26,44 1,82 8,09 9,39

4 So với NHTMCP 20,09 25,17 27,23 36,18 5,08 9,85 8,95

42

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP

5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

- Hiện nay, ngân hàng có thị phần HĐV đang ở mức cao (đứng thứ 2) so với các TCTD và đứng thứ 1 so với các NHTMCP trên địa bàn. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động nên đã có một số ngân hàng tiến hành sáp nhập để nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó có công tác huy động vốn. Đặc biệt là sự cạnh tranh với ngân hàng Agribank với việc dẫn đầu về thị phần HĐV trên địa bàn. Ngân hàng hiện có mạng lưới là 8 trong 12 (thành phố, huyện và thị xã) của tỉnh.

- Phần lớn nguồn vốn để phục vụ công tác cho vay là từ VĐC. Do đó, việc sử dụng VĐC với tỷ lệ cao (trên 50%) trong tổng số nguồn vốn của ngân hàng để phục vụ cho vay sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Với lãi suất huy động có xu hướng ngày càng giảm nên đã gây khó khăn đối với ngân hàng trong công tác huy động vốn, đặc biệt là lượng tiền gửi nhàn rỗi từ dân cư.

5.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP

5.2.1 Mở rộng thị phần

Để tiếp tục phát triển và mở rộng thị phần HĐV thì ngân hàng cần đưa ra các chính sách trong việc mở rộng mạng lưới hơn nữa trên các huyện khác như: Châu Thành, Tân Hồng, Thanh Bình và Lai Vung để tiếp tục giữ vững và tăng trưởng có hiệu quả lượng vốn huy động nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay phục vụ sản xuất phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP và Thông tư 14/2012/TT-NHNN, đồng thời phát huy thế mạnh của tỷnh về cho vay nuôi trồng chế biến xuất khẩu thủy sản; cho vay thu mua tạm trữ, xuất khẩu gạo…

5.2.2 Hạn chế sử dụng vốn điều chuyển

Với lãi suất tiền gửi hiện nay vẫn còn thấp (tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 7% vào ngày 6/2013) nên rất khó để huy động tiền gửi của dân cư. Vì thế, việc gia tăng tiền gửi KHDN để đáp ứng nhu cầu vốn tức thời với chi phí trả lãi cao nhưng vẫn thấp hơn so với chi phí từ VĐC sẽ là biện pháp tức thời của NH trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều bất ổn. Với việc ký hợp tác thành công với các KHDN lớn như công ty TNHH MTV Dầu Khí Petrolimex, công ty Cổ phần Dược Phẩm Imexpharm, VNPT, Domexco,… thì ngân hàng cần đẩy mạnh nhiều hơn nữa công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng đi đôi với việc đưa ra chính sách phí phù hợp để khuyến khích đại lý của

43

các doanh nghiệp này chuyển tiền về tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp mở tại ngân hàng và thu hút những KHDN lớn khác trên địa bàn như: Viettel, công ty Vĩnh Hoàn,…

5.2.3 Tiếp tục đƣa ra các chính sách khuyến mãi

Ngân hàng cần tiếp tục triển khai các chương trình khuyến mại dành cho khách hàng như: tặng quà vào dịp Tết, lễ Nhà giáo Việt Nam (20/10), Trung thu, Quốc tế phụ nữ (8/3), sinh nhật của khách hàng (quà tặng có thể là thiệp, tin nhắn, ly thủy tinh,..), quà tặng không cần chú trọng về mặt giá trị mà nó thể hiện sự quan tâm của NH dành cho khách hàng góp phần tạo mối quan hệ thân thiết giữa NH và khách hàng. Bên cạnh đó, NH còn có thể áp dụng các chương trình ưu đãi lớn để tri ân với những khách hàng đã gắn bó, đồng hành với NH trong thời gian dài, đặc biệt là những khách hàng có lượng tiền gửi lớn vào trong NH như: rút thăm trúng thưởng, quay số may mắn trúng nhà, xe hơi, tặng vé đi du lịch…

Ngoài các giải pháp trên thì công nghệ ngân hàng và thái độ phục vụ của cán bộ có ảnh hưởng rất lớn đối với công tác huy động vốn.

5.2.4 Nâng cao trình độ ngân hàng

Trong giai đoạn tới, trải qua quá trình tái cơ cấu nền kinh tế bao gồm tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nên nền kinh tế trong nước đang trong giai đoạn phục hồi và ổn định, lạm phát đang có chiều hướng suy giảm và vốn đầu tư FDI vào trong nước ngày càng tăng với một số nhà đầu tư lớn như: Samsung, LG Electronics và Foxcom là những nhà sản xuất điện tử lớn và đang xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Do đó, ngân hàng cần tiếp cận công nghệ mới và đổi mới hơn nữa các sản phẩm dịch vụ để tạo một cảm giác mới mẻ, thích thú của khách hàng khi thực hiện giao dịch với NH. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ hiện đại vào NH còn giúp tăng tốc độ xử lý công việc khi khách hàng chỉ có thể thực hiện giao dịch trong thời gian ngắn. Công nghệ hiện đại còn góp phần tạo một vị thế quan trọng trong việc cạnh tranh trong nước và trên thế giới. Bên cạnh đó, với việc sử dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp các doanh nghiệp trong địa bàn có điều kiện thuận lợi giao dịch và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng cho hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt là hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như: lương thực (gạo) và (thủy sản).

5.2.5 Thƣờng xuyên kiểm tra, chấn chỉnh thái độ phục vụ của cán bộ

Thái độ và tác phong của cán bộ có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút khách hàng. Do đó, NH cần kiểm tra, đôn đốc và chấn chỉnh thường xuyên thái độ phục vụ của các cán bộ ngân hàng. Đồng thời, đưa ra các hình phạt xứng đáng tùy theo mức độ nhằm nhắc nhở thái độ phục vụ của các cán bộ thông qua việc giao tiếp với khách hàng.

44 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN

6.1 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƢỢC

Trong giai đoạn 2010 – 6/2013, hoạt động HĐV của Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp đã đạt được một số kết quả rất đáng ghi nhận. Tổng nguồn VHĐ tăng liên tục qua các năm. Đặc biệt, trong giai đoạn 2012 – 6/2013, với việc ký kết hợp tác thành công với các doanh nghiệp lớn trên địa bàn nên đã làm cho VHĐ tăng đáng kể với một tốc độ tăng trưởng vượt bậc: 2011 – 2012 (>118%) và 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 (> 106%), việc tăng tỷ trọng nguồn VHĐ sẽ góp phần đáp ứng kịp thời nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất và kinh doanh trên địa bàn. Thị phần HĐV của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao và không ngừng tăng. Điều đó khẳng định sự tín nhiệm của khách hàng đối với NH ngày càng được tăng cao và góp phần tạo điều kiện trong việc gia tăng nguồn VHĐ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn. Tiền gửi ngoại tệ có xu hướng ngày càng tăng sẽ làm cho VHĐ của NH tăng, đồng thời tạo điều kiện cho NH đã mạnh công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu trên địa bàn.

6.2 NHỮNG HẠN CHẾ

Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động đang ở mức cao nên NH cần phải đưa ra các giải pháp hiệu quả, tích cực hơn để vừa tăng VHĐ vừa giảm tối thiểu chi phí sử dụng VĐC từ Hội sở, góp phần tăng thu nhập và nâng cao lợi nhuận cho NH. Tiền gửi của KHDN không ngừng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn hoạt động của NH. Tuy nhiên, việc gia tăng lượng tiền gửi này phản ánh nhiều rủi ro thanh khoản, nên NH cần chú ý đến lượng tiền gửi này thường xuyên hơn để có biện pháp khác phục kịp. Tiền gửi trung và dài hạn ngày càng tăng nhưng tỷ trọng vẫn còn thấp nên NH cần đưa ra các chính sách hợp lý để gia tăng lượng tiền gửi này để góp phần làm tăng tính ổn định và hạn chế những rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.

Đề tài đã đưa ra về một cái nhìn cụ thể về những thành tựu đạt được cũng như các mặt khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động của NH. Bên cạnh việc ngân hàng đưa ra các chính sách hiệu quả, tối ưu để khắc phục khó khăn trước mắt. Đặc biệt là cùng sự hỗ trợ và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 49)