Phòng thông tin điện toán

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 31)

- Thực hiện quản lý duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. - Bảo trì, bảo dưỡng máy tính bảo đảm thông suốt của hệ thống mạng máy tính.

- Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ tin học, chịu trách nhiệm thanh toán qua Fax và Telex.

3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP

Giai đoạn 2010 – 6/2013, đây là giai đoạn thành công cũng như đầy thách thức với bất cứ ngân hàng nào tại Việt Nam nói chung và tại Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp nói riêng. Trước tình hình kinh tế có nhiều bất ổn và cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn đã gây sức ép rất lớn đến tình hình doanh thu, chi phí cũng như ảnh hưởng đến lợi nhuận của Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp.

3.4.1 Về thu nhập

Tổng thu nhập của Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp có xu hướng tăng lên liên tục trong giai đoạn 2010 - 6/2013, trong đó chủ yếu là thu nhập từ lãi.

Từ những tháng cuối năm 2010 đến năm 2011, tình hình lạm phát xảy ra và cùng với cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng nên đã làm cho lãi suất huy động tăng lên. Do đó, ngân hàng đã gia tăng lãi suất huy động (có lúc lãi suất huy động đạt cao nhất tại thời điểm đó là 14%/năm) để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản, đặc biệt là triển khai chương trình cho vay ưu đãi xuất khẩu (tập trung vào ngành xuất khẩu mũi nhọn là cá da trơn và gạo) với lãi suất ưu đãi giảm từ 1% đến 2%/năm so với lãi suất cho vay thông thường từ 16% - 17%/năm. Bên cạnh đó, với nhiệm vụ trọng tâm là tập trung nguồn vốn tín dụng vào nông nghiệp nông thôn, nên chi nhánh đã giải ngân trên 3.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi phục vụ cho hộ sản xuất nông nghiệp với lãi suất ưu đãi giảm từ 0,5% đến 2%/năm so với lãi suất cho vay thông thường. Vì vậy, với công cuộc đẩy mạnh hoạt động cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn nên ngân hàng đã đưa ra một lượng vốn lớn vào nền kinh tế và làm cho thu nhập từ lãi tăng lên.

21

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp (2010 – 6/2013)

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011 - 2010 2012 - 2011 6T2013 - 6T2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % - Thu nhập 155.756 254.156 436.883 261.785 370.581 98.400 63,16 182.727 71,90 108.823 41,57 +Thu nhập lãi 149.759 247.135 427.462 256.631 363.246 97.377 65,02 180.327 72,96 106.615 41,54 +Thu nhập phi lãi 5.997 7.021 9.421 5.154 7.335 1.024 17,08 2.400 34,18 2.181 42,31 - Chi phí 117.081 199.899 367.676 214.262 306.990 82.818 70,74 167.777 83,93 92.728 43,28 +Chi phí lãi 103.663 179.838 320.354 192.473 270.883 76.175 73,48 140.516 78,13 78.410 40,74 +Chi phí phi lãi 13.418 20.061 37.322 21.789 36.107 6.643 49,51 17.261 86,04 14.318 65,71 Lợi nhuận 38.675 54.257 69.207 47.523 63.591 15.582 40,29 14.950 27,55 16.068 33,81

22

Năm 2012, về hoạt động cho vay, ngân hàng định hướng tập trung phân khúc thị trường cá nhân và đẩy mạnh đầu tư cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP và Thông tư 14/2012/TT-NHNN, đồng thời phát huy thế mạnh của tỉnh về cho vay nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản; cho vay thu mua tạm trữ, xuất khẩu gạo… nên làm thu nhập lãi của ngân hàng tiếp tục tăng cao. Bên cạnh đó, ngân hàng đã từng bước bán chéo sản phẩm dịch vụ song song với việc phát triển sản phẩm thẻ, dịch vụ chuyển tiền, kiều hối và ngân hàng điện tử nên thu nhập phi lãi của ngân hàng đã tăng cao so với năm 2011.

Đến tháng 6/2013, bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh, phát triển và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ thì ngân hàng đã áp dụng chính thức và thành công chỉ số KPI để đánh giá đúng và phản ánh chính xác tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của các cá nhân, tập thể cho nên hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã càng ngày hoạt động có hiệu quả hơn. Do đó, nguồn thu nhập từ lãi và phi lãi đã tăng cao tại thời điểm này so với cùng kỳ năm 2012.

3.4.2 Về chi phí

Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng doanh thu thì chi phí cũng là một yếu tố rất quan trọng để xác định lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng cần phải đưa ra biện pháp như thế nào để tối thiểu chi phí và tối đa lợi nhuận. Tổng chi phí của ngân hàng bao gồm chi phí lãi và chi phí phi lãi, trong đó chi phí lãi chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Tổng chi phí của ngân hàng có sự biến động và có xu hướng ngày càng tăng trong giai đoạn 2010 – 6/2013.

Từ những tháng cuối năm 2010 -2011, cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng đã đẩy lãi suất huy động tăng cao nên đã làm cho chi phí trả lãi để huy động nguồn vốn phục vụ nhu cầu sản xuất và kinh doanh cũng tăng cao. Bên cạnh đó, chi phí marketing và huy động vốn với lãi suất ưu đãi để giữ chân và thu hút đối tượng khác hàng thân thiết, đặc biệt là khách hàng có lượng tiền gửi lớn nên đã làm cho tổng chi phí của ngân hàng tăng.

Năm 2012, mặt bằng lãi suất huy động có dấu hiệu hạ nhiệt với quy định áp dụng mức trần lãi suất huy động của NHNN giảm từ 14% (đầu năm 2012) xuống còn 8% (cuối năm 2012). Tuy nhiên, với nhiệm vụ trọng tâm là giữ vững đẩy mạnh hoạt động cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn nên ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất ưu đãi mà tập trung phần lớn là đối tượng khách hàng doanh nghiệp để tăng cường nguồn vốn, nên chi phi lãi của ngân hàng cũng không ngừng tăng so với năm 2011. Đồng thời, chi phí phi lãi cũng tăng cao do ngân hàng quản bá hình ảnh, quảng cáo các sản phẩm dịch vụ mới để thu hút khách hàng.

Đến 6 tháng đầu năm 2013, mặc dù NHNN tiếp tục hạ lãi suất huy động với mức trần lãi suất huy động là 7,5%, chính điều này đã góp phần giảm chi phí lãi của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động huy động huy động vốn của ngân hàng ngày càng gặp nhiều khó khăn khi khách hàng có nhu cầu đầu tư sang kênh khác để được hưởng tỷ suất sinh lợi nhiều hơn. Do đó, để giữ vững nguồn vốn phục vụ cho vay, ngân hàng đã tăng cường đưa ra các chính sách khuyến mãi, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ nên chi phí phi lãi cũng không

23

ngừng tăng; đồng thời, để đáp ứng nhu cầu vốn tức thời với một lượng lớn thì ngân hàng đã xác định đối tượng trọng tâm là khách hàng doanh nghiệp nên ngân hàng đưa ra các chính sách ưu đãi lãi suất nên chi phí lãi cũng tăng cao so với cùng kỳ năm 2012.

3.4.3 Về lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả sau cùng trong việc tổng hợp thu nhập và chi phí. Trong giai đoạn 2010 – 6/2013, mặc dù với tình hình kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn nhưng ngân hàng vẫn có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao. Đặc biệt trong năm 2011, ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp để thu hồi nợ tồn đọng để hạn chế nợ xấu, đồng thời đẩy mạnh hoạt động cho vay với lãi suất cao nên đã làm lợi nhuận của ngân hàng tăng cao. Năm 2012, đi đôi với việc tăng trưởng tín dụng thì ngân hàng cũng tăng cường xử lý nợ có rủi ro và bán chéo các sản phẩm dịch vụ nên lợi nhuận của ngân hàng cũng không ngừng tăng. Tuy nhiên, với lãi suất cho vay ngày càng thấp và ngân hàng sử dụng nhiều vốn điều chuyển từ Hội sở với chi phí cao nên ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn giai đoạn 2010 -2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, NHNN tiếp tục hạ mức trần lãi suất cho vay chỉ còn 10%, tuy nhiên ngân hàng đã chính thức áp dụng thành công chỉ số KPI để đánh giá mức độ hoàn thành công việc, do đó hoạt động ngân hàng ngày càng có hiệu quả nên lợi nhuận của ngân hàng tăng so với cùng kỳ năm 2012.

Tóm lại, tình hình kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng có xu hướng biến động theo chiều giảm. Do đó, ngân hàng cần đưa ra các chính sách như thế nào để đẩy mạnh trong việc tối thiểu hóa chi phí và tăng trưởng có hiệu quả nguồn lợi nhuận của ngân hàng.

3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 3.5.1 Thuận lợi 3.5.1 Thuận lợi

Đồng Tháp có hai nhánh song Cửu Long chảy qua tạo nên hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi và có hai bến cảng nằm bên bờ song Tiền giúp vận chuyển hàng hóa thuận tiện với biển Đông và nước bạn Campuchia, là “cửa ngõ” của vùng nguyên liệu, nông, thủy sản, thực phẩm. Bên cạnh đó, Đồng Tháp đang thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đồng Tháp còn đưa ra các chính sách ưu đãi tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có thể hoàn thành thủ tục sớm nhất, tiếp cân nguồn vốn dễ dàng, đáp ứng mặt bằng nhanh nhất, điều kiện hạ tầng, nguồn nhân lực cho nhà đầu tư Cụ thể như sau:

- Về hạ tầng kỹ thuật: doanh nghiệp được cung cấp kịp thời nhu cầu điện và nước đúng tiêu chuẩn, chất lượng; được cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông tiện lợi nhất đang được sử dụng trên địa bàn.

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại: giới thiệu sản phẩm miễn phí trên wedsite: www.dongthaptrade.com.vn

-Hỗ trợ đối với việc miễn giảm tiền đất. Đặc biệt, nếu đầu tư vào các huyện như: Hồng Ngự, Tam Nông, Tháp Mười với danh mục lĩnh vực đầu tư,

24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế… sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư cao nhất.

3.5.2 Khó khăn

Với tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam bình quân ba năm 2011-2013 dự kiến sẽ chỉ đạt 5,6%/năm, là mức thấp nhất trong 13 năm trở lại đây. Do đó, nền kinh tế Đồng Tháp cũng chịu nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể: trong 6 tháng đầu năm 2013, Đồng tháp có GDP đạt 9.337 tỷ đồng (đạt 46,5% kế hoạch năm), hàng hóa nông sản tiêu thụ chậm và giảm giá, đặc biệt là hàng tồn kho (gạo khoảng 500 ngàn tấn, cá tra khoảng 30 ngàn tấn), thị trường xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn nhất là xuất khẩu gạo, cá tra đã làm cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị trì trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn... đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh NHCTĐT, bao gồm hoạt động huy động vốn.

Bên cạnh đó, lãi suất huy động vốn của NHCTVN hiện nay tương đối thấp đối với một số kỳ hạn nên chi nhánh luôn gặp khó khăn trong việc cạnh tranh, lôi kéo cũng như việc giữ vững, tăng trưởng thị phần với các TCTD khác về phân khúc tiền gửi. Ngoài hình thức huy động với lãi suất cao hơn, các TCTD khác thường tổ chức tặng quà, khuyến mãi... cho khách hàng dưới nhiều hình thức.

Theo nhận định của một số chuyên gia và sự đưa tin của cơ quan truyền thông thì mặt bằng lãi suất chung đang giảm và có xu hướng giảm thêm nữa trong thời gian tới, nên một số khách hàng đã rút tiền gửi tại chi nhánh để đầu tư vào các lĩnh vực khác (nhà cửa, đất đai, vàng...) với tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Do đó, chi nhánh đang gặp nhiều bất lợi trong giai đoạn hiện nay đối với sản phẩm huy động vốn.

3.5.3 Định hƣớng phát triển

3.5.3.1 Công tác huy động vốn

- Đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn huy động (bao gồm nội tệ lẫn ngoại tệ) để đảm bảo cân đối vốn phục vụ hoạt động kinh doanh.

- Chú trọng huy động các nguồn vốn ổn định có giá rẻ từ dân cư và các tổ chức, đặc biệt là nguồn tiền gửi không kỳ hạn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức và doanh nghiệp, tập trung các khoản thanh toán chuyển tiền của doanh nghiệp về tài khoản đã mở tại chi nhánh; nâng dần tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn, ổn định.

- Có chính sách phí phù hợp để động viên các đại lý của các doanh nghiệp chuyển tiền về tài khoản của doanh nghiệp mở tại chi nhánh qua hệ thống NHCTVN. Tăng cường huy động vốn qua kênh chuyển tiền kiều hối.

- Nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo, nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường của từng địa bàn để có định hướng đúng đắn, điều hành lãi suất phù hợp, sát với tình hình thị trường và theo định hướng NHCTVN.

25

3.5.3.2 Công tác tín dụng

- Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, thẩm định dự án, tăng cường công tác quản lý khách hàng, thường xuyên giám sát, phân loại, đánh giá hoạt động sản xuất, khả năng tài chính của khách hàng để kịp thời tái cấu trúc và rút giảm dư nợ đối với khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

- Đối với công tác tín dụng cần tập trung giữ vững dư nợ của khách hàng doanh nghiệp nhằm thu hút tiền gửi không kỳ hạn tạm thời nhàn rỗi; tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng cá nhân có tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng phát triển sản xuất kinh doanh và có hiệu quả.

- Tăng trưởng quy mô đi đôi với việc nâng cao hiệu quả. Có chính sách lãi suất cạnh tranh phù hợp và đem lại hiệu quả cao.

- Nâng cao chất lượng tín dụng – xử lý nợ: tăng cường thu hồi nợ nhóm 2, nợ xấu, nợ XLRR, không để phát sinh nợ quá hạn nhằm thu hồi các khoản lãi treo và các khoản hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng (dự phòng cụ thể).

3.5.3.3 Đối với lĩnh vực dịch vụ

- Có chính sách phù hợp với từng phân khúc khách hàng.

- Tăng trưởng dịch vụ đối với nhóm KHDN. KHCN thì tăng thu phí chuyển tiền, thu phí qua dịch vụ thẻ ATM, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kiều hối, dịch vụ ngân hàng điện tử.

3.5.3.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Triển khai đồng bộ kế hoạch tiếp thị các sản phẩm ngoại hối, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao thị phần của chi nhánh trên địa bàn. Đẩy mạnh triển khai các sản phẩm phái sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá để tối đa hóa cơ hội đầu tư và giảm thiểu rủi ro.

3.5.3.5 Tiết giảm chi phí

- Rà soát các khoản chi phí, đảm bảo đúng chế độ, đúng cơ chế tài chính của Vietinbank, đúng quy định của chi nhánh.

- Đảm bảo thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tiết giảm chi phí để góp phần tăng lợi nhuận. Chi nhánh tập trung tiết giảm các khoản chi phí sau:

+ Sử dụng hiệu quả nguồn lực: giảm tồn quỹ tiền mặt tại ATM, tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN và các khoản mục khác trên bảng cân đối kế toán.

+ Giảm chi phí giấy tờ in: tham gia có ý kiến để chỉnh sửa mẫu biểu nhằm đơn giản thủ tục, hồ sơ có liên quan đến hoạt động của chi nhánh, nhất là hồ sơ vay vốn.

+ Giảm chi phí cho vay: nghiên cứu, xem xét, triển khai các gói sản phẩm tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết (cánh đồng mẫu lớn, chăn nuôi cá tra…) từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí cho vay.

26

3.5.3.6 Công tác mạng lưới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động các đơn vị mạng lưới phòng giao dịch.

- Nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động, mở thêm điểm giao dịch tại

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 31)