Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 41 - 44)

Vốn huy động của Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp bao gồm: tiền gửi của doanh nghiệp, tiền gửi cá nhân và tiền gửi khác (tiền gửi Kho bạc Nhà nước, phát hành công cụ nợ, tiền gửi của các TCTD và các định chế tài chính khác…).

Nguồn: Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp

Hình 4.2 Cơ cấu vốn huy động theo nhóm khách hàng củaVientinbank chi nhánh Đồng Tháp (2010 – 6/2013)

Qua hình 4.2 ta thấy, tỷ trọng tiền gửi cá nhân và tiền gửi khác có xu hướng giảm, tuy nhiên tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 2010 -2011, tình hình lạm phát xảy ra cùng với cuộc chạy đua lãi suất nên đã làm cho lãi suất huy động tăng lên. Do đó, với tỷ suất sinh lợi hấp dẫn đã thu hút một lượng lớn tiền gửi của dân cư làm cho tỷ trọng tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn này. Từ năm 2012 đến 6/2013, với lãi suất huy động có xu hướng giảm với tỷ suất sinh lợi thấp nên việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư ngày càng khó khăn đối với NH.

31

Bảng 4.2: Tình hình vốn huy động theo nhóm khách hàng của Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp (2010 – 6/2013)

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011 - 2010 2012 - 2011 6T2013 – 6T2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi cá nhân 501.071 706.731 877.988 756.292 901.482 205.659 41,04 171.257 24,23 145.190 19,20 Tiền gửi doanh nghiệp 411.677 620.952 2.079.466 837.981 2.510.893 209.275 50,83 1.458.514 234,88 1.672.912 199,64 Tiền gửi khác 111.594 95.090 137.805 135.051 156.042 -16.504 -14,79 42.715 44,92 20.991 15,49 Tổng vốn huy động 1.024.342 1.422.773 3.113.259 1.729.324 3.568.417 398.431 38,90 1.690.486 118,82 1.839.114 106,35

32

Do đó, NH đã quyết định nhắm đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp vì NH vừa huy động nguồn vốn để đảm bảo hoạt động cho vay và vừa phải đảm bảo chi phí huy động thấp hơn so với vốn điểu chuyển từ Hội sở. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động của NH, nên sẽ ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của NH một khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn tức thời.

Qua bảng 4.2 ta thấy, nguồn VHĐ củaVietinbank chi nhánh Đồng Tháp theo nhóm KHCN và KHDN có xu hướng tăng liên tục qua các năm, trong đó tốc độ tăng trưởng theo nhóm KHDN tăng mạnh. Cụ thể:

-Tiền gửi của khách hàng cá nhân: tốc độ tăng trưởng tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất là giai đoạn 2010 – 2011 và có xu hướng giảm dần. Sự tăng lên về lượng tiền gửi của cá nhân do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Các kênh đầu tư khác như thị trường tài chính, thị trường bất động sản,…chứa đựng nhiều rủi ro với tỷ suất sinh lợi thấp. Đặc biệt, từ cuối những tháng năm 2010 đến năm 2011, mặt bằng lãi suất tăng mạnh có lúc lên đến 14% nên đã thu hút rất nhiều nguồn vốn đầu tư từ dân cư. Bên cạnh đó, việc đưa ra hàng loạt các sản phẩm linh hoạt, dịch vụ tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cho mọi đối tượng khách hàng để thu hút nguồn vốn như: tiết kiệm lãi suất linh hoạt, tiết kiện tích lũy đa năng, tiết kiệm tích lũy - phát lộc bảo tín… Đồng thời, để tri ân những khách hàng đã luôn đồng hành, gắn kết với NH trong những năm hoạt động vừa qua, NH đã đưa ra các chương trình như: “25 năm gắn kết” - Khuyến mãi lớn tri ân khách hàng; Tri ân khách hàng nữ ngày 20/10; Muôn kết nối – trọn tin yêu…

- Tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp: NH có lượng tiền gửi KHDN tăng liên tục qua các năm, đặc biệt tốc độ tăng trưởng tiền gửi KHDN tăng cao trong giai đoạn 2012 – 6/2013. Nguyên nhân tăng là do từ 6/2013, NH đã bắt đầu áp dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (KPI) vào việc đánh giá nhiệm vụ hoàn thành công việc. Đồng thời, việc NH đưa ra các sản phẩm, dịch vụ ưu đãi lớn và phù hợp với nhu cầu khách hàng như: số dư cuối ngày duy trì trên tài khoản càng lớn thì lãi suất càng cao (tiền gửi thanh toán lãi suất bậc thang), được lựa chọn thời gian rút tiền với mức lãi suất thỏa thuận cao (tiền gửi đầu tư đa năng)… Bên cạnh đó, bắt đầu từ tháng 6 năm 2012, ngân hàng đã ký hợp tác thành công với khách hàng chiến lược cấp 1 là công ty TNHH MTV TM Dầu Khí Đồng Tháp, công ty Cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM, VNPT, DOMEXCO,… nhằm thu hút tiền gửi đối với doanh nghiệp, các công ty con và các đại lý của công ty chuyển tiền về chi nhánh. Tuy nhiên, trước tình hình kinh tế có nhiều bất ổn, các doanh nghiệp có xu hướng tối ưu hóa nguồn vốn

33

của mình. Do đó, các doanh nghiệp thường không duy trì số dư tiền gửi của mình trong dài hạn mà hầu hết tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi thanh toán.

- Tiền gửi khác: nhìn chung tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, tiền gửi của TCTD và tổ chức định chế tài chính, phát hành kỳ phiếu…giảm vào giai đoạn 2010 – 2011 do phần lớn các ngân hàng có nhu cầu huy động vốn nên lượng tiền gửi thấp. Đặc biệt trong năm 2012, ngân hàng đẩy mạnh việc thu hút lượng tiền gửi thông qua công tác xúc tiến việc mở tài khoản tiền gửi (thu chi hộ Kho bạc Nhà nước) KBNN huyện Tam Nông trong việc thu hút lượng tiền đền bù giải tỏa nên ngân hàng có lượng tiền gửi khác tăng cao trong thời điểm này. Qua bảng trên cho thấy, mặc dù lượng tiền gửi này có xu hướng tăng nhưng tăng không nhiều trong giai đoạn nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 41 - 44)