3.5.3.1 Công tác huy động vốn
- Đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn huy động (bao gồm nội tệ lẫn ngoại tệ) để đảm bảo cân đối vốn phục vụ hoạt động kinh doanh.
- Chú trọng huy động các nguồn vốn ổn định có giá rẻ từ dân cư và các tổ chức, đặc biệt là nguồn tiền gửi không kỳ hạn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức và doanh nghiệp, tập trung các khoản thanh toán chuyển tiền của doanh nghiệp về tài khoản đã mở tại chi nhánh; nâng dần tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn, ổn định.
- Có chính sách phí phù hợp để động viên các đại lý của các doanh nghiệp chuyển tiền về tài khoản của doanh nghiệp mở tại chi nhánh qua hệ thống NHCTVN. Tăng cường huy động vốn qua kênh chuyển tiền kiều hối.
- Nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo, nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường của từng địa bàn để có định hướng đúng đắn, điều hành lãi suất phù hợp, sát với tình hình thị trường và theo định hướng NHCTVN.
25
3.5.3.2 Công tác tín dụng
- Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, thẩm định dự án, tăng cường công tác quản lý khách hàng, thường xuyên giám sát, phân loại, đánh giá hoạt động sản xuất, khả năng tài chính của khách hàng để kịp thời tái cấu trúc và rút giảm dư nợ đối với khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
- Đối với công tác tín dụng cần tập trung giữ vững dư nợ của khách hàng doanh nghiệp nhằm thu hút tiền gửi không kỳ hạn tạm thời nhàn rỗi; tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng cá nhân có tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng phát triển sản xuất kinh doanh và có hiệu quả.
- Tăng trưởng quy mô đi đôi với việc nâng cao hiệu quả. Có chính sách lãi suất cạnh tranh phù hợp và đem lại hiệu quả cao.
- Nâng cao chất lượng tín dụng – xử lý nợ: tăng cường thu hồi nợ nhóm 2, nợ xấu, nợ XLRR, không để phát sinh nợ quá hạn nhằm thu hồi các khoản lãi treo và các khoản hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng (dự phòng cụ thể).
3.5.3.3 Đối với lĩnh vực dịch vụ
- Có chính sách phù hợp với từng phân khúc khách hàng.
- Tăng trưởng dịch vụ đối với nhóm KHDN. KHCN thì tăng thu phí chuyển tiền, thu phí qua dịch vụ thẻ ATM, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kiều hối, dịch vụ ngân hàng điện tử.
3.5.3.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Triển khai đồng bộ kế hoạch tiếp thị các sản phẩm ngoại hối, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao thị phần của chi nhánh trên địa bàn. Đẩy mạnh triển khai các sản phẩm phái sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá để tối đa hóa cơ hội đầu tư và giảm thiểu rủi ro.
3.5.3.5 Tiết giảm chi phí
- Rà soát các khoản chi phí, đảm bảo đúng chế độ, đúng cơ chế tài chính của Vietinbank, đúng quy định của chi nhánh.
- Đảm bảo thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tiết giảm chi phí để góp phần tăng lợi nhuận. Chi nhánh tập trung tiết giảm các khoản chi phí sau:
+ Sử dụng hiệu quả nguồn lực: giảm tồn quỹ tiền mặt tại ATM, tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN và các khoản mục khác trên bảng cân đối kế toán.
+ Giảm chi phí giấy tờ in: tham gia có ý kiến để chỉnh sửa mẫu biểu nhằm đơn giản thủ tục, hồ sơ có liên quan đến hoạt động của chi nhánh, nhất là hồ sơ vay vốn.
+ Giảm chi phí cho vay: nghiên cứu, xem xét, triển khai các gói sản phẩm tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết (cánh đồng mẫu lớn, chăn nuôi cá tra…) từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí cho vay.
26
3.5.3.6 Công tác mạng lưới
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động các đơn vị mạng lưới phòng giao dịch.
- Nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động, mở thêm điểm giao dịch tại huyện Tam Nông (di dời) nhằm tăng trưởng tín dụng và đẩy mạnh công tác huy động vốn.
- Phân chia lại địa bàn hoạt động giữa các phòng cho phù hợp.
3.5.3.7 Công tác cán bộ
- Kiện toàn nhân sự, đặc biệt những vị trí đang yếu và thiếu, cơ cấu lại và quy hoạch bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ khung, đánh giá và theo dõi kết quả, tiên triển của từng cán bộ nằm trong quy hoạch; thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ và đáp ứng tốt các yêu cầu được giao.
- NHCTVN sẽ đổi mới triên khai công tác đánh giá cán bộ và chi trả lương theo phương pháp thẻ điểm cân bằng (KPI). Trong công tác này cán bộ cần chú trọng:
+ Điều động, bố trí nhân lực hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các phòng, nhất là các phòng còn thiếu nhân sự nhưng có điều kiện phát triển, đặc biệt là nhân sự cho điểm giao dịch tại huyện Tam Nông.
+ Đào tạo kỹ năng cho đội ngũ cán bộ để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
3.5.3.8 Công tác tiền tệ kho quỹ
Phòng tiền tệ kho quỹ làm đầu mối phối hợp với các phòng đảm bảo an toàn tuyệt đối công tác vận chuyển tiền mặt, kiểm đếm, tiếp quỹ ATM và tài sản bảo quản tại kho của các phòng giao dịch và tại hội sở chi nhánh. Thường xuyên phổ biến các văn bản có liên quan đến công tác an toàn kho quỹ. Chấp hành nghiêm chế độ ra vào kho kết hợp với phòng ngừa hỏa hoạn.
3.5.3.9 Công tác quản trị điều hành
- Tiếp tục phổ biến, giáo dục đầy đủ, kịp thời các văn bản pháp luật về phòng chống tham nhũng nhằm nâng cao ý thức tuân thủ, tôn trọng pháp luật, ý thức đạo đức nghề nghiệp, tích cực tham gia phòng chống tham nhũng, xây dựng môi trường công tác kinh doanh lành mạnh, bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn và hiệu quả.
- Tăng cường công tác quản trị điều hành của Ban giám đốc đối với các phòng, tổ và các mặt hoạt động của toàn chi nhánh. Từng đồng chí trong Ban giám đốc cần giám sát, theo dõi sâu sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch từng tháng, từng năm đối với từng phòng, tổ và từng lĩnh vực phân công.
- Nâng cao vai trò người đứng đầu, lãnh đạo trực tiếp tại các phòng, tổ nghiệp vụ trong công tác đào tạo, dìu dắt, kèm cặp và đào tạo tại chỗ. Thường xuyên tổ chức tập huấn, học tập, thảo luận, trao đổi để nắm vững Quy chế nội
27
Chƣơng 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
4.1 PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN HOẠT ĐỘNG CỦA VIETINBANK ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 2010 – 6/2013
Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng với sự nổ lực của cộng đồng doanh nghiệp và dân cư, cùng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành để vượt qua khó khăn, đặc biệt là sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo chi nhánh cùng với việc áp dụng các chính sách hợp lý, xây dựng và triển khai có hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ mà Hội sở đã đặt ra, nên Vietinbank Đồng Tháp đã gặt hái được những thành tựu khả quan, đặc biệt là trong việc tăng trưởng nguồn vốn của chi nhánh.
Nguồn: Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp (2010 – 6/2013) Trong tổng nguồn vốn mà NH sử dụng để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình, ngoài nguồn VHĐ được từ dân cư và các tổ chức kinh tế sau khi đã trích lập một phần theo tỷ lệ đảm bảo do NHNN quy định và đảm bảo khả năng chi trả gốc và lãi cho khách hàng, thì NH còn sử dụng nguồn vốn điều chuyển (VĐC) từ Hội sở nếu NH không đủ khả năng đáp ứng vốn cho hoạt động cho vay tại chi nhánh.
Qua hình 4.1 ta thấy, VĐC chiếm trên 50% trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Nguyên nhân tăng là do trong giai đoạn 2010 – 6/2013, mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường có xu hướng ngày càng giảm nên đã đẩy một lượng vốn lớn ra nền kinh tế. Bên cạnh đó, lãi suất huy động theo chiều hướng giảm dần nên đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động tiền nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế.
28
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp (2010 – 6/2013)
Đvt: triệu đồng
Nguồn: Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011 - 2010 2012 - 2011 6T2013 – 6T2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 1.024.342 1.422.773 3.113.259 4.021.290
1.729.324 3.568.417 398.431 38,90 1.690.486 118,82 1.839.114 106,35 Vốn điều chuyển 1.543.656 1.802.534 2.158.590 4.869.458 712.818 46,18 1.764.816 78,21 2.710.868 125,59 Tổng nguồn vốn 2.567.998 3.679.247 7.134.549 3.887.893 8.437.875 1.111.249 43,27 3.455.302 93,91 4.549.982 117,03
29
Tổng nguồn vốn
Tổng nguồn vốn của ngân hàng có xu hướng ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao trong giai đoạn 2010 – 6/2013. Nguyên nhân tăng là do ngân hàng đã không ngừng đẩy mạnh đầu tư cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP và Thông tư 14/2012/TT-NHNN, đồng thời phát huy thế mạnh của tỉnh về cho vay nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu lương thực (gạo) và thủy sản. Bên cạnh đó, với lãi suất cho vay có xu hướng ngày càng giảm nên đã đẩy một lượng vốn lớn ra nền kinh tế nên ngân hàng đã không ngừng đưa ra nhiều chính sách để gia tăng nguồn vốn của mình.
Vốn huy động
VHĐ của ngân hàng không ngừng tăng với tốc đô tăng trưởng ngày càng cao trong giai đoạn 2010 – 6/2013. Nguyên nhân tăng là do:
- Từ cuối những tháng năm 2010 đến năm 2011, tình hình lạm phát xảy ra và cùng với cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng nên đã làm cho lãi suất huy động tăng lên liên tục. Do đó, để giữ vững và đảm bảo an toàn nguồn vốn sử dụng phục vụ cho vay nên ngân hàng đã tăng lãi suất huy động; đồng thời, để khẳng định uy tín và linh hoạt trong việc huy động nguồn vốn có hiệu quả thì ngân hàng đã đưa ra các chương trình quảng cáo và khuyến mãi như: gửi tiết kiệm ATM có ngay điểm thưởng, tiền lộc sinh sôi – tết vui gấp bội, gửi tiền sinh lộc – quà tặng trao tay, muôn kết nối – trọn tin yêu… để thu hút khách hàng, đặc biệt là khách hàng thân thiết, khách hàng có lượng tiền gửi lớn.
- Năm 2012, mặt bằng lãi suất huy động ngày càng giảm. Do đó, để tăng cường nguồn vốn huy động, bên cạnh việc tiếp tục sử dụng các chương trình khuyến mãi như: sức mạnh mới mùa khai trường, hot Friday – thứ 6 cuồng nhiệt, vui giáng sinh – rinh quà tặng… ngân hàng còn đưa ra các chính sách nhằm mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng suất lao động của các phòng giao dịch trong công tác mạng lưới, đồng thời áp dụng thí điểm thẻ điểm cân bằng (KPI) từ tháng 6 năm 2012 để đo lường kết quả thực hiện mục tiêu của từng cấp độ đơn vị, cá nhân. Do đó, vốn huy động của ngân hàng tiếp tục tăng trưởng cao so với năm 2011.
- VHĐ của ngân hàng tiếp tục gia tăng vào 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do, bắt đầu từ tháng 1/2013, bên cạnh tiếp tục sử dụng các chính sách để làm tăng VHĐ thì ngân hàng đã áp dụng chính thức thành công phương pháp thẻ điểm cân bằng (KPI) để nâng cao hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ; tuyên dương và đưa ra các phần thưởng dành cho các cá nhân, và tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Vốn điều chuyển
VĐC của NH tăng liên tục qua các năm và tốc độ tăng của vốn điều chuyển ngày càng nhanh. Năm 2011, khi lãi suất thị trường tăng cao nên đã kéo theo lãi suất huy động cũng tăng lên, do đó ngân hàng huy động được nhiều vốn hơn làm cho lượng vốn điều chuyển từ Hội sở thấp hơn giai đoạn 2012 – 6/2013. Nguyên nhân việc VĐC tăng nhanh từ năm 2012 – 6/2013 là
30
do lãi suất huy động ngày càng giảm nên việc thu hút lượng tiền gửi nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế ngày càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, khi mặt bằng lãi suất cho vay có xu hướng biến động ngày càng giảm nên đã đẩy một lượng vốn lớn ra nền kinh tế. Tuy nhiên, VHĐ không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh (đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn). Do đó, ngân hàng đã tăng cường sử dụng lượng VĐC từ Hội sở để đảm bảo khả năng cho vay cũng như khả năng thanh khoản của mình. Việc sử dụng VHC tuy đáp ứng kịp thời thanh khoản của ngân hàng, nhưng chi phí sử dụng loại vốn này cao hơn VHĐ của ngân hàng và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH.
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIETINBANK CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
4.2.1 Tình hình huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng
Vốn huy động của Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp bao gồm: tiền gửi của doanh nghiệp, tiền gửi cá nhân và tiền gửi khác (tiền gửi Kho bạc Nhà nước, phát hành công cụ nợ, tiền gửi của các TCTD và các định chế tài chính khác…).
Nguồn: Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp
Hình 4.2 Cơ cấu vốn huy động theo nhóm khách hàng củaVientinbank chi nhánh Đồng Tháp (2010 – 6/2013)
Qua hình 4.2 ta thấy, tỷ trọng tiền gửi cá nhân và tiền gửi khác có xu hướng giảm, tuy nhiên tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 2010 -2011, tình hình lạm phát xảy ra cùng với cuộc chạy đua lãi suất nên đã làm cho lãi suất huy động tăng lên. Do đó, với tỷ suất sinh lợi hấp dẫn đã thu hút một lượng lớn tiền gửi của dân cư làm cho tỷ trọng tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn này. Từ năm 2012 đến 6/2013, với lãi suất huy động có xu hướng giảm với tỷ suất sinh lợi thấp nên việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư ngày càng khó khăn đối với NH.
31
Bảng 4.2: Tình hình vốn huy động theo nhóm khách hàng của Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp (2010 – 6/2013)
Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6T2012 6T2013 2011 - 2010 2012 - 2011 6T2013 – 6T2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi cá nhân 501.071 706.731 877.988 756.292 901.482 205.659 41,04 171.257 24,23 145.190 19,20 Tiền gửi doanh nghiệp 411.677 620.952 2.079.466 837.981 2.510.893 209.275 50,83 1.458.514 234,88 1.672.912 199,64 Tiền gửi khác 111.594 95.090 137.805 135.051 156.042 -16.504 -14,79 42.715 44,92 20.991 15,49 Tổng vốn huy động 1.024.342 1.422.773 3.113.259 1.729.324 3.568.417 398.431 38,90 1.690.486 118,82 1.839.114 106,35
32
Do đó, NH đã quyết định nhắm đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp vì NH vừa huy động nguồn vốn để đảm bảo hoạt động cho vay và vừa phải đảm bảo chi phí huy động thấp hơn so với vốn điểu chuyển từ Hội sở. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động của NH, nên sẽ ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của NH một khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn tức thời.
Qua bảng 4.2 ta thấy, nguồn VHĐ củaVietinbank chi nhánh Đồng Tháp theo nhóm KHCN và KHDN có xu hướng tăng liên tục qua các năm, trong đó tốc độ tăng trưởng theo nhóm KHDN tăng mạnh. Cụ thể:
-Tiền gửi của khách hàng cá nhân: tốc độ tăng trưởng tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất là giai đoạn 2010 – 2011 và có xu hướng giảm dần. Sự tăng lên về lượng tiền gửi của cá nhân do nhiều nguyên nhân chủ quan và