vùng lòng hồ thủy điện Sơn La
3.6.1. Giải pháp đối với việc sử dụng đất bán ngập nước vùng lòng hồ thủy điện Sơn La Sơn La
a. Khu vực, mùa vụ có thể trồng trọt
Phần lớn các khu vực có diện tích lớn đều là ruộng bậc thang, đất đá thuần thục.
Đối với vùng đất nay nên tiếp tục sử dụng khi nước rút như truyền thống của người dân.
Căn cứ biểu đồ điều tiết chếđộ mực nước hồ chứa thì từ tháng 1 đến tháng 9 có thời gian hởđất có thể tận dụng diện tích không ngập thích hợp để trồng trọt.
- Vụ chiêm xuân có thời vụ bắt đầu từ tháng 2 đến tháng giữa tháng 6. - Vụ mùa có thời vụ bắt đầu từ cuối tháng 6 đến đầu tháng tháng 9.
Theo quy luật tích xã nước của hồ chứa thủy điện những khu vực nước rút sớm sẽ ngập muộn và ngược lại nếu rút muộn thì sẽ ngập sớm. Như vậy trên diện tích đất bán ngập từ cao trình MNC (175m) đến cao trình 190m không có khả năng sử dụng để sản xuất do thời gian rút và ngập chỉ kéo dài trong vòng 2 - 3 tháng. Từ
cao trình 190m đến cao trình MNDTB (215m) có thể tận dụng sản xuất trồng trọt 1-
2 vụ, cụ thể:
- Từ cốt 210m đến 215m có thời gian hở đất khoảng 8 tháng từ 20/1 đến 30/9 hàng năm. Trên chân đất bán ngập này có thể gieo trồng kịp 2 vụđông xuân và hè thu.
hàng năm, có thể gieo trồng vụ xuân an toàn.
- Từ cốt 190m đến cốt 200m có thời gian hở đất 3,5 - 4 tháng, khoảng từ 15/5
đến 30/8 hàng năm có thể gieo trồng vụ mùa nhưng không an toàn.
b. Đề xuất bố trí giống cây trồng
Cây trồng chính trên vùng đất bán ngập là cây lương thực (lúa, ngô) và cây thực phẩm (đậu đỗ, rau...). Qua khảo sát tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất tại vùng bán ngập hồ Hòa Bình và tham khảo ý kiến chuyên môn của các cán bộ chuyên môn ngành trồng trọt tại trung tâm khuyến nông, trung tâm giống cây trồng các tỉnh trong vùng, dự kiến các giống ngắn ngày có thể sử dụng để gieo trồng cả 2 vụ trên vùng bán ngập như sau:
- Giống lúa: Các giống ngắn ngày như CR203, Nhị ưu 63 - 838 (Lai Trung Quốc), IR 64 (OM 89). Đây là các giống ngắn ngày có thời gian sinh trưởng khoảng 95 - 110 ngày (khoảng 3 tháng). Năng suất trung bình đạt 40 - 50 tạ/ha vụ mùa và 55 - 60 tạ/ha vụ xuân, khả năng thích ứng rộng, rất thích hợp với đất phù sa và gieo cấy được cả hai vụđông xuân và vụ mùa.
- Giống ngô: Giống ngô lai LVN99 và giống ngô lai C 919 của Mỹ có thời gian sinh trưởng 90 - 105 ngày.
Đây là các giống ngắn ngày đã được bà con nông dân sử dụng phổ biến. Trong
đó giống lúa CR 203 và giống ngô C919 gieo trồng được cả trong vụđông xuân và vụ hè thu.
Trên đất phiêng Bãi có thể trồng giống đậu tương DT99, có thời gian sinh trưởng 80 - 95 ngày, năng suất đạt khoảng 18 - 32 tạ/ha. Đây là các giống có khả
năng kháng tốt bệnh gỉ sắt, sương mai, đốm nâu...chịu lạnh và chịu hạn. Giống có thể gieo trồng 3 vụ trong năm, trong đó trên đất bán ngập có thể gieo trồng vụ Xuân từ 20/2 - 15/4 và, Hè và Hè thu từ 25/5 - 15/9. Tuy nhiên do chưa có tập quán trồng
đậu tương trên đất bãi nên hiện nay mới chỉ trồng thử nghiệm để có thể trồng đại trà trên vùng đất bán ngập vụ hè thu.
• Vùng bằng và tập trung:
Đối với vùng đất nay nên tiếp tục sử dụng khi nước rút như truyền thống của người dân.
Vấn đề tồn tại là chọn cây gì, mùa nào, ở cao trình nào để kịp thu hoạch trước khi bị ngập.
Căn cứ vào thời gian ngập theo tháng, mùa năm, thì thời kỳổn định nhất là từ
tháng 1 đến tháng 9. Thời kỳ này có thể phù hợp cho trồng lúa, đậu, ngô...
Ở vùng này dễđược phù sa bồi tụ nên có thể sản xuất lâu dài và ít cần bảo về. Nhưng vấn để sản xuất như thế nào cho hợp lý, không ảnh hưởng tới môi trường cần được quan tâm và sự vào cuộc của các nhà khoa học trong và ngoài nước để
giúp ích cho lợi ích của người dân, và không ảnh hưởng đến môi trường của hồ thủy
điện Sơn La
• Vùng có độ dốc thấp 5 - 15o, nhưng thành giải hẹp:
Diện tích này không lớn nhưng có khả năng sử dụng trồng lúa, lúa nương, mầu. về mặt bằng vùng đất này rất bấp bênh so với phần đất trên đó vài mét. Giá trị của phần
đất này chỉ có khi chúng được biến thành ruộng bậc thang dễ làm lúa nước hay mầu.
• Vùng có độ dốc cao từ 20o trở lên:
Vì độ dốc cao nên rải đất bán ngập chỉ rộng vài ba trục nét. Việc khai thác, trồng trọt trên đất này là đạt hiệu quả kinh tế kém. Mặt khác các đất dốc này dễ bị
rửa trôi và phá hủy do sóng to, gây lấp hồ. Vấn đề bảo vệ các bờ dốc này là quan trọng hơn trồng trọt.
Ngoài ra có thể trồng một số cây thực vật chống xói mòn, một số thực vật đã
được trồng ở thủy điện như thủy điện Thác Bà, Yên Bái trồng cây tràm úc, tràm ta, nó có khả năng sống được trong điều kiện khô, ngập nước, cải tạo đất, mang lại kinh tế
cho người dân.
• Vùng núi đá vôi:
Diện tích đá vôi ở đây khá lớn và sét vôi có vách dựng đứng. phần bán ngập không đáng kẻ và không có giá trị nông nghiệp. Tuy nhiên, đây là khu có nhiều thắng cảnh đẹp nhất dành cho du lịch phát triển “Du lịch sinh thái”.
Vùng bán ngập là từ dùng để chỉ khu vực chỉ bị ngập nước một số tháng nhất
định trong năm của các hồ chứa nước cho các nhà máy thủy lợi và thủy điện. Khi nhà máy tích nước, nước dâng lên mức cao nhất khu vực này trở thành vùng ngập; khi xả nước đến mức thấp nhất vùng này trở thành vùng đất trống. Việc thiết kế hồ
chứa và thực hiện điều tiết nước khác nhau nên diện tích vùng ngập và bán ngập của các nhà máy khác nhau. Một số nhà máy thủy điện nhỏ không có vùng bán ngập này, nhưng một số hồ có diện tích vùng bán ngập khá lớn. Các hồ chứa của nhà máy thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Sork Phumiêng và hồ thủy lợi Phước hòa là những hồ có diện tích vùng bán ngập lớn có khả năng trồng rừng với quy mô lớn.
Theo kết quả khảo sát sơ bộ của Chi cục Lâm nghiệp, vùng bán ngập phù hợp với một số loài cây chịu ngập úng trong khoảng thời gian từ 3 - 6 tháng như cây Tràm nước, cây Gáo nước.
Thực tế theo các nghiên cứu cho thấy một số cây có thể pháp triển được ở vùng
đất bán ngập thủy điện, như; cây tràm úc, Bạch đàn, Tre gai. Đã được tiến hành trồng
ở thủy điện Thác Bà, Yên Bái, trên cơ sở đó có thể áp dụng trồng ở hồ Sơn La, tạo vành đai xanh giúp phát triển “kinh tế - ẩm thực tây bắc - du lịch xanh”.