Ngoài mục tiêu cung cấp điện năng công trình thủy điện Hòa Bình còn có nhiệm vụ cắt lũ vùng hạ du vào mùa mưa lũ và phải cung cấp nước tưới cho vụ lúa Đông
Xuân vùng đồng bằng trung du Bắc bộ. Để thực hiện các nhiệm vụ trên, hồ Hòa Bình
được điều tiết theo mùa, có nghĩa là cuối mùa mưa bắt đầu trữ nước và đầu mùa khô bắt đầu xả nước đến cuối mùa khô để sẵn sàng đón lũ của năm sau. Vì vậy, hàng năm nhất thiết phải tích nước vào hồ đến MNDTB (120m) từ đầu tháng 9 và giữ ở
MNDTB đến tháng 12, công việc này sẽđược thực hiện cùng với nhiệm vụ cung cấp
điện năng và đảm bảo dung tích phòng lũ vào mùa mưa. Chu kỳ này được lặp lại hàng năm theo một lịch trình cụ thể với chếđộđiều tiết rất khoa học.
Theo định hướng phát triển sản xuất của các xã, các khu, điểm TĐC ven hồ sẽ
sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp khai thác nguồn lợi thủy sản và dịch vụ vận tải trên hồ. Đất đai cho sản xuất được cân đối sử dụng đất cũ không bị ngập và điều hòa lại quỹđất chung của các HTX nông nghiệp không bị ngập trong nội bộ của xã (để bù lại hơn 5.000 ha đất nông nghiệp bị ngập trong lòng hồ). Tuy nhiên, do không thể điều hoà được đất sản xuất do nhiều lý do, nên đa số các hộ dân di vén TĐC tại chổ bị thiếu đất canh tác buộc phải phá rừng phòng hộ ven hồ để phát nương làm rẫy. Vấn đề cấp đủ đất sản xuất cho các hộ TĐC là vấn đề nan giải của chính quyền địa phương tại các xã có TĐC và vì vậy việc sử dụng đất bán ngập để
sản xuất là nhu cầu của các hộ dân ven hồ tại những khu vực có quỹđất bán ngập từ
những năm 90 của thế kỷ trước.
Do chế độ vận hành mực nước hồ Hòa Bình dao động từ 80m (MNC) đến 120m (MNDTB), do vậy trên vùng đất ngập nước sẽ tạo ra một vùng đất bán ngập có diện tích khoảng 8.000 ha quanh hồ, những khu vực địa hình bằng phẳng được tích tụ phù sa có khả năng trồng trọt đều được tận dụng sản xuất. Tuỳ theo cao trình khu đất và thời gian hở đất các tháng trong năm, thời vụ phù hợp với cây trồng hàng năm có thể sử dụng gieo trồng 2 vụ hoặc 1 vụ. Toàn vùng hồ có khoảng 15/41 xã có các hộ dân TĐC ven hồ sử dụng đất bán ngập để sản xuất với diện tích khoảng 1.200 ha, trong đó tập trung hơn 1.000 ha tại 5 xã vùng ven suối Tấc (vùng ven hồ
thuộc chi lưu của sông Đà) thuộc huyện Phù Yên tỉnh Sơn La gồm các xã Tường Phù, Tường Thượng, Tường Hạ, Tường Tiến, Tường Phong. Nhiều hộ TĐC có nguồn thu nhập chính là từ sản xuất trồng trọt trên ruộng bán ngập [34].