Theo FAO, đất đai là một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt Trái Đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Thổ nhưỡng đa dạng, tầng phong hóa dày, khả năng phục hóa tự
nhiên cao, trên đất tồn tại nhiều hệ sinh thái tự nhiên và nhân tác phong phú. Tuy nhiên 81,3% diện tích đất có độ cao trên 250, dễ xói mòn, không phù hợp với phương thức canh tác đất bằng. Trong nhiều thập kỷ gần đây tài nguyên đất và tài nguyên thiên nhiên liên quan khác đang trên đà suy thoái, cạn kiệt với gia tốc: mất rừng, xói mòn, rửa trôi, lũ bùn đá, lũ quét ngày càng trầm trọng. Vùng lưu vực sông
Đà từ biên giới Việt Trung đến Pa Vinh là vùng trực tiếp tác động đến nhà máy thủy
Hình 3.2. Hình ảnh đất bán ngập (đất lúa) sau khi nước rút 3.3.2. Phân chia vùng, chỉ tiêu đất bán ngập nước lòng hồ thủy điện Sơn La
Tương tự như vùng hồ Hòa Bình tại hồ Sơn La đất bán ngập nước có khả năng sản xuất nông nghiệp sẽ tập trung ở những khu vực ven các khe suối nhỏ là chi lưu của dòng sông Đà vì những nơi đó có điều kiện tích tụ bồi lắng phù sa trong quá trình vận hành
điều tiết mực nước hồ chứa. Vùng hồ Sơn La kéo dài khoảng trên 200km từ huyện Mường La của tỉnh Sơn La đến huyện Mường Lay của tỉnh Điện Biên, hồ chứa làm ngập khoảng 23.000 ha đất tự nhiên trong đó có khoảng gần 10.000 ha bán ngập.
•Các tiêu chí nghiên cứu đất bán ngập (1)
- Khu vực đất nằm trong cao trình từ 180 - 215m trong vùng hồ. - Độ dốc dưới 25o.
- Không xen lẫn đá cuội.
- Trừ diện tích sông suối, núi đá, bãi đá.
•Các tiêu chí xác định đất bán ngập có khả năng sử dụng sản xuất (2)
- Thời gian hởđất đủ để gieo trồng ít nhất 1 vụ sản xuất trong năm. - Khu vực đất bán ngập có độ dốc dưới 10o.
- Vị trí khu đất không xa khu dân cư TĐC.
- Có đường đi lại dễ dàng bằng thuyền, đi bộ cho người dân. - Diện tích không manh mún nhỏ lẻ.
- Địa hình tương đối bằng phẳng, không bị chia cắt cục bộ, manh mún. - Có điều kiện để khai hoang xây dựng, cải tạo đồng ruộng.
- Có điều kiện tưới (càng tốt).
Kết quả tổng hợp cho thấy diện tích đất bán ngập theo tiêu chí (1) toàn khu vực có khoảng 8.000 ha trong đó các xã vùng lòng hồ thuộc tỉnh Sơn La 6.148 ha, thuộc tỉnh Lai Châu 991 ha và thuộc tỉnh Điện Biên 861 ha. Trong đó khả năng sử
dụng sản xuất nông nghiệp theo tiêu chí (2) là 1.483 ha, trong đó: - Các xã vùng hồ thuộc tỉnh Sơn La 1.066 ha.
- Các xã vùng hồ thuộc tỉnh Điện Biên 260 ha. - Các xã vùng hồ thuộc tỉnh Lai Châu 157 ha.
Địa bàn vùng hồ thuộc tỉnh Sơn La có 15/17 xã có đất bán ngập nhưng tập trung nhiều ở các xã nằm ven hai bên bờ suối Nậm Mu, suối Trai thuộc huyện Mường La và suối Muội, Nậm Chiên của Quỳnh Nhai. Đất bán ngập xác định có khoảng 6.448 ha trong đó có 1.066 ha có khả năng sản xuất nông nghiệp.
Vùng hồ Sơn La thuộc địa bàn Lai Châu có địa hình tương đối dốc vì vậy đất bán ngập chỉ có tập trung tương đối tại 3 xã vùng thấp huyện thuộc huyện Sìn Hồ là xã Nậm Hăn, Nậm Mạ và Tủa Sín Chải là các xã nằm trong lưu vực của suối Nậm Mạ, chi lưu của sông Đà Khu vực các xã TĐC ven hồ của tỉnh có khoản 992 ha đất bán ngập trong
đó khả năng sử dụng sản xuất khoảng 157 ha.
Vùng hồ Sơn La thuộc địa bàn tỉnh Điện Biên có 861 ha đất bán ngập trong đó có khả năng sản xuất 260 ha tập trung tại các xã ven hồ thuộc huyện Tủa Chùa, Mường Lay và các phường của thị xã Mường Lay. Đất bán ngập có khả năng sản xuất tập trung chủ yếu tại thị xã Mường Lay 150 ha huyện Tủa Chùa có 110 ha. Tổng số hộ TĐC ven hồ của hai huyện trên là 554 hộ trong tổng số 1.055 hộ nông nghiệp TĐC trên địa bàn.
Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích đất bán ngập nước vùng lòng hồ Sơn La tại địa bàn các huyện có tái định cư ven hồ
STT Địa bàn Tổng số
(ha)
Phân theo cao trình ngập (m)
180-190 190 - 200 200 - 210 210 - 215 Tổng số 8000,0 2030,0 2090,0 2043,0 1837,0 I T. SƠN LA 6148,0 1517,0 1611,0 1619,0 1401,0 1 H. Mường La 2283,0 560,0 617,0 573,0 533,0 2 H. Quỳnh Nhai 3722,0 957,0 994,0 960,0 811,0 3 H. Thuận Châu 143,0 86,0 57,0 II T.ĐIỆN BIÊN 861,0 257,0 225,0 201,0 178,0 1 H.Tủa Chùa 447,0 109,0 124,0 107,0 107,0 2 TX. M. Lay 414,0 148,0 101,0 94,0 71,0
III T. LAI CHÂU 991,0 256,0 254,0 223,0 258,0
1 H. Sìn Hồ 991,0 256,0 254,0 223,0 258,0
(Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp[33])
Kết quả khảo sát cho thấy toàn vùng có khoảng 1.483 ha có khả năng sử dụng trồng trọt chiếm tỷ lệ 18,5% trong tổng số diện tích đất bán ngập 8000 ha xác định tại địa bàn các xã có TĐC ven hồ. Trong đó có khoảng 500 ha là đất đang canh tác trồng lúa, ngô, đậu đỗ trước khi ngập. Diện tích còn lại là đất hoang hóa, đất cây lùm bụi ven các khe suối chi lưu của sông Đà hoặc đất nương rẫy lưu canh của các hộ trong vùng.
Bảng 3.4. Diện tích đất bán ngập có khả năng sử dụng trồng trọt phân theo địa bàn các xã có tái định cư ven hồ Sơn La
TT Địa bàn Tổng số
(ha)
Phân theo cao trình ngập (m) 180 -190 190 - 200 200 - 210 210 - 215 Tổng số 1483 392 382 378 331 A TỈNH SƠN LA 1066 264 276 283 243 I Huyện Mường La 403 99 109 100 95 1 Xã Chiềng Lao 197 50 58 48 41 2 Xã Hua Trai 23 5 5 6 7 3 Xã ít Ong 71 17 19 18 17 4 Xã Mường Trai 72 18 18 18 18 5 Xã Nậm Giôn 40 8 9 10 13 II Huyện Q. Nhai 634 165 167 166 136 1 Xã Chiềng Bằng 62 20 14 17 11 2 Xã Mường Sại 38 12 8 11 7 3 Xã Liệp Muội 76 25 16 21 14 4 Xã Chiềng Khoang 8 2 1 3 2 5 Xã Mường Chiên 91 16 33 22 20 6 Xã Chiềng Ơn 111 26 31 26 28 7 Xã Cà Nàng 74 19 19 17 19 8 Xã Pắc Ma 70 18 20 17 15 9 Xã Pha Khinh 104 27 26 31 20
III Huyện T.Châu 29 17 12
1 Xã Chiềng Ngàm 29 0 17 12 B TỈNH ĐIỆN BIÊN 260 88 66 60 46 I Huyện Tủa Chùa 110 29 29 26 26 1 Xã Sín Chải 21 6 5 5 5 2 Xã Tủa Thàng 35 9 9 8 9 3 Xã Huổi Só 54 14 15 13 12 II Thị xã Mường Lay 150 59 37 34 20 1 P.Sông Đà 47 43 4 0 0 2 P.Na Lay 93 16 33 34 10 3 P.Lay Nưa 10 0 0 0 10
III TỈNH LAI CHÂU 157 40 40 35 42
I Huyện Sìn Hồ 157 40 40 35 42
1 Xã Nậm Hăn 66 17 16 15 18
2 Xã Nậm Mạ 52 15 14 11 12
3 Xã Tủa Sín Chải 30 7 8 7 8
4 Xã Căn Co 9 2 2 2 3
* Đất bán ngập có khả năng sản xuất nông nghiệp phân theo cao trình cốt ngập: - Từ 180 - 190m: 392 ha chiếm 26,4%
- Từ 190 - 200m: 382 ha chiếm 25,7% - Từ 200 - 210m: 378 ha chiếm 25,5% - Từ 210 - 215m: 331 ha chiếm 22,4%
* Đất bán ngập có khả năng sản xuất nông nghiệp được phân loại theo cấp địa hình: - Dưới 30 : 256 ha chiếm 17 %
- Từ 3 - 50 : 572 ha chiếm 39 % - Từ 50 - 100: 655 ha chiếm 44 %
Sự phân chia môi trường sinh thái đất vùng đất bán ngập tại lưu vực thủy điện Sơn La:
Trên cơ sở chếđộ điều tiết mực nước hồ theo mùa và theo từng tháng trong năm, căn cứ đường biểu đồ cho thấy tương quan giữa mực nước hồ và cao trình ngập tại các tháng trong năm như sau:
• Thời gian ngập nước trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 mực nước hồở MNDBT là 215m.
Ở cao trình này thời gian hở đất là 4 tháng, đất ở cao trình cao nhất. Đất bán ngập ở đây trong thời kỳ chưa ngập nước, người dân sử dụng đất để canh tác, trồng hoa mầu...
Về đặc điểm đất ở đây là đất bị xói mòn rửa trôi nhiều, vì vùng này là vùng ngập cao nhất mà thời gian hở đất cao nhất, người dân tận dụng đất để trồng trọt, trong quá trình sử dụng đất có sử dụng các chất hữu cơ như; phân đạm, lân, phân chuồng, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật, vì quá trình nước ngập lên nó sẽ làm ngập toàn bộ diện tích đất trồng trọt đó và các chất hữu cơ, hóa học, các thiên địch, sâu bệnh hại đều bị hòa vào nước và dẫn đến đưa ra các khu vực khác là lắng xuống đáy hồ
khi nước rút.
•Thời gian ngập nước trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 mực nước đạt
đến cột 190 - 195m.
215m nữa thì đất ở đây cơ bản là giống nhau, như một số khu vực ở đây, được bồi lắng phù sa ở các vùng trũng thấp do mực nước rút ở cao trình trượt, một số khu vực bị rửa trôi, ở thời gian này người ta cũng tận dụng để trồng trọt.
Đặc điểm đất có một số khu vực có độ dốc cao thì đất bạc màu, ngược lại một số vùng trũng thấp thì đất có dinh dưỡng cao, nhưđất cũng chứa một số thành phân hóa học cao, tàn dư bảo vệ thực vật.
•Thời gian khoảng từ tháng 4 đến cuối tháng 6 mực nước rút nhanh xuống 175m
Đất ở trong thời điểm được dư lại một lượng đất phù sa, đất mầu mỡ, thành phần mùn cao, pH lớn vì nó có thời gian ngập nước lâu, chất dinh dưỡng được dư
lại một phần, đất ởđây có một số các thành phân ô nhiễm tàn dư bảo vệ thực vật, do quá trình trồng trọt, đất cơ bản có mầu đen.
• Thời gian khoảng từ tháng 7 đến tháng 8 mực nước hồ giữ ở mực nước 175m
Đất bán ngập ở vùng này là sự lắng đọng phù sa, cơ bản có chất dinh dưỡng, thành phần mùn, pH lớn vì thời gian ngập nước lâu, tàn dư bảo vệ thực vật vì được rửa trôi, ở trên xuống, đất ởđây không được người dân sử dụng để trồng trọt.
3.4. Hiện trạng sử dụng đất lưu vực thủy điện Sơn La năm 2010
Hiện trạng sử dụng đất trong lưu vực thủy điện Sơn La năm 2010 được thể hiện như sau:
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 217192,1 ha (chiếm 62,63%), trong đó đất lâm nghiệp chiếm tới 157091,5 ha (chiếm 45,3% diện tích đất nông nghiệp). Đất chưa sử dụng vẫn chiếm diện tích lớn, dù đang có xu hướng giảm với 104484,8 ha (chiếm 30,13%). Đất phi nông nghiệp còn nhỏ bé chỉ có 25101,1 ha (chiếm 7,24%), trong đó đặc biệt có sự tăng lên của đất ở. Tuy nhiên, nhìn chung dân cư vẫn rất thưa thớt, hầu hết tập trung ở ven đường giao thông, địa hình thung lũng, một số đồng bào dân tộc sống rải rác trên các sườn núi, đồi với vài chục nóc nhà cùng với tập quán sản xuất nông nghiệp, tự cung tự cấp.
Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất vùng lòng hồ thủy điện Sơn La năm 2010 STT Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng quỹđất 346778,0 100 1 Đất nông nghiệp 217192,1 62,63 1.1 - Đất sản xuất nông nghiệp 60027,6 17,31 1.2 - Đất lâm nghiệp 157091,5 45,30 1.3 - Đất nuôi trồng thủy sản 73,0 0,02
2 Đất phi nông nghiệp 25101,1 7,24
2.1 - Đất ở 4303,5 1,24 Trong đó: + Đất ở nông thôn 3770,7 1,09 + Đất ởđô thị 532,8 0,15 2.2 - Đất chuyên dùng 20797,6 6,00 3 Đất chưa sử dụng 104484,8 30,13 3.1 - Đất bằng (chủ yếu ven sông suối) 775,1 0,22 3.2 - Đất đồi núi chưa sử dụng 94798,1 27,34
3.3 - Núi đá không có rừng cây 8911,6 2,57
(Nguồn: Tính từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010)
Hình 3.3: Hiện trạng sử dụng đất vùng lòng hồ thủy điện Sơn La năm 2010
30,13 %
62,63 % 7,24 %
Đất sản xuất nông nghiệp: có tổng diện tích là 60027,6 ha (chiếm 18,0% tổng diện tích đất tự nhiên), trong đó đất trồng cây lâu năm chiếm tỉ lệ cao nhất với 70,0 %, các cây trồng lâu năm tiêu biểu như chè, cà phê, dâu tằm…, khác biệt so với lưu vực thủy điện Nậm Mức nơi có tỉ lệ diện tích đất trồng cây hằng năm chiếm
ưu thế. Trong đất trồng lúa, tập trung chủ yếu ở lúa nương (chiếm tới 55% đất trồng lúa), diện tích trồng lúa nước chiếm diện tích nhỏ do hạn chế vềđất phù sa. Trên đất này người dân thường canh tác ngô, sắn, lúa nương với năng suất khá thấp và chỉ
canh tác một vụ vào mùa mưa, vì vậy để đảm bảo cuộc sống, mỗi hộ dân thường có quỹđất khá lớn để canh tác. Đất trồng cây hằng năm chiếm tỉ lệ nhỏ (11,6%), chủ
yếu trồng bông, mía, lạc, đậu tương, vừng... Ngoài ra còn một diện tích rất nhỏ đất nuôi trồng thủy sản, phần lớn là tận dụng mặt nước sông suối tại chỗ, gần nơi sinh sống, hiệu quả kinh tế thấp.
Bảng 3.6. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng lòng hồ thủy điện Sơn La năm 2010
Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
1, Đất trồng lúa 10807,8 18,0
Đất chuyên trồng lúa nước 2055,8 3,4
Đất trồng lúa nước còn lại 2803,7 4,7 Đất trồng lúa nương 5948,3 9,9 2, Đất trồng cây hằng năm 6934,5 11,6 Đất bằng trồng cây hàng năm khác 35,3 0,1 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác 6899,2 11,5 3, Đất trồng cây lâu năm 42047,2 70,0
Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 31742,5 52,9
Đất trồng cây ăn quả lâu năm 7225,8 12,0
Đất trồng cây lâu năm khác 3078,9 5,1
4, Đồng cỏ chăn nuôi 238,1 0,4
Hình 3.4: Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo đối tượng sản xuất vùng lòng hồ thủy điện Sơn La năm 2010
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp nằm trong lưu vực thủy điện Sơn La lớn nhất ở huyện Quỳnh Nhai, Tủa Chùa. Đất trồng cây lâu năm tập trung diện tích lớn
ở huyện Quỳnh Nhai với 14231,3 ha và huyện Thuận Châu với 10153,8 ha, đa phần là sử dụng để trồng cây công nghiệp lâu năm, chủ yếu là trồng chè. Đất đồng cỏ
phục vụ cho chăn nuôi chiếm diện tích nhỏ, phân bố ở huyện Sìn Hồ và một ít ở
Quỳnh Nhai, phần lớn là đồng cỏ tự nhiên để chăn thả gia súc như trâu, ngựa.
Đất lâm nghiệp: là loại đất chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu đất tự nhiên, với 45,3%. Trong đó đặc biệt là đất rừng phòng hộ chiếm ưu thế tuyệt đối với 142453,6 ha (chiếm tới 90,7% tổng diện tích đất lâm nghiệp), trong đó chiếm t ỉ lệ cao nhất là
đất có rừng tự nhiên phòng hộ với 71,8%. Đất rừng sản xuất chỉ chiếm 9,3%. Phần lớn diện tích rừng trong khu vực là rừng nghèo và rừng trung bình, rừng giàu chỉ
còn ở những vùng núi cao hiểm trở. Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng với khu vực. Đặc biệt đối với công trình thủy điện Sơn La, nó còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các hồ chứa, bảo vệ đất chống xói mòn. Do đó, việc tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng là nhiệm vụ chiến lược quan trọng đối với nơi đây.
0,4 %
18 %
11,6 %
70 %
Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đồng cỏ chăn nuôi
Bảng 3.7. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp lòng hồ thủy điện Sơn La năm 2010 Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) 1, Đất rừng sản xuất 14637,9 9.3