Hiện trạng sử dụng đất lưu vực thủy điện Sơn Lan ăm 2010

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường đất bán ngập nước vùng lòng hồ thủy điện sơn la (Trang 62)

Hiện trạng sử dụng đất trong lưu vực thủy điện Sơn La năm 2010 được thể hiện như sau:

Tổng diện tích đất nông nghiệp là 217192,1 ha (chiếm 62,63%), trong đó đất lâm nghiệp chiếm tới 157091,5 ha (chiếm 45,3% diện tích đất nông nghiệp). Đất chưa sử dụng vẫn chiếm diện tích lớn, dù đang có xu hướng giảm với 104484,8 ha (chiếm 30,13%). Đất phi nông nghiệp còn nhỏ bé chỉ có 25101,1 ha (chiếm 7,24%), trong đó đặc biệt có sự tăng lên của đất ở. Tuy nhiên, nhìn chung dân cư vẫn rất thưa thớt, hầu hết tập trung ở ven đường giao thông, địa hình thung lũng, một số đồng bào dân tộc sống rải rác trên các sườn núi, đồi với vài chục nóc nhà cùng với tập quán sản xuất nông nghiệp, tự cung tự cấp.

Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất vùng lòng hồ thủy điện Sơn La năm 2010 STT Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng quỹđất 346778,0 100 1 Đất nông nghiệp 217192,1 62,63 1.1 - Đất sản xuất nông nghiệp 60027,6 17,31 1.2 - Đất lâm nghiệp 157091,5 45,30 1.3 - Đất nuôi trồng thủy sản 73,0 0,02

2 Đất phi nông nghiệp 25101,1 7,24

2.1 - Đất ở 4303,5 1,24 Trong đó: + Đất ở nông thôn 3770,7 1,09 + Đất ởđô thị 532,8 0,15 2.2 - Đất chuyên dùng 20797,6 6,00 3 Đất chưa sử dụng 104484,8 30,13 3.1 - Đất bằng (chủ yếu ven sông suối) 775,1 0,22 3.2 - Đất đồi núi chưa sử dụng 94798,1 27,34

3.3 - Núi đá không có rừng cây 8911,6 2,57

(Nguồn: Tính từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010)

Hình 3.3: Hin trng s dng đất vùng lòng h thy đin Sơn La năm 2010

30,13 %

62,63 % 7,24 %

Đất sản xuất nông nghiệp: có tổng diện tích là 60027,6 ha (chiếm 18,0% tổng diện tích đất tự nhiên), trong đó đất trồng cây lâu năm chiếm tỉ lệ cao nhất với 70,0 %, các cây trồng lâu năm tiêu biểu như chè, cà phê, dâu tằm…, khác biệt so với lưu vực thủy điện Nậm Mức nơi có tỉ lệ diện tích đất trồng cây hằng năm chiếm

ưu thế. Trong đất trồng lúa, tập trung chủ yếu ở lúa nương (chiếm tới 55% đất trồng lúa), diện tích trồng lúa nước chiếm diện tích nhỏ do hạn chế vềđất phù sa. Trên đất này người dân thường canh tác ngô, sắn, lúa nương với năng suất khá thấp và chỉ

canh tác một vụ vào mùa mưa, vì vậy để đảm bảo cuộc sống, mỗi hộ dân thường có quỹđất khá lớn để canh tác. Đất trồng cây hằng năm chiếm tỉ lệ nhỏ (11,6%), chủ

yếu trồng bông, mía, lạc, đậu tương, vừng... Ngoài ra còn một diện tích rất nhỏ đất nuôi trồng thủy sản, phần lớn là tận dụng mặt nước sông suối tại chỗ, gần nơi sinh sống, hiệu quả kinh tế thấp.

Bảng 3.6. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng lòng hồ thủy điện Sơn La năm 2010

Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

1, Đất trồng lúa 10807,8 18,0

Đất chuyên trồng lúa nước 2055,8 3,4

Đất trồng lúa nước còn lại 2803,7 4,7 Đất trồng lúa nương 5948,3 9,9 2, Đất trồng cây hằng năm 6934,5 11,6 Đất bằng trồng cây hàng năm khác 35,3 0,1 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác 6899,2 11,5 3, Đất trồng cây lâu năm 42047,2 70,0

Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 31742,5 52,9

Đất trồng cây ăn quả lâu năm 7225,8 12,0

Đất trồng cây lâu năm khác 3078,9 5,1

4, Đồng cỏ chăn nuôi 238,1 0,4

Hình 3.4: Hin trng s dng đất sn xut nông nghip theo đối tượng sn xut vùng lòng h thy đin Sơn La năm 2010

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp nằm trong lưu vực thủy điện Sơn La lớn nhất ở huyện Quỳnh Nhai, Tủa Chùa. Đất trồng cây lâu năm tập trung diện tích lớn

ở huyện Quỳnh Nhai với 14231,3 ha và huyện Thuận Châu với 10153,8 ha, đa phần là sử dụng để trồng cây công nghiệp lâu năm, chủ yếu là trồng chè. Đất đồng cỏ

phục vụ cho chăn nuôi chiếm diện tích nhỏ, phân bố ở huyện Sìn Hồ và một ít ở

Quỳnh Nhai, phần lớn là đồng cỏ tự nhiên để chăn thả gia súc như trâu, ngựa.

Đất lâm nghiệp: là loại đất chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu đất tự nhiên, với 45,3%. Trong đó đặc biệt là đất rừng phòng hộ chiếm ưu thế tuyệt đối với 142453,6 ha (chiếm tới 90,7% tổng diện tích đất lâm nghiệp), trong đó chiếm t ỉ lệ cao nhất là

đất có rừng tự nhiên phòng hộ với 71,8%. Đất rừng sản xuất chỉ chiếm 9,3%. Phần lớn diện tích rừng trong khu vực là rừng nghèo và rừng trung bình, rừng giàu chỉ

còn ở những vùng núi cao hiểm trở. Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng với khu vực. Đặc biệt đối với công trình thủy điện Sơn La, nó còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các hồ chứa, bảo vệ đất chống xói mòn. Do đó, việc tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng là nhiệm vụ chiến lược quan trọng đối với nơi đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0,4 %

18 %

11,6 %

70 %

Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đồng cỏ chăn nuôi

Bảng 3.7. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp lòng hồ thủy điện Sơn La năm 2010 Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) 1, Đất rừng sản xuất 14637,9 9.3 Đất có rừng tự nhiên sản xuất 10,605.2 6.8 Đất có rừng trồng sản xuất 751.6 0.5 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 2,663.9 1.7 Đất trồng rừng sản xuất 617.3 0.4 2, Đất rừng phòng hộ 142453,6 90.7 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ 112,733.9 71.8 Đất có rừng trồng phòng hộ 1,494.3 1.0 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ 27,801.1 17.7 Đất trồng rừng phòng hộ 424,3 0.3 Tổng 157091,5 100,0 (Nguồn: Tính từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010) Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Hình 3.5: Hin trng s dng đất Lâm nghip lưu vc thy đin Sơn La năm 2010

Hầu hết các huyện trong lưu vực đều có diện tích đất rừng khá lớn, tuy nhiên có sự phân hóa rõ nét giữa các khu vực. Trong đó nơi có mức độ tập trung cao nhất là huyện Sìn Hồ chiếm 29,7% diện tích đất lâm nghiệp trong lưu vực, thứ hai là huyện Quỳnh Nhai với 27,0%, thấp nhất là huyện Tam Đường (0,4%) và Phong

Thổ (2,2%). Chiếm ưu thế tuyệt đối là đất rừng phòng hộ. Đất rừng sản xuất có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Hầu hết các huyện trong lưu vực đều có tỉ lệđất rừng phòng hộ chiếm trên 90% (như thị xã Lai Châu chiếm 99,97%, Tam Đường 99,55%, Quỳnh Nhai 98,57%). Riêng huyện Tủa Chùa có diện tích rừng sản xuất khá lớn (chiếm 44,64% diện tích đất lâm nghiệp).

3.5. Đánh giá chất lượng môi trường đất bán ngập nước vùng lòng hồ thủy

điện Sơn La

3.5.1. Kết qu phân tích mu đất theo mc đích s dng đất bán ngp nước vùng lòng h thy đin Sơn La lòng h thy đin Sơn La

3.5.1.1. Đất đồi

Diện tích đất trên sản phẩm dốc tụ phân bố rải rác dưới chân đồi núi. Đất thường có màu nâu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có nhiều mảnh đá dăm sắc cạnh, đôi khi có cả than củi, đất tơi xốp.

Bảng 3.8. Kết qu phân tích mẫu đất đồi

STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả

1 pHKCL - 4,59 2 Mùn % 1,16 3 Nitơ % 0.19 4 P2O5 % 0,05 5 K2O % 0,61 6 As mg/kg 3 7 Pb mg/kg 17,12

(Nguồn: Kết quả phân tích năm 2014 tại Viện khoa học sự sống trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên[25])

Qua bảng số liệu phân tích mẫu đất đồi trên ta thấy: - Hàm lượng pHKCl là 4,59 thể hiện tính chua vừa

- Hàm lượng Mùn là 1,16% cho thấy đất đồi có hàm lượng mùn nghèo - Hàm lượng Nitơ nằm trong mức khá: 0,19%

- Hàm lượng K2O nằm trong mức trung bình: 0,61%

- Hàm lượng As và Pb chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với quy định trong QCVN 03/2008

3.5.1.2. Đất nương rẫy

Về đặc điểm đất, vùng đất nương rẫy là vùng được sử dụng phổ biến, trồng màu trên đất nương rẫy là truyền thống của dân tộc ở thủy điện Sơn La, đa phần đất này có màu vàng hoặc màu đen, đất tương đối tơi xốp.

Ảnh hưởng của việc sử dụng, canh tác tới xói mòn, ô nhiễm môi trường đất và độ

phì của đất nương rẫy cũng như nguồn nước cung cấp cho canh tác đất nương rẫy, kết quả như sau:

Bảng 3.9. Kết qu phân tích mẫu đất đất nương rẫy STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả

1 pHKCL - 5,14 2 Mùn % 2,58 3 Nitơ % 0,22 4 P2O5 % 0,08 5 K2O % 0,71 6 As mg/kg 2,49 7 Pb mg/kg 14,56

(Nguồn: Kết quả phân tích năm 2014 tại Viện khoa học sự sống trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên[25])

Qua bảng số liệu phân tích mẫu đất nương rẫy trên ta thấy: - Hàm lượng pHKCl nhỏ chiếm 5,14% thể hiện tính chua vừa - Hàm lượng Mùn là 2,58% đạt mức độ trung bình

- Hàm lượng Nitơ chiếm hàm lượng cao là 0,22% chứng tỏ rằng đất nương rẫy nơi đây rất giàu đạm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hàm lượng lân P2O5 nằm trong mức khá là 0,08%

- Hàm lượngKali K2O nằm trong mức trung bình là 0,71%

QCVN tháng 03/2008. Chứng tỏ hoạt động của nhà máy thủy điện Sơn La không làm ảnh hưởng tới môi trường bên ngoài.

3.5.1.3. Đất lúa nước

Đất này phân bốở các chân đồi núi thấp - nơi có độ dốc nhỏ, sườn thoải đủ nước tưới. Đây là loại đất hình thành tại chỗ hoặc đất dốc tụở những nơi có địa hình tốt thuận tiện cho việc làm ruộng bậc thang, khiến cho đất phát triển theo chiều hướng khác hẳn ban đầu: Cấu tượng bị phá vỡ, xuất hiện glây phân tầng rõ. Tầng mặt (15cm) có màu nâu xám, thành phần cơ giới thịt nhẹ, tơi xốp.

Bảng 3.10. Kết qu phân tích mẫu đất lúa nước

STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả

1 pHKCL - 5,91 2 Mùn % 2,36 3 Nitơ % 0,18 4 P2O5 % 0,07 5 K2O % 0,65 6 As mg/kg 2,10 7 Pb mg/kg 20,09

(Nguồn: Kết quả phân tích năm 2014 tại Viện khoa học sự sống trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên[25])

Qua bảng số liệu phân tích mẫu đất nương rẫy trên ta thấy:

- Hàm lượng pHKCl nhỏ chiếm 5,91% thể hiện tính chua ít do đất lúa nước nằm

ở vùng bằng tập trung có độ dốc từ 50 - 150, nên được bồi tụ thêm phù sa. - Hàm lượng Mùn là 2,36% đạt mức độ trung bình

- Hàm lượng Nitơ chiếm hàm lượng khá là 0,18% - Hàm lượng lân P2O5 nằm trong mức khá là 0,07%

- Hàm lượngKali K2O nằm trong mức trung bình là 0,65%

- Hàm lượng kim loại As và Pb chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với quy định trong QCVN tháng 03/2008. Chứng tỏ hoạt động của nhà máy thủy điện Sơn La không làm ảnh hưởng tới môi trường bên ngoài.

3.5.1.4. Tiêu chuẩn đánh giá

Bảng 3.11. Các chỉ tiêu đánh giá độ chua tiềm tàng của đất (pHKCl)

pHKCl Đánh giá <3,0 Rất chua 3,0 - 4,5 Chua nhiều 4,6 - 5,5 Chua vừa 5,6 - 6,4 Chua ít >6,5 Trung bình

(Nguồn: Trích khoa học đất (pedology soil science)[30]

Bảng 3.12. Thang đánh giá chỉ tiêu; mùn, đạm tổng số, lân tổng số, kali STT Mức

Chỉ tiêu

Rất

nghèo Nghèo Trung Bình Khá Giàu

Rất giầu 1 Mùn(%) <1 1 - 2 2 - 4 4 - 8 >8 2 Nitơ (%) <0,1 0,1 - 0,15 0,15 - 0,2 >0,2 3 P2O5 (%) <0,01 0,01 - 0,05 0,05 - 0,1 >0,1 4 K2O (%) <0,2 0,2 - 0,5 0,5 - 0,8 0,8 - 1,2 >1,2

(Nguồn: Trích khoa học đất (pedology soil science)[30]

Trên đây là hai bảng chỉ tiêu đánh giá độ chua tiềm tàng của đất (pHKCl) và thang đánh giá chỉ tiêu; mùn, đạm tổng số, lân tổng số, kali. Dựa vào hai bảng chỉ

tiêu ở trên để ta có thể đi phân tích, so sánh đưa ra kết luận được tính chất của các loại đất nằm trong mức nào. Từ đó đánh giá xem hoạt động của nhà máy thủy điện Sơn La có ảnh hưởng tới môi trường đất xung quanh hay không.

3.5.1.5. Nhận xét và đánh giá kết quả phân tích mẫu đất

Cơ bản có thể phân chia đất bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La theo cao trình, sự

tích tụ, và rửa trôi, ở các nơi nước dâng theo tháng, năm ở những vùng bằng, cao, khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vđộ pH trong đất vùng đất bán ngp nước vùng lòng h thy đin Sơn La

Do hai loại đất Đồi, Nương rẫy nằm ở độ cao từ 200 - 250, địa hình này chủ là

đất dốc thường hay bị rửa trôi mỗi khi nước ngập lên nên tỉ lệ pHKCl nhỏ giao động từ 4,6 - 5,5 hai loại đất này thể hiện tính chua vừa.

Còn đất lúa thường nằm ở vùng bằng tập trung có độ dốc từ 50 - 150, nên thường được bồi tụ thêm phù sa, nên pH thể hiện tính chua ít.

4,59 5,14 5,91 0 1 2 3 4 5 6

Đất đồi Nương rẫy Lúa nước

Hình 3.6: Th hin pH đất ca 3 loi đất trên

V hàm lượng mùn trong 3 loi đất bán ngp nước vùng lòng h thy đin Sơn La

Do địa hình dốc, ngoài ra đất đồi thường bỏ hoang nên hàm lượng mùn nghèo chỉ có 1,16% so với các loại đất nương rẫy, đất lúa nước được người dân sử dụng thường xuyên, nhưng có thể thấy hàm lượng hai loại đất nương rẫy, lúa nước cũng chỉ đạt ở mức độ trung bình đối với đất nương rẫy là 2,58% còn đất lúa nước là 2,36% 2 loại đất này được người nông dân sử dụng nhiều ở vùng đất bán ngập lưu vực thủy điện Sơn La để trồng trọt.

1,16 2,58 2,36 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3

Đất đồi Nương rẫy Lúa nước

Mùn

Hình 3.7: Hàm lượng Mùn trong đất bán ngp thy đin Sơn La

Hàm lượng Nitơ, P2O5, K2O, trong 3 loi đất bán ngp nước vùng lòng h

thy đin Sơn La

Tổng đạm hữu có và vô cơ trong đất đối với đất đồi là 0,19%, và đất lúa nước là 0,18% nằm trong lượng khá, chỉ có đất nương rẫy là có hàm lượng cao, giàu đạm với hàm lượng 0,22%.

Tổng lượng hữu cơ và vô cơ trong đất đều có hàm lượng lân ở mức khá đối với đất đồi là 0,05%, đất nương rẫy là 0,08%, đất lúa nước là 0.07%.

Tổng lượng Kali trong đất đều ở mức trung bình đối với đất đồi là 0,61%, đất nương rẫy là 0,71%, đất lúa nước là 0,65%.

0,19 0,05 0,61 0,22 0,08 0,71 0,18 0,07 0,65 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8

Đất đồi Nương rẫy Lúa nước

Hình 3.8: Hàm lượng Nitơ, P2O5, K2O, trong 3 loi đất bán ngp thy đin Sơn La

Nitơ P2O5 K2O

V Hàm lượng As, Pb, trong 3 loi đất bán ngp nước vùng lòng h thy đin Sơn La

Các kết quả phân tích diễn biến chất lượng môi trường vùng đất bán ngập tại vùng lòng hồ thủy điện Sơn La cho ta thấy các chỉ tiêu đều nằm ở trong giới hạn cho phép, hầu như là đều có hàm lượng kim loại nặng là không đáng kể. Cụ thể là hàm lượng của As, Pb đã được quy định ở trong QCVN 03/2008, đối với As là 12mg/kg, Pb là 70mg/kg trong khi đó các loại đất trên đều nhỏ hơn rất nhiều so với quy định, từ 4,6 - 7 lần đối với As trong ba loại đất, và từ 3,5 - 4,8 lần đối với Pb trong ba loại đất. Điều này cho thấy hoạt động của nhà máy thủy điện Sơn La, không làm phát tán kim loại nặng ra môi trường, và trong quá trình mực nước dâng theo mùa tháng năm không có hàm lượng kéo theo hàm lượng kim loại nặng phát tán, tích tụ trong đất làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đất xung quanh vùng đất bán ngập vùng lòng hồ thủy điện Sơn La. 3,0 17,12 2,49 14,56 2,1 20,09 0 5 10 15 20 25

Đất đồi Đất nương rẫy Đất lúa nước

As Pb

Hình 3.9: Nng độ As, Pb, trong 3 loi đất bán ngp nước vùng lòng h thy

3.5.2. Kết qu phân tích mu đất theo cao trình ngp vùng bán ngp nước lòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường đất bán ngập nước vùng lòng hồ thủy điện sơn la (Trang 62)