Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường đất bán ngập nước vùng lòng hồ thủy điện sơn la (Trang 43 - 50)

Các số liệu thí nghiệm sẽđược phân tích thống kê môi trường trên phần mềm thống kê SAS 9.0

2.4.7. Phương pháp s dng gii toán nh chng ghép bn đồ ti lưu vc bán ngp

Tổng hợp các dữ liệu thuộc tính: Các chỉ số kinh tế - xã hội tại thủy điện Sơn La. Tích hợp dữ liệu không gian/bản đồ và dữ liệu thuộc tính: Mật độ dân số, diện tích khu vực, các loại đất,...

Sử dụng ảnh viễn thám khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La trước và sau ngập nước để tính diện tích đất bán ngập nước, phân tích thực trạng vềđiều kiện đất đai và phân bố thực vật vùng đất bán ngập nước, từ đó khoanh vùng để làm cơ sở xây dựng, bảo vệ môi trường sinh thái đó.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội vùng lòng hồ thủy điện Sơn La

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lưu vực thủy điện Sơn La được đặt tại tuyến Pa Vinh II nằm trên sông Đà, thuộc tỉnh Sơn La cách đầu mối thủy điện Hòa Bình về phía thượng lưu khoảng 215km. Bờ phải công trình đầu mối là huyện Thuận Châu, bờ trái là huyện Mường

La. Tọa độ phạm vi thủy điện Sơn La X: 2377100m – 237 9000m. Y: 498600m - 501000m. Hình 3.1: V trí lòng h thy đin Sơn La 3.1.1.2. Địa hình, diện mạo

Thủy điện Sơn La có bờ trái dốc đứng đạt cao độ 400 - 500m và bờ phải thoải hơn đạt cao độ khoảng 300m. Ven bờ phải có một đoạn thềm khá thoải dài 400m có cao độ 115 - 125m.

Đáy sông trong vùng tuyến có cao độ khoảng 108 - 111m, khoảng cách giữa hai bờ theo mép sông dao động từ 120 đến 270m.

Lưu vực thủy điện Sơn La và lân cận có cấu trúc địa chất và kiến tạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và phân dị, các đứt gãy hoạt động và có khả năng sinh chấn. Nằm trong lưu vực sông Đà, chảy qua miền núi cao và trung bình, hướng dòng chảy gắn như song song với hướng của các dãy núi lớn, lòng sông hẹp có nhiều ghềnh thác, có những đoạn bờ sông khoét sâu vào chân sườn núi. Hồ chứa Sơn La có dạng chung là một thung lũng được mở rộng thêm với hai sườn đổ thẳng vào lòng hồ. Và hầu hết các sườn trực tiếp đổ vào lòng hồ có độ dốc từ 200 - 300, phổ biến là mức từ

250 - 280. Độ dốc nhỏ hơn 200 và trên 300 là rất ít. Chiều dài sườn chủ yếu là từ 70 - 80m, Những sườn nhỏ hơn 60m và trên 100m chiếm tỉ lệ nhỏ. Trên bề mặt đỉnh, sườn núi lại được cấu thành từ các nhóm đá trầm tích phun trào nên thường xảy ra các quá trình rữa lũ, xói mòn, rửa trôi...còn trên bề mặt sườn thấp hơn còn xảy ra hiện tượng xâm thực mương xói sau nương rẫy hay trượt lở, trượt chảy dưới các tác

động nhân sinh.

Ngoài ra ở khu vực này còn hay xảy ra các quá trình ngoại sinh như lũống, lũ

quét, lũ bùn đá...có tác động đôi khi hết sức tiêu cực đối với tự nhiên nói chung và

đời sống sản xuất của con người nói riêng. Các quá trình ngoại sinh ở đây thường có mối liên quan chặt chẽ với cấu trúc địa chất, các đặc trưng địa hình và các thành tạo vật chất, do đó nó khá phức tạp và đa dạng.

3.1.1.3. Khí hậu

a. Nhiệt độ

Khí hậu vùng lưu vực sông Đà nói chung và khí hậu khu vực vùng lòng hồ

thủy điện Sơn La nói riêng thuộc nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng và mưa nhiều. Lưu vực thủy điện Sơn La chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, mùa hè gió Tây Nam và bão từ biển Đông. Phân chia mùa đông từ tháng 11

đến tháng 3, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9.

Nhiệt độ trung bình năm khá cao ở những vùng thấp, đạt 22,5 - 23,30C thuộc chế độ nhiệt nóng. Nhiệt độ trung bình năm giảm theo độ cao địa hình xuống còn 200C ở

độ cao khoảng 750m; đến 160C ởđộ cao 1500 - 1600m. Ở những vùng núi cao từ 1500 - 1600m trở lên, nhiệt độ trung bình tất cả các tháng trong năm đều nhỏ hơn 200C. Như

vậy ở các vùng núi cao này mùa lạnh thường kéo dài quanh năm.

Chỉ ở những vùng núi thấp dưới 700m mới có mùa nóng dài 2 - 5 tháng. Mùa lạnh dài 3 - 4 tháng ở những vùng thấp dưới 700m, tăng lên đến 6 tháng ở độ cao 1000m và kéo dài quanh năm ở vùng núi cao từ 1500 - 1600m trở lên.

Trên toàn lưu vực tiến trình năm của nhiệt độ có một cực đại và một cực tiểu. Cực đại thường xuất hiện vào tháng VI hoặc tháng VII, còn cực tiểu xuất hiện vào tháng I.

Do tác dụng chắn gió mùa Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn, nên biên độ

năm của nhiệt độở lưu vực thủy điện Sơn La thường thấp hơn ở vùng Đông Bắc từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 - 30C; tuy nhiên vẫn còn khá cao, đạt 9 - 110C. Như vậy, mùa đông ở đây thường

ấm hơn phía đông của Bắc Bộ nơi có cùng độ cao và vĩđộ.

Nằm ở vùng núi có địa hình chia cắt phức tạp và xa biển, lưu vực thủy điện Sơn La có biên độ ngày đêm của nhiệt độ khá cao, trị số trung bình năm đạt 8 - 110C. Trong mùa đông thời tiết lạnh và khô, mức độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn. Trị số biên độ nhiệt ngày đêm trên phần lãnh thổđạt 10 - 150C, ở vùng núi cao dao động trong khoảng 8 - 100C. Vào mùa hè, trời nhiều mây và mưa nhiều nên biên độ ngày đêm của nhiệt độ tương đối thấp, đạt 7 - 90C trên phần lớn lãnh thổ; dao động trong khoảng 5 - 70C ở vùng núi cao 900 - 1000m trở lên.

Ở những vùng thấp trong thung lũng sông Đà do ảnh hưởng của hiệu ứng “phơn” với gió mùa Tây Nam sau khi vượt qua các dãy núi cao thượng Lào nên các giá trị cao nhất của nhiệt độ đều lớn hơn 350C vào thời kì (II - X hoặc XI); có thể đạt tới 40 - 42,20C trong hai tháng IV - V. Chỉở những vùng núi cao 800 - 900m trở

lên nhiệt độ cao tuyệt đối mới thấp hơn 350C.

Trong mùa đông do ảnh hưởng của thời tiết lạnh khô, ở những vùng có độ cao trên Sơn La chỉở những vùng thấp sương núi mới không có khả năng xuất hiện. b. Độẩm

Độ ẩm tuyệt đối trung bình nhiều năm, theo trạm khí tượng Lai Châu và Sơn La được xác định vào khoảng 20 - 23,3mb. Độẩm tương đối dao động từ 81 - 83%, lớn nhất đạt 100%, nhỏ nhất là 12%.

c. Mưa

Mưa trên lưu vực sông Đà phân bố không đều theo không gian và thời gian, và phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động:

+ Theo không gian: chủ yếu phụ thuộc vào cao độđịa hình và hướng núi. + Theo thời gian: lượng mưa phân bố theo hai mùa rõ rệt. Mùa mưa (từ tháng 5 - 9) chiếm tới 85 - 88% tổng lượng mưa cả năm.

Thời gian mưa liên tục dài nhất là 67 giờ, ít nhất là 11 giờ 30 phút. Trong thời kỳ mùa lũ số ngày mưa có thể đạt tới 90 - 120 ngày và chủ yếu tập trung vào hai tháng 7 và 8. Trung bình mỗi tháng đạt khoảng 24 - 25 ngày (tại Lai Châu và Mường Tè). Số ngày mưa nhiều nhất thường xảy ra vào tháng 7 và đạt tới 30 ngày. d. Bốc hơi

Theo tài liệu quan trắc trên sông Đà cho thấy lượng bốc hơi trong điều kiện khí hậu ẩm không lớn, theo tài liệu quan trắc của trạm Sơn La :

- Tổng lượng bốc hơi năm đạt khoảng 936 mm - Lượng bốc hơi lớn nhất vào tháng III là 123 mm - Lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng VIII là 55,4 mm e. Gió

Do công trình nằm trên lưu vực sông Đà thuộc khu vực Tây Bắc nên có 2 mùa rõ rệt

+ Mùa đông: có gió Đông Bắc + Mùa hè: có gió Tây Nam

Chế độ gió ở vùng lòng hồ thủy điện Sơn La phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm

địa hình địa phương. Trên hầu khắp lưu vực các hướng gió Nam, Đông Nam và Tây Nam có tần suất lớn hơn cả. Ví dụ: Ở Quỳnh Nhai nằm trong thung lũng sông Đà có hướng thiên Bắc Nam nên gió thịnh hành là Nam vơi tần suất lớn nhất từ 12 - 21%.

15%; còn từ tháng (V - XII) hướng gió thịnh hành là Nam với tần suất dao động trong khoảng 8 - 11%.

Do địa hình khuất gió nên tần suất lặng gió trên vùng lòng hồ công trình thủy

điện Sơn La khá lớn, đạt 45 - 70% ở vùng thấp và dao động trong khoảng 30 - 40% ở

các vùng núi cao.

Tốc độ gió trung bình năm chỉ đạt dưới 1m/s ở những vùng thấp và dao động trong khoảng 1 - 2,4m/s trên các cao nguyên và vùng núi. Tốc độ gió trung bình ít thay đổi trong năm, tuy nhiên vào thời kì chuyển tiếp từ Đông sang Hè (II - V) do

ảnh hưởng của các cơn dông nhiệt trị số này thường đạt giá trị lớn nhất.

Tốc độ gió mạnh nhất ở vùng lòng hồ công trình thủy điện Sơn La tương đối lớn. Hầu như quanh năm trị số này đều lớn hơn 15m/s, có thểđạt tới 30 - 40m/s vào thời kì (II - V) do ảnh hưởng của các cơn dông nhiệt.

f. Thủy văn, nguồn nước

Hồ chứa Sơn La là bậc thang thứ 2 kể từ hạ lưu, khai thác dòng chính sông Đà. Vị trí đập Sơn La nằm ở trung lưu sông Đà có diện tích lưu vực khống chế là 43.760km2 trong đó phần diện tích thuộc nước ta là 18.960km2 (chiếm 43,4%). Thung lũng sông dạng hẻm vực, lòng sông hẹp, độ rộng trong mùa kiệt đạt 40 - 60m, trên sông nhiều thác ghềnh (23 thác). Mạng lưới sông suối trong lưu vực hồ

chứa có 34 phụ lưu cấp 1, trong đó có 16 phụ lưu trực tiếp đổ vào hồ. Trung bình hàng năm trên toàn lưu vực đến tuyến đập Sơn La tiếp nhận lớp nước mưa là 1813mm, lượng dòng chảy trên toàn lưu vực đổ vào hồ chứa là 48,3 tỷ m3 nước. Chính vì vậy mà so với các sông suối trên lãnh thổ Việt Nam, đây là lưu vực có tiềm năng nước dồi dào.

Ngoài ra, mạng lưới sông suối trên lưu vực sông Đà có dạng hình lông chim và các phụ lưu đổ thẳng góc vào dòng chính, khả năng tập trung nước trên sông Đà rất lớn và đây là nguyên nhân gây nên tính ác liệt của dòng chảy lũ trên lưu vực và các hiện tượng lũ quét, lũ bùn đá... xảy ra mang tính chất thường xuyên trên lưu vực. Khả năng xói mòn, xâm thực cát bùn trên bề mặt đưa xuống sông cũng rất lớn.

g. Các nguồn Tài nguyên

- Tài nguyên đất: Loại trừ nhóm đất mùn alit núi cao thì khu vực dự án thủy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điện Sơn La bao gồm tương đối đầy đủ các nhóm và loại đất chính như: Nhóm đất phù sa (gồm các loại như đất phù sa được bồi hàng năm; phù sa không được bồi; phù sa có loang lổ đỏ vàng; phù sa bị glây hay phù sa ngòi suối), nhóm đất đen (gồm đất đen trên sản phẩm bồi tụ của badan và đất đen đọng cacbonat), nhóm đất dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng (gồm đất nâu tím trên đá macma bazơ; nâu đỏ trên macma bazơ và trung tính; nâu đỏ trên đá vôi; đỏ vàng trên đá sét...), nhóm đất mùn đỏ

vàng (gồm đỏ nâu trên đá vôi; đỏ vàng trên đá biến chất, vàng nhạt trên đá cát...),

đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, đất xói mòn trơ sỏi đá.

- Tài nguyên khoáng sản: Khu vực vùng lòng hồ Sơn La nói riêng cũng như

toàn vùng Tây Bắc nói chung có cấu trúc địa chất thuận lợi cho thành tạo khoáng sản và tiềm năng khoáng sản ở khu vực là rất khả quan. Theo các tài liệu có được cho tới hiện tại thì toàn khu vực lòng hồ và lân cận có ít nhất 47 điểm khoáng sản thuộc các nhóm: Nhóm khoáng sản kim loại (vàng; đồng; đa kim; nhôm; sắt; crôm;

điểm quặng...), nhóm khoáng sản phi kim (pyrit; barit...), nhóm vật liệu xây dựng (đá lợp; cát cuội sỏi; đá ốp lát...), nhóm nhiên liệu có than gồm các mỏ Quỳnh Nhai, Bản Mướn, Huổi Lai... và các điểm nước khoáng (6 điểm). Trong đó thì nhóm khoáng sản kim loại trong khu vực ít có triển vọng, khoáng sản phi kim đáng chú ý là Kaolin Nậm Ràng được sử dụng làm gốm sứ dân dụng ởđịa phương, vật liệu xây dựng chú ý nhất là đá lợp. Đây là khoáng sản độc đáo duy nhất ở vùng này, có trữ lượng lớn, chất lượng tốt và dễ khai thác hay nước khoáng và nước nóng trong khu vực phân bố dọc theo đứt gãy lớn có độ an toàn về phóng xạ có thể sử dụng cho sinh hoạt và dưỡng bệnh.

- Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học: Dưới góc độ sinh học, sinh thái học, vùng lòng hồ thủy điện Sơn La với các hệ sinh thái đặc trưng chứa đựng một nguồn tài nguyên sinh vật với mức đa dạng sinh học cao. Trong đó khu hệ thực vật trong vùng lòng hồ có ít nhất 870 loài nằm trong 435 chi, 135 họ. Thực vật bậc cao có mạch thuộc 4 ngành thực vật; 311 loài động vật có xương sống thuộc 48 họ, 28 bộ (chưa kể các loài côn trùng, động vật không xương sống ở cạn khác), trong đó có nhiều loài có

giá trị kinh tế cao, đặc trưng cho vùng địa sinh vật Tây Bắc Việt Nam như (Du sam, Thông nàng, Lát hoa, Sơn dương, Sóc bay trâu, Lợn rừng, Nhím bờm...). Đây là nguồn tài nguyên đang được con người khai thác sử dụng. Mặt khác, thảm rừng bên cạnh cũng là hệ sinh thái quan trọng, là nơi cư trú cho hầu hết các nhóm động vật hoang dại, chúng còn có vai trò chống xói mòn đất vùng lưu vực sông Đà.

Cùng với đó, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thì tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học cũng có những biến đổi. Bên cạnh việc thay đổi các yếu tố tự nhiên, việc sắp xếp lại các khu vực tái định cư cho nhân dân trong vùng lòng các hồ chứa cũng sẽ

tác động to lớn tới việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên sinh vật.

- Tài nguyên nhân văn: Tại các địa phương của các tỉnh Sơn La, Lai Châu và

Điện Biên là vùng đất còn lưu giữ nhiều di tích khảo cổ quan trọng. Theo kết quả

của chương trình điều tra khảo cổ học vùng ngập công trình thủy điện Sơn La, do viện khảo cổ học thực hiện năm 1998, có 36 di tích hiện có trong khu vực ngập của thủy điện Sơn La. Trong đó tỉnh Lai Châu có 10 di tích (đá cũ Bia Lê Lợi; khu nhà

Đèo Văn Long; khắc đá Pá Mang...), tỉnh Điện Biên có 7 di tích cách mạng và 6 di tích đá cũ, tỉnh Sơn La có 28 di tích gồm di tích bia đá Cà Nàng, phế tích chùa miếu

Đông Sang, di tích cây đa Pắc Ma, dinh thự Châu Phủ, Mái đá Làm Mỏ, hang Đán Lón... Khu vực dự án bao gồm phần lớn các địa phương (8 huyện, thị) của 3 tỉnh phía Tây Bắc (Sơn La, Điện Biên và Lai Châu), do đó diện tích của khu vực dự án gần như bao trải và có đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của 3 tỉnh này ở vùng Tây Bắc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường đất bán ngập nước vùng lòng hồ thủy điện sơn la (Trang 43 - 50)