Vùng hồ công trình thủy điện Ialy

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường đất bán ngập nước vùng lòng hồ thủy điện sơn la (Trang 35 - 39)

Được xây dựng trên sông Sê San thuộc địa phận xã Ialy của huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai. Công trình được khởi công năm 1993 và hoàn thành năm 2002 với công suất 720MW. Hồ chứa có chiều dài trên 40 km kéo dài đến thị xã Kon Tum, chiều rộng bình quân của hồ 1.000m, nơi rộng nhất 4.000m, nơi sâu nhất 60m.

Đất sản xuất bị thiệt hại do ngập 2.680 ha. Về TĐC, chủ yếu bố trí TĐC di vén tại chỗ, vì vậy nhu cầu đất canh tác cho dân TĐC tạo áp lực rất lớn cho chính quyền

địa phương và đòi hỏi phải sử dụng đất bán ngập để sản xuất, đặc biệt đối với các hộ TĐC ven hồ của các xã Kroong, Ngọc Bay, Vinh Quang của thị xã Kon Tum.

Vùng bán ngập hồ thủy điện Ialy hiện đang sử dụng khoảng 1.608 ha để canh tác từ cao trình 512 - 515m, trong đó các xã phường của thị xã Kon Tum sử dụng 1.425 ha, các xã còn lại thuộc huyện Chư pảh tỉnh Gia Lai sử dụng 183 ha. Do địa

hình khu vực đất bán ngập từ cao trình 490m đến 515 m rất thuận lợi cho trồng trọt, vì đây là khu vực canh tác trước khi hình thành lòng hồ. Diện tích hở đất có thời gian kéo dài 7 - 9 tháng chiếm gần một nửa diện tích bán ngập thuận lợi gieo trồng 2 vụ trong năm.

Để tạo điều kiện cho người dân sản xuất có hiệu quả, chủ đầu tư tổ chức san

ủi, xây dựng hoàn chỉnh đồng ruộng, đầu tư 6 trạm bơm điện và hệ thống kênh tưới bằng bê tông trước khi bàn giao cho các hộ dân. Theo số liệu của Ban QLDA thủy

điện 4 - đơn vị quản lý xây dựng nhà máy tổng vốn đầu tư cho khu bán ngập là 32 tỷđồng (thời điểm năm 2002).

Việc canh tác trên diện tích này cũng không thường xuyên, năm làm năm bỏ

do không chủ động thời vụ, giống cây trồng. Các cơ quan chức năng của địa phương chưa có những chỉđạo hoặc hướng dẫn cho người dân sản xuất mà chủ yếu do người dân tự làm và tận dụng là chính để trồng ngô và rau đậu cho nhu cầu của gia đình. Tại một số nơi được trồng cỏ hoặc khai thác cỏ tự nhiên trong thời gian không ngập cho chăn nuôi trâu bò [10].

1.2.4. Yếu t tác động đến s dng đất bán ngp ti h cha các công trình thy đin

1.2.4.1. Lịch điều tiết mực nước hồ vào các tháng

Mục tiêu và nhiệm vụ chính của các công trình thủy điện là sản xuất điện năng, cắt lũ và chống hạn, đẩy mặn cho vùng hạ lưu, vì vậy công tác điều tiết mực nước hồ không phải là một lập trình chính xác lặp đi lặp lại đúng thời điểm hàng năm mà còn căn cứ vào diễn biến thời tiết cụ thể của từng năm để điều chỉnh lịch tích và xả nước phù hợp. Vì vậy có năm nước rút chậm và tích nước sớm hơn so với lịch trình định trước để phục vụ cắt lũ hoặc chống hạn, những năm như vậy sẽ

không thể sản xuất được do không kịp với thời vụ gieo trồng hoặc có làm cũng khá bấp bênh đôi khi thất thu gây thiệt hại cho người nông dân.

1.2.4.2. Yếu tố tác động từ mặt pháp lý về sử dụng đất bán ngập

Do chưa có quy định cụ thể về vấn đề sử dụng đất bán ngập tại các hồ chứa thủy

án dẫn đến những thiệt hại mà người dân hoặc nhà máy thủy điện phải gánh chịu. - Về phía chủ dự án (Nhà máy thủy điện) căn cứ theo luật đất đai và Nghị định 22/CP (được thay thế bằng 197/CP) thì sau khi bồi thường thiệt hại thu hồi đất để xây dựng công trình thủy điện thì đất đai vùng lòng hồ do chủ dự án trực tiếp quản lý để

thực hiện các nhiệm vụ của dự án đã được Chính phủ quy định. Các mục đích sử dụng khác quỹđất vùng lòng hồ nếu làm ảnh hưởng đến nhiệm vụđược phê duyệt của dự án là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên do áp lực đất sản xuất cho dân TĐC, một số dự án thủy

điện ở nước ta chủ dự án vẫn đồng ý để người dân sử dụng đất bán ngập canh tác nhưng không thừa nhận việc cấp quyền sử dụng đất cho người dân. Vì vậy, đôi khi gây thiệt hại cho người dân do phải tích và xả nước hồ không theo lịch nhằm đảm bảo dung lượng nước cho hoạt động của nhà máy, hoặc điều tiết để bảo dưỡng các tổ máy phát

điện không theo định kỳ (thuờng không thông báo cho người dân)...

- Về phía người dân TĐC do bị thu hồi đất, họ đòi phải bồi thường theo phương thức “đất đổi đất” hoặc bồi thường với giá trị thay thế, họ không thừa nhận việc phân phối, đền bù và chia đất sản xuất cho họ trong vùng lòng hồ, vì không

được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Theo họ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản dùng để trao đổi chuyển nhượng hay thế chấp vay tiền ngân hàng khi cần thiết. Quan điểm tận dụng trên dẫn đến người dân sử

dụng tùy tiện, đào đắp ao, xây tường bao chiếm, nuôi trồng thủy sản thậm chí lập trang trại nuôi lợn…gây ảnh hưởng làm thu hẹp diện tích mặt hồ làm giảm dung tích hồ theo thiết kế, gây thiệt hại cho chủ dự án chưa nói đến việc gây ô nhiệm nặng môi trường nước hồ khi các chất thải của các trang trại chăn nuôi được xã trực tiếp vào hồ.

Những thiệt hại của người dân do bị ngập khi chưa thu hoạch hoặc không sản xuất ảnh hưởng đến sản xuất điện năng của nhà máy không được một cơ quan nào xem xét để bồi thường hoặc hổ trợ một phần mất mát.

1.2.4.3. Yếu tố về chính quyền và các ngành chức năng của địa phương

Thực tế ở các địa phương có sử dụng đất bán ngập để canh tác, chính quyền

đất bán ngập và xem việc này là chỉ làm thêm của dân, tự lo và tự chịu rủi ro. Theo

điều tra tại huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La thuộc vùng hồ Hòa Bình diện tích đất bán ngập được sử dụng hàng năm gần 1.000 ha (các xã Tường Hạ và Tường Thượng sử dụng trên 600 ha chiếm khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp của hai xã nói trên và giá trị sản xuất trên đất bán ngập chiếm tỷ trọng 60-70% giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt của cả xã, gần 800 hộ gia đình có sản xuất trên đất bán ngập và là nguồn thu nhập chính của họ). Nhưng các cơ quan chức năng của địa phương không quản lý diện tích đất bán ngập, hồ sơđịa chính của xã cũng không có bản đồ hay sơ đồ đất bán ngập, không có các hướng dẫn cho nông dân về thời vụ, lịch gieo cấy, cơ cấu giống, phòng trừ sâu bệnh trong các văn bản chỉ đạo sản xuất hàng vụ, hàng năm như trên đất không ngập. Sự không quan tâm giúp đỡ và chỉđạo sản xuất của các phòng ban chức năng của huyện đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả

sản xuất trên vùng bán ngập về quy mô diện tích cũng như năng suất sản lượng, giá trị sản xuất của người dân.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường đất bán ngập nước vùng lòng hồ thủy điện sơn la (Trang 35 - 39)