5. Bố cục của Luận văn
4.3.2. Tuyển dụng cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn và phẩm
đạo đức chính trị
Tuyển dụng là khâu quan trọng để hình thành đội ngũ cán bộ, công chức, vì vậy có thể lƣu ý đến một số điểm sau đây trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức tại Sở Tài chính:
Một là: Tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức
Đây là tiêu chuẩn quan trọng trong tuyển dụng cán bộ công chức, những ngƣời đƣợc tuyển phải có chữ „Đức „ phải có lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, phải có tinh thần trách nhiệm với công việc, với cơ quan và yêu ngành, yêu nghề.
Hai là: Về văn bằng chứng chỉ
Đây là tiêu chuẩn thể hiện trình độ, năng lực của cán bộ, công chức. Đối với ngạch công chức đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật nhất định.
Văn bằng là điều kiện để đánh giá khả năng trình độ và quá trình đào tạo của công chức, là căn cứ để tuyển dụng công chức.
Ba là : Khả năng thực tiễn, thực tiễn ở đây không chỉ là trình độ chuyên môn đã đƣợc đào tạo mà bao gồm nhiều yếu tố nhƣ khả năng giao tiếp, khả năng tổng hợp, khả năng ứng xử, độ nhanh nhạy của ngƣời cần tuyển dụng, có vậy mới không bỏ sót những ngƣời có khả năng công tác tốt.
Khi tuyển dụng cán bộ công chức Sở Tài chính nên theo những nguyên tắc sau:
Thứ nhất : Tuyển dụng theo nhu cầu về cán bộ, công chức
Việc tuyển dụng cán bộ, công chức vào Sở phải căn cứ vào chỉ tiêu biên chế hàng năm đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng quyết định giao. Căn cứ vào nhu cầu công việc và vị trí việc làm, Sở Tài chính phải có kế hoạch tuyển dụng trên cơ sở phân tích nhu cầu cán bộ về tiêu chí tuyển dụng nhƣ số lƣợng, chất lƣợng, văn bằng, từ đó xây dựng kế hoạch nhu cầu tuyển dụng gửi Sở Nội vụ tổng hợp chung.
Thứ hai: Việc tuyển dụng cán bộ công chức phải công bằng và dân chủ Văn phòng Sở Tài chính căn cứ kế hoạch tuyển dụng đã đƣợc xét duyệt, công bố công khai những yêu cầu, tiêu chuẩn, thời gian xét chọn và những điều kiện ràng buộc để bất cứ ai có nhu cầu và hội đủ các điều kiện có thể ứng tuyển. Khi xét chọn phải thành lập hội đồng công khai và phải đảm bảo tính khách quan trong tuyển chọn cán bộ công chức. Đồng thời phải tránh tình trạng lạm dụng chức quyền, thân quen để đƣa con cháu, ngƣời thân vào làm việc mà không tính đến tiêu chuẩn, tránh việc tiêu cực trong tuyển dụng cán bộ, công chức.
Thứ ba: Tuyển dụng qua thi tuyển
Do nhu cầu công ăn việc làm, nên thƣờng có nhiều ngƣời muốn thi tuyển, trong khi đó chỉ tiêu biên chế đã đƣợc ấn định do đó việc thi tuyển công chức hiện nay thƣờng đƣợc đánh giá là vấn đề "nóng". Thực tế có kỳ thi tuyển có 1 vị trí việc làm mà có tới 30 ngƣời đủ tiêu chuẩn đăng ký thi tuyển.
Bởi vậy những ngƣời đã đủ điều kiện tuyển dụng muốn trở thành cán bộ công chức Sở Tài chính thì phải tham gia vào một kỳ thi tuyển do UBND tỉnh Hải Dƣơng tổ chức, chỉ những ngƣời đạt kết quả theo quy định thì mới tuyển dụng.
Việc tuyển dụng cán bộ, công chức của Sở Tài chính có thể áp dụng phƣơng thức tuyển dụng sau đây:
4.3.2.1. Phương thức bổ nhiệm trực tiếp.
Đây là phƣơng thức tuyển dụng không qua thi tuyển, mà căn cứ vào quy hoạch cán bộ và khả năng công tác của cán bộ, công chức đó, sau khi đƣợc sự đồng ý thống nhất của Đảng bộ, của cán bộ công chức tại sở, cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm trực tiếp về sở để đảm đƣơng nhiệm vụ tại Sở Tài chính.
4.3.2.2. Phương thức xét tuyển
Phƣơng thức này thƣờng áp dụng đối với những trƣờng hợp tƣơng đối đặc biệt nhƣ vị trí việc làm đó không có ngƣời dự thi tuyển hoặc chỉ có một ngƣời đăng ký thi tuyển, ngƣời đƣợc xét tuyển phải có điều kiện làm hợp đồng tại cơ quan 5 năm trở lên, đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn điều kiện xét tuyển và phải có ý kiến đồng ý của Bộ Nội vụ. Trong quá trình xét tuyển phải thành lập Hội đồng xét tuyển do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh là chủ tịch Hội đồng.
4.3.2.3. Phương thức thi tuyển cán bộ, công chức Sở
Đây là phƣơng thức đảm bảo tiêu chuẩn của nền công vụ, đảm bảo tính khách quan, công bằng trong tuyển dụng cán bộ công chức.
Việc tổ chức thi tuyển do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng tổ chức. Hình thức thi tuyển bao gồm cả phần viết để đánh giá nhận thức, khả năng diễn đạt và cả phần vấn đáp để đánh giá khả năng ứng xử trong thi hành công vụ.
4.3.2.4. Sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức
Mục đích của việc bố trí sắp xếp cán bộ, công chức Sở nhằm đảm bảo sự phù hợp cao nhất giữa yêu cầu của công vụ và năng lực của ngƣời
cán bộ công chức. Đảm bảo sự tƣơng xứng giữa công việc và ngƣời thực hiện công việc.
Để đạt đƣợc những mục tiêu trên cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định sau
- Sắp xếp theo nghề đƣợc đào tạo, xuất phát từ yêu cầu công việc để bố trí, sắp xếp cho phù hợp.
- Sắp xếp theo hƣớng chuyên môn hoá, việc sắp xếp này sẽ giúp cho cán bộ, công chức đi sâu nghề nghiệp, tích luỹ đƣợc kinh nghiệm.
- Nhiệm vụ phải xác định rõ ràng, mỗi ngƣời cán bộ công chức phải xác định rõ công việc của mình, quyền lợi và nghĩa vụ gắn liền với công việc của mỗi ngƣời.
- Việc sắp xếp phải tạo điều kiện cho ngƣời cán bộ, công chức phát huy ƣu điểm và hạn chế đƣợc điểm yếu của mình.
4.3.2.5. Công cụ và phương tiện làm việc của cán bộ, công chức
Có thể nói để nâng cao chất lƣợng của đội ngũ cán bộ công chức, nâng cao hiệu quả công việc, ngoài việc đào tạo, bồi dƣỡng, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức thì việc cung cấp cho họ công cụ và phƣơng tiện làm việc phù hợp cũng đóng vai trị cực kỳ quan trọng.
Mỗi cƣơng vị công tác cần đƣợc cần đƣợc trang bị một hệ thống phƣơng tiện làm việc và điều kiện làm việc khác nhau. Hệ thống thông tin nối mạng, các tài liệu phục vụ công việc, các thiết bị chuyên dùng là những phƣơng tiện rất cần thiết để đảm bảo cho ngƣời cán bộ, công chức nâng cao trình độ năng lực và nâng cao hiệu quả công việc.
Đối với một số Phòng, ban của Sở do tính chất đặc thù của công việc nên đầu tƣ cấp kinh phí cho việc xây dựng quản lý phần mềm ứng dụng nhƣ: công tác quản lý cán bộ, công chức; phầm mềm kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, phầm mềm quản lý tài sản và các trang thiết bị cần thiết khác.
4.3.2.6. Vấn đề tiền lương, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức * Vấn đề tiền lương đối với cán bộ, công chức
Thu nhập nói chung, tiền lƣơng nói riêng là yếu tố quan trọng tác động đến năng suất, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức Sở. Không thể đòi hỏi cao ở cán bộ, công chức cả về năng lực phẩm chất trong khi tiền lƣơng, thu nhập của họ không tƣơng xứng.
Do đó giải quyết vấn đề tiền lƣơng, thu nhập đối với cán bộ, công chức cần lƣu ý một số điểm là:
Thứ nhất: Tiền lƣơng của cán bộ, công chức phải đảm bảo đúng quy định của Nhà nƣớc, phải tích cực tinh giảm biên chế, tiết kiệm chi tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
Thứ hai: Không dùng tiền mặt để chi trả lƣơng và thu nhập tăng thêm mà phải trả qua tài khoản đảm bảo tính minh bạch về thu nhập của cán bộ, công chức Sở.
Thứ ba: Phấn đấu tiền lƣơng và thu nhập tăng thêm đảm bảo đời sống tối thiểu của cá nhân và gia đình cán bộ, công chức.
Thứ tƣ: Nâng bậc lƣơng hàng năm của cán bộ, công chức Sở đƣợc thực hiện một cách công khai minh bạch trên cơ sở thời gian, ngạch, bậc công chức theo quy định của Chính phủ.
Thứ năm: Mọi biến động về tăng giảm số lƣợng cán bộ, công chức Sở, biến động về ngạch, bậc lƣơng, phụ cấp dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu quỹ lƣơng đều phải làm rõ nguyên nhân và xử lý dứt điểm khi quyết toán trong năm. Nghiêm cấm việc sử dụng quỹ lƣơng cho mục đích khác và ngƣợc lại.
* Việc khen thưởng và kỷ luật cán bộ, công chức
Việc khen thƣởng và kỷ luật gắn liền với trách nhiệm công vụ, quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức Sở.
Cán bộ, công chức khi hoàn thành nhiệm vụ tùy thuộc vào mức độ hoàn thành cần đƣợc khen thƣởng động viên kịp thời, tạo động lực khuyến khích phấn đấu để làm tốt hơn nữa công việc đƣợc giao.
Ngƣợc lại những cán bộ, công chức thiếu năng lực, phẩm chất không hoàn thành nhiệm vụ, nếu vi phạm pháp luật sẽ bị kỷ luật, tuỳ theo mức độ mà sẽ có hình thức kỷ luật phù hợp, nhằm giáo dục, răn đe đối với cán bộ, công chức.
Việc khen thƣởng và kỷ luật nếu đƣợc thực hiện nghiêm túc sẽ tạo ra đƣợc một đội ngũ cán bộ, công chức của Sở nhiệt tình, trong sạch, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công vụ.
Việc khen thƣởng và kỷ luật đối với cán bộ công chức có ý nghĩa quan trọng trong quản lý điều hành công việc, vì vậy cần tuân theo một số nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính khách quan và công bằng, tránh tuỳ tiện, tránh hình thức và đảm bảo đúng quy định. Từ thủ trƣởng cho đến nhân viên ai vi phạm thì bị xử lý, ai có công thì đƣợc khen thƣởng.
Khi xử lý kỷ luật cán bộ, công chức phải thành lập Hội đồng kỷ luật, trừ trƣờng hợp cán bộ công chức vi phạm pháp luật bị Tòa án nhân dân các cấp phạt tù.
Quyết định xử lý kỷ luật phải do ngƣời có thẩm quyền ký theo đúng quy định
Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu cán bộ công chức có nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi và chịu hình thức kỷ luật cao hơn một mức
- Việc khen thƣởng phải tiến hành thƣờng xuyên và kịp thời
- Phải tiến hành công khai, thông tin rộng rãi, ngƣời đƣợc khen thƣởng hay bị kỷ luật đều phải biết rõ nguyên nhân.
Áp dụng hình thức khen thƣởng phù hợp với thành tích ở các mức nhƣ Giấy khen do Giám đốc sở khen, hoặc đề nghị cấp trên tặng bằng khen và các danh hiệu cao quý khác, đồng thời kèm theo thƣởng bằng tiền, hiện vật, hoặc nâng lƣơng trƣớc thời hạn.
Kỷ luật cán bộ, công chức cũng phải thực hiện nghiêm túc, đúng ngƣời, đúng hình thức kỷ luật, tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà có các hình thức kỷ luật khác nhau nhƣ khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc đồng thời cũng phải gắn với quyền lợi kinh tế nhƣ chậm tăng lƣơng 1 năm, 2 năm, 3 năm; hoặc hạ bậc lƣơng, không đƣợc chi tăng thu nhập.
4.3.3. Hoàn thiện và đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
Đây là giải pháp quan trọng và quyết định chất lƣợng cán bộ, công chức hiện nay. Trƣớc yêu cầu đổi mới một cách toàn diện, mọi mặt, ngƣời cán bộ công chức phải không ngừng rèn luyện, tu dƣỡng phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phải liên tục cập nhật thông tin, cập nhật các chủ trƣơng, đƣờng lối của đảng, pháp luật của nhà nƣớc, cập nhật chế độ chính sách tài chính, áp dụng vào thực tiễn công tác, không ngừng nâng cao chất lƣợng chuyên môn. Do vậy cán bộ công chức phải thƣờng xuyên đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng mới đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra.
Do đó, đòi hỏi phải đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công chức tại Sở Tài chính Hải Dƣơng để có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất và bản lĩnh để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sẵn sàng đón nhận thử thách, áp lực ngày càng gia tăng trong giai đoạn hiện nay.
Muốn vậy, cơ quan phải chủ động xây dựng đƣợc kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng một cách khoa học, phải tổ chức các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa, vai trò của công tác đào tạo, bồi dƣỡng. Đồng thời phổ biến, quán triệt đề cao tinh thần học tập và tự học tập suốt đời của cán bộ, công chức; xác định rõ việc học tập để đáp ứng yêu cầu của công tác chuyên môn, học tập để đảm bảo các tiêu chuẩn trình độ phù hợp với ngạch công
chức, chức danh lãnh đạo, quản lý. Từ đó hình thành nhận thức đúng về đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức.
Tổ chức đào tạo phải có mục tiêu, phải phù hợp với đặc điểm tình hình chung của cơ quan, của cán bộ công chức nhƣ về thời gian, trình độ, đối tƣợng đào tạo.
Muốn vậy phải phân loại đối tƣợng đào tạo, xem cán bộ, công chức nào còn yếu điểm gì cần đào tạo, đào tạo ở đâu cho phù hợp, đồng thời tìm hiểu tâm tƣ nguyện vọng của cán bộ công chức về nhu cầu đào tạo, hoàn cảnh gia đình.
Qua thực trạng và kết quả đào tạo 3 năm 2012-2014 nhƣ đã đáng giá thì trong thời gian tới sở Tài chính cần tập trung đào tạo những trình độ sau:
Bên cạnh việc khuyến khích, động viên cán bộ, công chức tự nghiên cứu, tự đào tạo, hoặc có nguyện vọng đƣợc đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ thì phải tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức về lý luận chính trị, về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Trong đó tập trung vào trình độ chuyên môn để cán bộ công chức thạo "nghề".
Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ở đây gồm : Kỹ năng quản lý tài chính ngân sách; về hạch toán kế toán; về quản lý tài sản công; Kỹ năng về thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn của nhà nƣớc, Các kỹ năng mềm trong công sở nhƣ văn hoá ứng xử, phƣơng pháp làm việc; các kiến thức về tin học, ngoại ngữ...
Ngoài những kiến thức chung nhất trong nội dung đào tạo phải có những kiến thức chuyên sâu theo nhóm cán bộ, công chức theo vị trí việc làm.
Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá sau quá trình đào tạo bồi dƣỡng để thấy chất lƣợng đào tạo và khả năng tiếp thu của từng cán bộ, công chức sau đào tạo. Trong thực tế nhiều cán bộ công chức đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng sau quá trình đào tạo bối dƣỡng đƣợc các cơ sở đào tạo cấp các chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo, nhƣng khi về cơ quan
công tác không phát huy hiệu quả, nên cơ quan cần tổ chức kiểm tra, đánh giá lại có kế hoạch đào tạo tiếp.
Xây dựng cơ chế đề cao và khuyến khích cán bộ, công chức tự học; trao quyền và trách nhiệm cho cán bộ, công chức trong việc lựa chọn chƣơng trình, địa điểm và thời gian tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng để không ngừng nâng cao năng lực công tác.
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phƣơng tiện cho cán bộ, công chức đi đào tạo bồi dƣỡng nhƣ hỗ trợ về học phí; tài liệu, thời gian, đặc biệt phải coi thời gian cán bộ, đi công chức đi đào tạo nhƣ thời gian công tác tại cơ quan để đánh giá bình xét thi đua hàng năm. Với chức năng nhiệm vụ của mình tham mƣu với UBND tỉnh quyết định tăng mức hỗ trợ bằng tiền đối với cán bộ, công chức sau khi đƣợc các cơ sở đào tạo trong và ngoài nƣớc công nhận học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ.
Ngoài việc tạo điều kiện về vật chất khuyến khích đào tạo thì vấn đề quan trọng nhất tác động đến đổi mới đào tạo hiện nay, đó là việc phân công