0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 43 -43 )

5. Bố cục của Luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

*) Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài nghiên cứu và đƣợc tác giả thu thập thông qua các báo cáo, các sổ theo dõi về tình hình đội ngũ cán bộ của sở Tài chính, tỉnh Hải Dƣơng. Ngoài ra, tác giả còn thu thập các số liệu thông qua các phƣơng tiện đại chúng: đài, báo, ti vi, internet… để đảm đảm đƣợc tính thời sự của thông tin.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Đề tài thu thập tài liệu, thông tin từ các cơ quan thống kê, cơ quan chuyên môn nhƣ: Cục Thống kê tỉnh Hải Dƣơng, Sở Tài chính tỉnh Hải Dƣơng, UBND tỉnh Hải Dƣơng…

*) Số liệu sơ cấp

Tác giả dự kiến nguồn số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi với đối tƣợng:

- Thứ nhất, về phía ngƣời dân địa phƣơng.

- Thứ hai, về phía đội ngũ cán bộ công chức tại sở Tài chính tỉnh Hải Dƣơng

Mục đích của phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng (Những đối tƣợng đƣợc phỏng vấn này phải đảm bảo đã và đang đến làm việc với các cán bộ công chức của Sở Tài chính tỉnh Hải Dƣơng) nhằm xem xét kỹ năng giải quyết công việc, phẩm chất đạo đức, thái độ trách nhiệm với công việc, của các cán bộ công chức của sở Tài chính tỉnh Hải Dƣơng theo đánh giá của đối tƣợng đến làm việc với các cán bộ công chức.

Việc xem xét các nhân tố chủ quan tác động đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức của sở Tài chính tỉnh Hải Dƣơng thông qua góc nhìn của chính những cán bộ này thông qua bảng câu hỏi. Mục đích của việc phỏng vấn những đối tƣợng này nhằm xem xét: tác động của cơ chế tuyển dụng, chế độ lƣơng thƣởng, quy trình cách thức đánh giá… đến chất lƣợng của đội ngũ cán bộ công chức của Sở.

Để có đƣợc đánh giá trực tiếp về chất lƣợng cán bộ, công chức tại sở Tài chính tỉnh Hải Dƣơng, tác giả dự kiến sẽ tiến hành điều tra thu thập số liệu sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên đơn giản.

Để thuận tiện cho quá trình tính toán và xử lý số liệu, tác giả tiến hành phát 150 phiếu hỏi với kỳ vọng thu về 100 phiếu để sử dụng vào phân tích trong nghiên cứu cho mỗi mục tiêu cụ thể. Nội dung bảng hỏi (Phụ lục đính kèm), tác giả cũng sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ khác nhau để xác định ý kiến của ngƣời dân về chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức và ý kiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

của bản thân các cán bộ công chức về các nhân tố ảnh hƣởng chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức sở Tài chính tỉnh Hải Dƣơng.

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

* Phương pháp tổng hợp thông tin

Phƣơng pháp tổng hợp là phƣơng pháp liên kết các yếu tố, các thành phần thành thông tin thu thập đƣợc, thành một chỉnh thể có tính chất lớn hơn tổng các tính chất của các yếu tố ban đầu.

Mục tiêu tổng hợp dữ liệu thông tin là liệt kê tất cả các dữ liệu có liên quan đến miền dữ liệu thu thập.

+ Ƣu điểm: Bằng phƣơng pháp tổng hợp, các ý tƣởng, các sự kiện đƣợc tập hợp thành một toàn thể, đi từ các nguyên lý, nguyên nhân đến các kết quả. Ngoài công dụng chính là trình bày, chứng minh, tổng hợp còn đƣợc dùng trong việc phát hiện và sáng chế khoa học, khám phá ra đƣợc các hợp chất mới bằng cách tổng hợp các chất đơn giản (tổng hợp sáng tạo); sự phân loại các sinh vật, sự hệ thống hóa các định luật riêng rẽ thành nguyên lý.

+ Nhƣợc điểm: Tổng hợp không thể đầy đủ hoàn toàn vì khó đạt đƣợc đến một tổng thể tuyệt đối mà mọi sự có thể từ đó suy ra một cách tất nhiên; bởi vì ta không nắm đƣợc chân lý hoàn toàn, nhất định và kiến thức của ta bao giờ cũng còn thiếu sót.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là hệ thống các phƣơng pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lƣợng) của những hiện tƣợng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thƣớc đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lƣợng về số liệu. Để hiểu đƣợc các hiện tƣợng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm đƣợc các phƣơng pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay đƣợc sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này nhƣ sau:

- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.

- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

- Thống kê tóm tắt (dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phƣơng này đƣợc sử dụng sau khi số liệu đã đƣợc tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phƣơng pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, lƣợng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức

Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, để đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức tại sở Tài chính nhƣ sau:

Nhóm chỉ tiêu này đƣợc phản ánh thông qua: Số lƣợng, độ tuổi, giới tính của đội ngũ cán bộ, công chức.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng cán bộ, công chức

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức là những kiến thức chuyên sâu đƣợc biểu hiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học... Đây là những kiến thức mà nếu thiếu, cán bộ, công chức cấp sẽ lúng túng trong việc giải quyết công việc, chắc chắn sẽ khó hoàn thành công việc, hiệu quả quản lý nhà nƣớc sẽ thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

- Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức: Cao cấp, trung cấp và chƣa qua đào tạo - là cơ sở xác định quan điểm, lập trƣờng của cán bộ, công chức. Thực tế cho thấy nếu cán bộ, công chức có lập trƣờng chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tƣởng cách mạng thì sẽ đƣợc nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động đƣợc nhân dân thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc.

- Trình độ quản lý nhà nƣớc của đội ngũ cán bộ, công chức là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nƣớc, đòi hỏi các nhà quản lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý.

- Phẩm chất chính trị của ngƣời cán bộ, công chức: Là tiêu chí quan trọng quyết định năng lực quản lý nhà nƣớc của cán bộ, công chức. Phẩm chất chính trị là động lực tinh thần thúc đẩy cán bộ vƣơn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao.

- Trình độ năng lực, các kỹ năng giải quyết công việc, mức độ hoàn thành công việc, mức độ sẵn sàng đáp ứng những thay đổi của công việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CỦA SỞ TÀI CHÍNH HẢI DƢƠNG

3.1. Khái quát chung về sở Tài chính tỉnh Hải Dƣơng

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhận rõ đƣợc vị trí và tầm quan trọng đặc biệt đối với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, ngày 28/8/1945 Đảng và Nhà nƣớc ta đã quyết định thành lập ngành Tài chính Việt Nam.

Đến nay, trải qua 70 năm xây dựng và trƣởng thành, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với ngành Tài chính cả nƣớc đội ngũ cán bộ, nhân viên Sở Tài chính Hải Dƣơng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, khắc phục mọi khó khăn, năng động sáng tạo, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đƣợc giao. Hàng năm, số thu ngân sách của tỉnh đều tăng với tốc độ cao, bình quân 10 năm gần đây tăng trên 20%/năm. Năm 1997, năm đầu tái lập tỉnh, thu ngân sách mới đạt 450 tỷ đồng, thì năm 2014 đạt trên 6.000 tỷ đồng, tăng hơn 13 lần.

Đặc biệt là, những năm gần đây Sở Tài chính Hải Dƣơng đã tích cực đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông. Thƣờng xuyên nâng cao chất lƣợng, bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần, thái độ, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, nhân viên. Tích cực đầu tƣ trang thiết bị, điều kiện làm việc, hiện đại hoá công sở, làm tốt công tác thẩm định, xét duyệt hồ sơ, thủ tục, dự án, kịp thời tháo gỡ các vƣớng mắc của tổ chức, cá nhân, đến quan hệ giao dịch, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiện tại, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính đƣợc quy định tại Quyết định số 50/2009/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng, cụ thể nhƣ sau:

3.1.1. Vị trí, chức năng

- Sở Tài chính Hải Dƣơng là cơ quan chuyên môn tham mƣu và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tài chính, ngân sách nhà nƣớc, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nƣớc; các quỹ tài chính nhà nƣớc, đầu tƣ tài chính, tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán độc lập, giá cả và hoạt động dịch vụ tài chính (gọi chung là lĩnh vực Tài chính) tại địa phƣơng theo qui định của pháp luật.

- Sở Tài chính Hải Dƣơng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh Hải Dƣơng đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao, cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính Hải Dƣơng hiện tại bao gồm:

- Ban lãnh đạo gồm: 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức Sở Tài chính Hải Dƣơng

(Nguồn: Sở tài chính tỉnh Hải Dương)

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Tài chính doanh nghiệp Phòng Tài chính đầu tƣ Phòng Kế hoạch ngân sách Văn phòng Trung tâm Tƣ vấn Dịch vụ tài chính Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp Phòng Thanh tra Phòng Tin học và thống kê tài chính Phòng Ngân Sách Xã Phòng Quản lý Giá – Công sản

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC 39

3.2. Thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức tại Sở Tài chính tỉnh Hải Dƣơng tỉnh Hải Dƣơng

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nền hành chính nƣớc ta bao gồm ba bộ phận cấu thành là: Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính, cơ cấu nhân sự và cơ chế vận hành nền hành chính. Ba bộ phận đó liên hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau, trong đó cơ cấu tổ chức nhân sự có vị trí quan trọng nhất, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc hoạt động trong bộ máy hành chính từ trung ƣơng đến cơ sở.

Chất lƣợng cán bộ, công chức thể hiện qua nhiều tiêu chí độ tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nƣớc và trình độ lý luận chính trị. Thống kê về các tiêu chí trên đối với đội ngũ cán bộ, công chức tại Sở Tài chính tỉnh Hải Dƣơng cho những kết quả sau đây:

3.2.1. Thực trạng số lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Sở Tài chính Hải Dương

3.2.1.1. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức của sở Tài chính tỉnh Hải Dương

- Cán bộ, công chức đƣợc tuyển dụng đều trình độ chuyên môn và lý luận chính trị, có lập trƣờng quan điểm chính trị vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết gắn bó với tổ chức, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn tin tƣởng vào đƣờng lối lãnh đạo của Đảng, chính sách của pháp luật của nhà nƣớc. Một số đƣợc đào tạo cơ bản có trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ công tác chuyên sâu về Tài chính, kinh tế, đáp ứng đƣợc những yêu cầu cao về kỹ năng xử lý trong công việc thực tiễn;

- Có hiện tƣợng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ, công chức trong cơ quan và từng đơn vị trong nhiều năm qua, nhƣng chƣa có giải pháp hữu hiệu giải quyết, khắc phục, thƣờng là đối tƣợng có năng lực hạn chế, đã lớn tuổi, có quá trình công tác, khó điều chuyển hoặc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ. Bên cạnh, có đơn vị có chỉ tiêu biên chế nhƣng chƣa chọn đƣợc ngƣời đủ

tiêu chuẩn để bổ sung. Đặc biệt thiếu những chuyên gia giỏi, đầu ngành trong những lĩnh vực chuyên môn đƣợc coi là “nóng” hiện nay.

- Có trình độ quản lý nhà nƣớc, kỹ năng, nghiệp vụ công tác chuyên môn tuy đƣợc nâng lên nhƣng nhìn chung trình độ, năng lực chƣa ngang tầm, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ trong lộ trình hội nhập giai đoạn hiện nay.

Số ít còn hạn chế về trình độ hiểu biết kinh tế, nhất là kiến thức về hội nhập kinh tế thế giới, khoa học kỹ thuật, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng hoạt động công tác công chức, công tác chuyên môn; một số còn ngại học tập, không đủ năng lực tham gia quản lý kinh tế, thiếu năng động, linh hoạt, còn hoạt động theo tƣ duy cũ, nặng tính hành chính, sự vụ, chƣa sâu sát thực tế, cơ sở. Khả năng nghiên cứu, đề xuất, định hƣớng còn hạn chế.

Số cán bộ trẻ, chƣa qua thực tiễn, thiếu kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu tổng hợp về các hoạt động của cơ quan.

- Tuổi đời bình quân đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan Sở Tài chính khá trẻ (trung bình là 38 tuổi), tuy nhiên chất lƣợng không đồng đều, hơn nữa chế độ chính sách cho cán bộ chậm đổi mới hoặc chƣa đủ sức thu hút, động viên và khuyến khích, nhƣ cơ sở vật chất, phƣơng tiện đi lại, bộ máy tổ chức chƣa ổn định, thu nhập chƣa đáp ứng, chƣa chú trọng vào việc tạo động lực cho cán bộ công chức…từ đó ảnh hƣởng không tốt đến tƣ tƣởng, độ tin cậy, chất lƣợng và hiệu quả thực thi công vụ.

Khối lƣợng công việc nhiều, tính chất yêu cầu cao, phạm vi công tác rộng, trong khi số lƣợng cán bộ có kỹ năng làm việc tốt lại rất ít. Do vậy những cán bộ giỏi gặp nhiều khó khăn khi vừa đảm nhận nhiệm vụ vừa tham gia đào tạo, bồi dƣỡng và tự học. Số ít còn ngại học tập, nhất là học tập theo

phƣơng pháp học tập tích cực; còn thiếu tính năng động, linh hoạt, mang dấu ấn của tƣ duy cũ, hành chính sự vụ, chƣa sâu sát cơ sở, ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 43 -43 )

×