Phân tích nợ xấu ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh gò quao – kiên giang (Trang 56 - 63)

Trong hoạt động kinh tế, bất kỳ hoạt động chính nào cũng nhằm mục đích lợi nhuận, hoạt động của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ. Song song với mức lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tiền tệ mang đến thì độ rủi ro từ hoạt động này cũng tƣơng ứng. Ngân hàng có rất nhiều rủi ro nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản… và đặc biệt là rủi ro tín dụng mà biểu hiện đầu tiên của nó là nợ xấu. Nợ xấu không chỉ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng mà còn ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng. Vì vậy, mọi ngân hàng đều cố gắng giảm nợ xấu xuống đến mức tối thiểu.

Qua 3 năm 2010-2012 tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng đƣợc kiểm soát ở mức thấp và có xu hƣớng giảm dần qua các năm, tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lại có sự tăng đột biến của nợ xấu. Nhìn chung, nợ xấu chủ yếu của ngân hàng là nợ xấu thì các khoản vay ngắn hạn.

+ Cụ thể năm 2010, nợ xấu ngắn hạn là 916 triệu đồng, chiếm 78,02% tổng nợ xấu của ngân hàng. Năm này có mức nợ xấu tăng cao nhƣ vậy là vì trong năm 2010 nền kinh tế còn gặp khó khăn, một bộ phần ngƣời dân trồng lúa trong địa bàn huyện bị thất thu nên những khoản nợ xấu còn gia hạn từ năm 2009 không thể thu hồi lại đƣợc, thêm vào đó là sự tăng trƣởng trong doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2010 cũng làm phát sinh thêm một số món nợ xấu cho ngân hàng.

+ Tình hình trên có chiều hƣớng phát triển tốt trong năm 2011, nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng giảm mạnh, giảm 31,11% so với năm 2010 và chỉ còn 631 triệu đồng. Nguyên nhân của việc này là do ngân hàng đôn đốc cán bộ tín dụng đi thu hồi các khoản nợ xấu còn tồn đọng từ năm 2010, nếu các món nợ này không thể thu hồi bằng tiền mặt thì ngân hàng tập trung giải quyết bằng phƣơng pháp xử lý tài sản đảm bảo mà khách hàng đã làm hợp đồng thế chấp với ngân hàng. Viêc này làm cũng góp phần làm giảm nợ xấu cho ngân hàng. Ngoài ra, không thể không nói đến trong năm 2011, nền kinh tế có nhiều chuyển biến tốt, sản xuất kinh doanh đƣợc phục hồi, nhất là đối với các hộ nông dân đã đƣợc hƣớng dẫn phƣơng án sản xuất kinh doanh, điều này làm cho ngƣời dân thu đƣợc lợi ích từ hoạt động sản xuất của mình, từ đó có tài sản để trả nợ cho ngân hàng, vì vậy nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng trong năm 2011 đã giảm đi đáng kể.

+ Điều tƣơng tự cũng diễn ra trong năm 2012, khi tình hình nợ xấu của ngân hàng tiếp tục có xu hƣớng giảm, giảm 60,22% so với năm 2011, giảm 380 triệu đồng, xuống còn 251 triệu đồng. Tình hình nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng cho đến thời gian này cải thiện, trong khi doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng không ngừng tăng thì nợ xấu lại giảm đi đáng kể. Để đạt đƣợc điều này phải kể đến công tác đôn đốc thu nợ của ngân hàng, bằng nhiều biện pháp khác nhau, cả biện pháp thƣơng lƣợng lẫn những biện pháp mạnh khác.

45

Bảng 4.11: Nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Bảng báo cáo phòng KH – KD, NHNo&PTNT huyện Gò Quao 3 năm 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013/6T 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 916 78,02 631 82,05 251 86,85 452 70,96 550 42,57 -285 -31,11 -380 -60,22 98 21,68 Trung và dài hạn 258 21,98 138 17,95 38 13,15 185 29,04 742 57,43 -120 -46,51 -100 -72,46 557 301,08 Tổng cộng 1.174 100,00 769 100,00 289 100,00 637 100,00 1.292 100,00 -405 -34,50 -480 -62,42 655 102,83

46

+ Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng có diễn biến khác 3 năm vừa qua, mặc dù năm 2012 nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng đã giảm xuống, nhƣng đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lại tăng lên, đạt giá trị là 550 triệu đồng, tăng 98 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân của việc này là do trong năm 2012, một số món vay dành cho chăn nuôi gia súc, đặc biệt là nuôi lợn đã đƣợc ngân hàng giải ngân cho khách hàng, nhƣng dịch heo tai xanh có dấu hiệu bùng nổ vào cuối năm này đã làm cho các món vay này tạm thời không có khả năng chi trả cho ngân hàng, vì vậy trong 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng đã tăng lên. Điều này không cho đại diện cho tình hình nợ xấu của ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2013, điển hình nhƣ năm 2012, 6 tháng đầu năm 2012 nợ xấu là 452 triệu đồng, thì đến cuối năm đã giảm xuống còn 251 triệu đồng. Trong năm 2013, tính đến thời điểm này, bệnh heo tai đã có những dấu hiệu đƣợc kiềm chế, tạo tín hiệu lạc quan cho ngân hàng trong việc thu hồi các món vay kể trên.

4.2.4.1. Nợ xấu ngắn hạn theo đối tƣợng kinh tế

Do đối tƣợng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các nhân và hộ gia đình nên nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng cũng chỉ phát sinh từ đối tƣợng khách hàng này. Trong cơ cấu nợ xấu theo đối tƣợng kinh tế của ngân hàng thì nợ xấu ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình chiếm 100% qua các năm.

Tình hình biến động nợ xấu ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình cũng là tình hình biến động chung về nợ xấu của ngân hàng. Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình giảm xuống so với năm 2010, còn 631 triệu đồng. Sự sụt giảm này là do các biện pháp thu nợ thích hợp của ngân hàng đối với một số món vay từ cá nhân, hộ gia đình. Đến năm 2012, nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng lại tiếp tục giảm, chỉ còn 251 triệu đồng, giảm 60,22% so với cùng kỳ năm 2011. Đây là do ngân hàng đã có kinh nghiệp trong việc xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu ngắn hạn lại tăng mạnh, tăng 98 triệu đồng so với cùng kỳ, đạt mức 550 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng nợ xấu ngắn hạn này đa số là từ các hộ vay vốn để nuôi gia súc trong năm 2012, nhƣng lại bị ảnh hƣởng bởi dịch heo tai xanh nên mất khả năng trả nợ, dẫn đến nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao. Nhƣng với tình hình dịch bệnh đã đƣợc kiểm soát tính đến thời gian này thì khả năng trả đƣợc nợ của các hộ nói trên là khả quan, thêm vào đó, ngân hàng hiện nay đã có kinh nghiệm trong việc xử lý nợ xấu của mình, giống nhƣ tình hình diễn biến nợ xấu trong 3 năm qua, rất có thể cuối năm 2013, ngân hàng sẽ làm giảm mức nợ xấu ngắn hạn này xuống một mức thấp hơn nữa, tạo lòng tin cho các khách hàng của mình, cũng nhƣ ngăn cản tâm lý day dƣa trả nợ và để nợ quá hạn lâu dài của một số khách hàng khác.

47

Bảng 4.12: Nợ xấu ngắn hạn theo đối tƣợng kinh tế qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013/6T 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Cá nhân, hộ gia đình 916 100,00 631 100,00 251 100,00 452 100,00 550 100,00 -285 -31,11 -380 -60,22 98 21,68

DN ngoài quốc doanh 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 - 0 - 0 -

Tổng cộng 916 100,00 631 100,00 251 100,00 452 100,00 550 100,00 -285 -31,11 -380 -60,22 98 21,68

48

4.2.4.2. Nợ xấu ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế.

Nhìn chung, nợ xấu ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế cũng có nhiều chuyển biến tốt, giảm dần qua các năm. Hầu hết các ngành kinh tế đều có xu hƣớng giảm nợ xấu ngắn hạn. Hai nhóm ngành dịch vụ và các nhóm ngành khác có tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn thấp nhất trong các ngành kinh tế, tiếp đến là nhóm ngành công nghiệp – xây dựng, cao nhất là nhóm ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp. Điều này là phù hợp với tình hình cho vay ngắn hạn và doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng, với tỷ trọng của ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp là cao nhất, vì vậy các khoản nợ xấu ngắn hạn cũng nằm trong nhóm ngành này nhiều nhất là điều tất yếu.

a) Nông – lâm – ngƣ nghiệp

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nợ xấu ngắn hạn của ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng, trên 60% qua các năm qua, cụ thể là 68,90%, 75,59%, 67,49% trong 3 năm 2010 – 2012. Nguyên nhân của việc này là do doanh số cho vay ngắn hạn của ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành nghề kinh tế, vì vậy nợ xấu ngắn hạn cũng tăng theo. Mặt khác, với đặc thù là ngành nông nghiệp, thu nhập của ngƣời dân thƣờng không ổn định, nhất là với các hộ vùng sâu, thƣờng bị ảnh hƣởng nhiều bởi điều kiện thời tiết, dịch bệnh, thiên tai… bên cạnh đó, trong các năm gần đây, chi phí để sản xuất nông nghiệp nhƣ phân bón, giống, thuê nhà máy sấy lúa… đều tăng cao, vì vậy, lợi nhuận của ngƣời dân cũng giảm xuống, dẫn đến một số hộ mất khả năng trả nợ cho ngân hàng, làm cho nợ xấu ngành này luôn cao trong cơ cấu nợ. Điều đáng mừng là nợ xấu ngành này đã giảm dần qua các năm. Cụ thể trong năm 2011, nợ xấu của ngành là 483 triệu đồng, giảm 148 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012, nợ xấu lại tiếp tục giảm mạnh, giảm 64,86% so với năm 2011, chỉ còn 170 triệu đồng nợ xấu. Nguyên nhân của sự giảm xuống về nợ xấu này là do ngƣời dân đƣợc cán bộ kỹ thuật hƣớng dẫn cà chuyển giao công nghệ nên năng suất sản xuất tăng lên, góp phần tăng thu nhập của ngƣời dân. Cùng với đó là sự quan tâm phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp của chính phủ đã làm cho lĩnh vực này phát triển vƣợt bậc. Vì vậy chất lƣợng của những khoản cho vay ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp dần đƣợc nâng cao, nợ xấu của ngành này vì vậy cũng giảm dần. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu của ngành lại có chiều hƣớng tăng lên, đạt mức 326 triệu đồng. Nguyên nhân của việc này là do ảnh hƣởng của dịch heo tai xanh vào cuối năm 2012, làm cho một số khoản vay dành cho chăn nuôi bị mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy làm cho nợ xấu ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 tăng.

49

Bảng 4.13: Nợ xấu ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Bảng báo cáo phòng KH – KD, NHNo&PTNT huyện Gò Quao 3 năm 2010 – 2013, 6 tháng đầu năm 201

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013/6T 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông lâm ngƣ nghiệp 631 68,90 483 76,59 170 67,49 346 76,50 326 59,27 -148 -23,45 -313 -64,86 -20 -5,70 Công nghiệp - xây dựng 176 19,21 76 12,00 50 19,89 50 11,06 50 9,09 -100 -56,98 -26 -33,92 0 0,00 Dịch vụ 34 3,70 50 7,93 25 10,00 35 7,74 75 13,64 16 47,57 -25 -49,71 40 114,29 Khác 75 8,19 22 3,48 7 2,62 21 4,69 99 18,00 -53 -70,73 -15 -69,94 78 366,95 Tổng 916 100,00 631 100,00 251 100,00 452 100,00 550 100,00 -285 -31,14 -379 -60,13 98 21,70

50

b) Công nghiệp – xây dựng

Trong khi ngành công nghiệp – xây dựng có doanh số cho vay ngắn hạn thấp nhất trong các ngành nghề kinh tế, thì nợ xấu ngắn hạn của ngành này lại có tỷ trọng đứng thứ hai trong các ngành, chỉ sau ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp. Các khoản nợ xấu của ngành này chủ yếu là phát sinh từ những khoản vay xây dựng nhà cửa của ngƣời dân. Nợ xấu ngắn hạn ngành năm 2011 là 76 triệu đồng, giảm 100 triệu đồng so vơi năm 2010, do ngân hàng đôn đốc thu nợ từ các món vay xây dựng nhà cửa còn tồn động trong năm 2010. Đến năm 2012, nợ xấu lại giảm 26 triệu đồng, và còn 50 triệu đồng. Tình trạng này duy trì cho đến 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng nên xem xét xử lý món nợ này..

c) Dịch vụ

Ngành dịch vụ có số nợ xấu khá thấp trong tổng dƣ nợ của ngân hàng và có xu hƣớng tăng giảm không ổn định. Năm 2011, nợ xấu của ngành tăng 16 triệu đồng, đạt 50 triệu đồng. Đến năm 2012 lại giảm xuống còn 25 triệu đồng. Nguyên nhân của việc ngành có nợ thấp là do ngành có chiều hƣớng phát triển tốt trong địa bàn huyện, chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, và có thu nhập ổn định. Vì vậy, đa số khách hàng từ nhóm ngành này thƣơng thực hiện tôt nghĩa vụ trả nợ, đầy đủ và đúng hạn, tuy vẫn còn một số món vay chƣa thu hồi đƣợc, nhƣng có giá trị rất nhỏ so với tổng doanh số cho vay ngắn hạn của ngành dịch vụ. Đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu của ngành là 75 triệu đồng, tăng 40 triệu đồng so với cùng kỳ. Với sự tăng trƣởng của dƣ nợ ngắn hạn của ngành, nợ xấu tuy cũng tăng, nhƣng biến động không lớn, cho thấy cac khoản vay cho ngành dịch vụ là những khoản vay có chất lƣợng.

d) Các ngành khác

Nợ xấu ngắn hạn của các ngành khác, chủ yếu là từ các món vay tiêu dùng, có xu hƣớng giảm mạnh trong 3 năm 2010 – 2012. Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn của ngành giảm 70,73% so với năm 2010, còn 22 triệu đồng. Đến năm 2012 lại tiếp tục giảm 15 triệu đồng, chỉ còn 7 triệu đồng nợ xấu. Nguyên nhân của việc này là do các món vay tiêu dùng chủ yếu là các khoản vay phục vụ cán bộ, công nhân viên chức vay qua lƣơng, cho nên chất lƣợng tín dụng của các món vay này khá tốt. Ngoài các khoản vay này, phần còn lại chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu mua sắm thiết bị, vật dụng trong gia đình của ngƣời dân, đây là các khoản vay bị ảnh hƣởng bởi tình hình sản xuất kinh doanh của ngƣời dân, nếu kinh doanh không tốt thì không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, vì vậy nợ xấu ngắn hạn của ngành chủ yếu là từ các khoản vay này. Trong 3 năm qua, việc sản xuất kinh doanh của các hộ này khá tốt, vì vậy việc trả nợ cho ngân hàng đƣợc đảm bảo, làm cho nợ xấu cũng vì vậy mà giảm theo. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu lại tăng trƣởng mạnh, tăng 366,95% so với cùng kỳ năm 2012, đạt

51

99 triệu đồng. Nguyên nhân của việc này là do một hộ sản xuất trong địa bàn thị trấn gặp khó khăn, dẫn đến việc mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng đang xem xét giải quyết món nợ này.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh gò quao – kiên giang (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)