Dƣ nợ ngắn hạn phản ánh tình hình cho vay và thu nợ nhƣ thế nào tại thời điểm báo cáo, đồng thời cho biết số tiền ngân hàng còn phải thu từ khách hàng. Dƣ nợ ngắn hạn là chỉ tiêu đƣợc ngân hàng quan tâm hàng đầu, dƣ nợ càng tăng chứng tỏ quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng mở rộng.
37
Dƣ nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dƣ nợ của ngân hàng, tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng năm 2010, 2011, 2012 và tháng 6 đầu năm 2013 lần lƣợt là 74,49%, 78,39%, 79,86% và 81,94%. Nguyên nhân chủ yếu của việc dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là vì ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Dƣ nợ ngắn hạn có tốc độ tăng trƣởng ổn định qua các năm. Năm 2011, dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng là 175.539 triệu đồng, tăng 39,92% so với năm 2010. Đến năm 2012, dƣ nợ ngắn hạn đã tăng một khoảng là 58.938 triệu đồng và đạt mức 234.477 triệu đồng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, khoản mục này là 279.870 triệu đồng, đã tăng trƣởng 30,61% so với cùng kỳ năm 2012. Dƣ nợ ngắn hạn tăng trƣởng ổn định là do nhu cầu vốn ngắn hạn tăng nhanh trong những năm gần đây, dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng trƣởng nhanh, bên cạnh đó, ngân hàng tiến hành nhiều biện pháp thu nợ có hiệu quả, làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng trƣởng tƣơng ứng với doanh số cho vay ngắn hạn, vì vậy doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng cũng tăng trƣởng tƣơng ứng theo hai doanh số trên. Dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng trƣởng ổn định cho thấy tình hình tín dụng ngắn hạn của ngân hàng đang phát triển theo chiều hƣớng tốt, ngân hàng vừa thực hiện công tác mở rộng cho vay có hiệu quả, và công tác thu nợ ngắn hạn cũng tốt. Dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng chiếm đa số là dƣ nợ từ ngành nông nghiệp và dịch vụ, hai ngành có mức tăng trƣởng khá tốt kể cả doanh số cho vay hay thu nợ của ngân hàng. Tuy dƣ nợ ngắn hạn thể hiện quy mô tín dụng của ngân hàng, nhƣng nó cũng thể hiện đƣợc các món vay chƣa thu hồi của ngân hàng, vì vậy, tuy dƣ nợ tăng trƣởng tốt, nhƣng ngân hàng vẫn phải quan tâm nhiều đến doanh số thu nợ ngắn hạn của mình, không để phát sinh nhiều món nợ quá hạn, dẫn đến một nguyên nhân làm cho dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng cao.
Tóm lại, tình hình tăng trƣởng dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng trong mấy năm qua đều tăng trƣởng ổn định. Trong đó, ngân hàng cần phải chú trọng vào những đối tƣợng khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ, những khách hàng có uy tín để đầu tƣ vốn một cách hợp lý, sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận cho khách hàng và ngân hàng, từ đó làm cho nền kinh tế của địa phƣơng ngày càng phát triển.
38
Bảng 4.8: Dƣ nợ ngắn hạn theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013/6T 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 125.456 74,49 175.539 78,39 234.477 79,86 214.280 82,68 279.870 81,94 50.083 39,92 58.938 33,58 65.590 30,61 Trung hạn và dài hạn 42.960 25,51 48.385 21,61 59.147 20,14 44.873 17,32 61.681 18,06 5.425 12,63 10.762 22,24 16.808 37,46 Tổng cộng 168.416 100,00 223.924 100,00 293.624 100,00 259.153 100,00 341.551 100,00 55.508 32,96 69.700 31,13 82.398 31,80
39
4.2.3.1. Dƣ nợ ngắn hạn theo đối tƣợng kinh tế
a) Cá nhân, hộ gia đình: Qua bảng số liệu thu nợ ngắn hạn theo đối tƣợng kinh tế, có thể thấy dƣ nợ ngắn hạn cá nhân và hộ gia đình chiếm tỷ trọng rất lớn, luôn chiếm hơn 98% dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng. Vì vậy, cùng với sự tăng trƣởng của dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng, khoản mục này cũng tăng trƣởng tƣơng ứng. Qua 3 năm 2010 – 2012, doanh số cho vay ngắn hạn dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình tƣơng ứng là 125.456 triệu đồng, 175.189 triệu đồng, 229.977 triệu đồng. Tính đến tháng 6 năm 2013, khoản mục này là 276.065 triệu đồng, tăng 29,04% so với cùng kỳ năm 2012. Việc tăng trƣởng này là do đối tƣợng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là cá nhân và hộ gia đình. Điều này phù hợp với đặc thù địa bàn huyện, là vùng sâu vùng xa, không có nhiều doanh nghiệp lớn.
b) Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Năm 2010, dƣ nợ ngắn hạn cá nhân và hộ gia đình chiếm 100% dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng. Nguyên nhân là vì trong năm 2010, ngân hàng có giải ngân 1.000 triệu đồng cho một doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhƣng số tiền này đã đƣợc thu hồi ngay trong năm nên dƣ nợ cuối năm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 0. Đến năm 2011, dƣ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhẹ, tăng 350 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự tăng trƣởng rất lớn về dƣ nợ ngắn hạn, tăng trƣởng 1185,71% so với cùng kỳ, đạt mức 4.500 triệu đồng. Nguyên nhân của việc này là do năm 2012, ngân hàng tiến hành giải ngân cho Công ty cổ phần và đầu tƣ xây dựng Kiên Giang nhằm thực hiện dự án trung tâm thƣơng mại xã Định Hòa, và công ty Foster nhằm thực hiện phƣơng án kinh doanh của mình. Tuy nhiên, 2 công ty này chƣa có trả nợ đƣợc cho ngân hàng, mà phải gia hạn, cho nên dƣ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng đột biến trong năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2013, con số này là 3.805 triệu đồng, do nhận đƣợc tiền thu nợ từ Công ty cổ phần và đầu tƣ xây dựng Kiên Giang do đã bán đƣợc một số lô đất trong khu dự án. Còn đối với khoản mục dƣ nợ ngắn hạn của cá nhân và hộ gia đình thì có sự tăng trƣởng ổn định, qua 3 năm 2010-2012, mỗi năm đều tăng trƣởng từ 30% trở lên, 39,64% vào năm 2011 và 31,27% vào năm 2012. Điều này cho thấy đa số khách hàng trong nhóm này có uy tín tín dụng là khá tốt.
Tuy khoản mục nợ ngắn hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự tăng trƣởng đột biến, nhƣng nhìn chung tỷ trọng của khoản mục này vẫn rất nhỏ trong tổng số dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng. Vì vậy, dƣ nợ ngắn hạn cá nhân – hộ gia đình là dƣ nợ chủ yếu của ngân hàng. Sự biến động của khoản nợ này cũng là sự biến động chung của tổng dƣ nợ tại ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải quan tâm nhiều đến nhóm đối tƣợng khách hàng này để dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng trƣởng ổn định.
40
Bảng 4.9: Dƣ nợ ngắn hạn theo đối tƣợng kinh tế qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013/6T 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) CN, HGĐ 125.456 100,00 175.189 99,80 229.977 98,08 213.930 99,84 276.065 98,64 49.733 39,64 54.788 31,27 62.135 29,04 DNNQD 0 0,00 350 0,20 4.500 1,92 350 0,16 3.805 1,36 350 - 4.150 1185,71 3.455 987,07 Tổng cộng 125.456 100,00 175.539 100,00 234.477 100,00 214.280 100,00 279.870 100,00 50.083 39,92 58.938 33,58 65.590 30,61
Nguồn: Bảng báo cáo phòng KH-KD, NHNo&PTNT huyện Gò Quao 3 năm 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm 2013
Chú thích:
+ CN, HGĐ: Cá nhân, hộ gia đình
41
4.2.3.2. Dƣ nợ ngắn hạn theo ngành nghề
Với sự biến động của doanh số cho vay ngắn hạn và thu nợ ngắn hạn của các ngành nghề kinh tế, dƣ nợ ngắn hạn cũng có sự biến động tƣơng tự, với ngành nghề nông – lâm – ngƣ nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng, tiếp theo là ngành dịch vụ, các ngành khác khác, và cuối cùng là ngành công nghiệp – xây dựng. Nhìn chung, dƣ nợ ngắn hạn ở các ngành có sự biến động khác biệt nhau. Ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp thì có sự gia tăng về dƣ nợ ngắn hạn trong các năm qua, còn các ngành còn lại thì có sự biến động không đều.
a) Nông – lâm – ngƣ nghiệp
Xét về mặt tỷ trọng thì ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp có xu hƣớng tăng, nguyên nhân do ngành nghề này có doanh số cho vay ngắn hạn cao nhất trong tất cả các ngành nghề cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng trong 3 năm qua của ngành này trong dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng là 70,83%, 78,98%, 85,39% và 82,23% trong 6 tháng đầu năm 2013. Xét về mặt giá trị, dƣ nợ ngắn hạn của nhóm ngành này năm 2011 là 138.634 triệu đồng, tăng 49.777 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012, dƣ nợ ngành này lại tăng trƣởng 44,43% đạt mức 200.229 triệu đồng. Và đến 6 tháng đầu năm 2013, dƣ nợ ngắn hạn có giá trị là 230.140 triệu đồng, tăng 51.603 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng không ngừng về dƣ nợ ngắn hạn của nhóm ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp là do ngành đƣợc sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng, có nhiều chuyển biến mới, ngƣời dân đa dạng hóa trong nông nghiệp, cây lúa không phải là cây trồng duy nhất, cùng với đó là ngƣời dân đƣợc chuyển giao khoa học – kỹ thuật, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất… tất cả những điều này làm cho các hộ nông nghiệp, nông thôn có nhu cầu vốn tăng cao, cũng đồng thời làm cho lợi nhuận của các hộ này có sự tăng trƣởng. Đối với ngân hàng, điều này làm cho công tác cho vay ngắn hạn, cũng nhƣ thu nợ ngắn hạn trở nên thuận lợi, làm cho dƣ nợ ngắn hạn của ngành này tăng trƣởng ổn định trong các năm vừa qua. Với sự tăng trƣởng này, có thể thấy ngân hàng có thể an tâm mở rộng cho vay với các món vay thuộc nhóm ngành kinh tế này.
b) Công nghiệp – xây dựng
Dƣ nợ ngắn hạn của nhóm ngành này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các ngành nghề kinh tế, dƣới 2% trong các năm qua, và có sự biến động không đều tƣơng ứng với mức doanh số cho vay ngắn hạn của ngành. Năm 2011, dƣ nợ ngắn hạn của ngành có giá trị là 2.595 triệu đồng, tăng 42,01% so với năm 2010. Đến năm 2012, lại có sự sụt giảm nhẹ, giảm 105 triệu đồng, chỉ còn 2.490 triệu đồng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, dƣ nợ ngắn hạn của ngành là 2.866 triệu đồng, giảm 402 triệu đồng so với cùng kỳ. Nguyên nhân dƣ nợ ngành này tăng
42
trƣởng không đều qua các năm là do nhu cầu xây dựng nhà cửa ngƣời dân khong đều qua các năm, thêm vào đó nếu địa phƣơng có nhu cầu xây dựng, nâng cấp đƣờng xá thì nhu cầu vốn ngành này sẽ tăng. Lấy ví dụ năm 2011, dƣ nợ ngắn hạn có sự tăng trƣởng là do dự án nâng cấp đƣờng nông thôn của huyện nhà đƣợc thi công, nên làm phát sinh doanh số cho vay ngắn hạn, dẫn đến dƣ nợ trong năm tăng. Ngoài ra, cũng có thể kể đến các nguyên nhân khác nhƣ dự án trung tâm thƣơng mại xã Định Hòa của Công ty cổ phần và đầu tƣ xây dựng Kiên Giang, vay vốn kinh doanh của công ty Foster… cũng làm tăng dƣ nợ ngắn hạn của ngành này.
c) Dịch vụ
Dƣ nợ ngắn hạn ngành dịch vụ có sự tăng trƣởng vào năm 2011, nhƣng lại sụt giảm vào năm 2012. Cụ thể năm 2011, dƣ nợ của ngành là 19.537 triệu đồng, tăng trƣởng 4,94% so với năm 2010. Nhƣng đến năm 2012 lại giảm 1.918 triệu đồng, chỉ còn 17.619 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng rồi sụt giảm của ngành là do năm 2011, nhu cầu vay vốn của các tiểu thƣơng trong các trung tâm thƣơng mại tăng cao, dẫn đến sự tăng trƣởng của dƣ nợ vào năm 2011. Nhƣng đến năm 2012, mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng có tăng lên nhƣng không theo kịp tốc độ tăng trƣởng của doanh số thu nợ ngắn hạn nên dƣ nợ ngắn hạn của ngành giảm vào năm này. Tính đến tháng 6 năm 2013, dƣ nợ ngắn hạn là 26.926 triệu đồng, tăng trƣởng 4,79% so với cùng kỳ năm 2012.
d) Các ngành khác
Dƣ nợ ngắn hạn của ngành này chủ yếu là dƣ nợ cho vay tiêu dùng. Qua 3 năm 2010-2012, dƣ nợ ngắn hạn của ngành này có xu hƣớng giảm dần. Cụ thể năm 2011, dƣ nợ ngắn hạn đã giảm 1.381 triệu đồng so với năm 2010, chỉ còn 14.773 triệu đồng, sự sụt giảm này là do tốc độ tăng trƣởng doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2011 cao hơn rất nhiều so với mức tăng trƣởng của doanh số cho vay ngắn hạn, 132,23% so với 40,70%, vì vậy làm cho dƣ nợ ngắn hạn của ngành giảm trong năm 2011. Năm 2012, mức dƣ nợ ngắn hạn là 14.139 triệu đồng, giảm 634 triệu đồng so với năm 2011. Dƣ nợ của ngành này là chủ yếu là dƣ nợ cho vay tiêu dùng, vì vậy đây là dƣ nợ chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi nền kinh tế. Khi kinh tế thuận lợi thì doanh số cho vay ngành này tăng ổn định, và ngƣợc lại khi nền kinh tế gặp khó khăn thì ngƣời dân thắt chặt chi tiêu làm cho nhu cầu vay vốn giảm xuống, cùng với đó là việc khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng. Điều này cũng giải thích cho lý do vì sao 6 tháng đầu năm 2013, dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng lại tăng trƣởng mạnh hơn cùng kỳ, tăng trƣởng 194,04%, đạt mức 21.428 triệu đồng. Ngoài ra, do cuối năm 2012, ngƣời dân vay vốn tiêu dùng nhiều hơn, phục vụ cho mục đích mua sắm cuối năm, làm cho doanh số cho vay tăng cao, dẫn đến dƣ nợ 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng.
43
Bảng 4.10: Dƣ nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ
tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013/6T 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) NLNN 88.857 70,83 138.634 78,98 200.229 85,39 178.537 83,32 230.140 82,23 49.777 56,02 61.595 44,43 51.603 28,90 CN - XD 1.827 1,46 2.595 1,48 2.490 1,06 3.268 1,52 2.866 1,02 768 42,01 -105 -4,05 -402 -12,29 DV 18.618 14,84 19.537 11,13 17.619 7,51 25.695 11,99 26.926 9,62 919 4,94 -1.918 -9,82 1.232 4,79 Khác 16.154 12,88 14.773 8,42 14.139 6,03 6.780 3,16 19.937 7,12 -1.381 -8,55 -634 -4,29 13.157 194,04 Tổng 125.456 100,00 175.539 100,00 234.477 100,00 214.280 100,00 279.870 100,00 50.083 39,92 58.938 33,58 65.590 30,61
Nguồn: Bảng báo cáo phòng KH – KD, NHNo&PTNT huyện Gò Quao 3 năm 2010 – 2012, 6 tháng đầu năm 2013
Chú thích:
+ NLNN: Nông – Lâm – Ngư nghiệp + CN-XD: Công nghiệp – Xây dựng + TMDV: Thương mại – Dịch vụ
44