Để đảm bảo đƣợc lợi nhuận của ngân hàng, thì doanh số cho vay cao vẫn chƣa đủ để xác định đƣợc hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mà song song với việc cho vay thì công tác thu nợ chính là yếu tố bổ sung vào việc đó. Vì có thu nợ mới bảo toàn đƣợc nguồn vốn và thu đƣợc lãi nhằm bù đắp các chi phí và đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận. Doanh số thu nợ ngắn hạn là chỉ tiêu thể hiện khả năng phân tích đánh giá, kiểm tra khách hàng của ngân hàng có thành công hay không. Việc thu hồi gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng là một tín hiệu tốt cho hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Vì vậy, cho vay đúng đối tƣợng, ngƣời đi vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, từ đó mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và ngƣời đi vay nói riêng, mà còn mang lại lợi ích cho sự phát triển nền kinh tế của huyện nhà nói chung. Vì vậy, để phân tích rõ hơn về hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, ta phải xem xét doanh số thu nợ ngắn hạn, để rõ hơn về hoạt động thu nợ của ngân hàng, ta có bảng số liệu sau:
31
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013/6T 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 158.351 82,10 202.545 83,20 269.334 86,04 182.251 87,80 201.227 88,10 44.194 27,91 66.789 32,97 18.976 10,41 Trung hạn và dài hạn 34.521 17,90 40.885 16,80 43.702 13,96 25.325 12,20 27.192 11,90 6.364 18,44 2.817 6,89 1.867 7,37 Tổng cộng 192.872 100,00 243.430 100,00 313.036 100,00 207.576 100,00 228.419 100,00 50.558 26,21 69.606 28,59 20.843 10,04
32
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng trƣởng ổn định qua các năm. Năm 2011, ngân hàng đã thu đƣợc 202.545 triệu đồng từ doanh số cho vay ngắn hạn, tăng 27,91% so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh số này lại tăng trƣởng ổn định với mức tăng trƣởng là 32,97% so với năm 2011, đạt mức 269.334 triệu đồng. Tính đến tháng 6 năm 2013, doanh số này là 201.227 triệu đồng, tăng 18.976 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng trƣởng ổn định này qua các năm là do các khoản vay chủ yếu ở ngân hàng là vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, ngân hàng thực hiện tốt quy trình cho vay từ công tác thẩm định cho đến quản lý món vay sau khi giải ngân và tiến hành thu nợ. Ngoài ra, cùng với sự nỗ lực của ngân hàng thì tình hình kinh tế của ngƣời đi vay cũng tác động đến doanh số thu nợ ngắn hạn. Trong những năm gần đây, đƣợc sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành đến với lĩnh vực nông nghiệp, và nông thôn nên thu nhập của ngƣời dân cũng đƣợc cải thiện đáng kể. Trong sản xuất kinh doanh, ngƣời dân đƣợc chuyển giao khoa học – kỹ thuật, phƣơng thức sản xuất… nên năng suất tăng cao, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, do địa bàn có ít ngân hàng khác nhau, ngƣời dân ý thức đƣợc việc trả nợ là cần thiết, để có khả năng vay vốn cho lần sản xuất kinh doanh tiếp theo, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng tiến hành thu nợ ngắn hạn. Từ những nguyên nhân trên, có thể nói tín dụng ngắn hạn của ngân hàng có chiều hƣớng phát triển tốt, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
4.2.2.1. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tƣợng kinh tế
Do đối tƣợng cho vay ngắn hạn chủ yếu của ngân hàng là cá nhân và hộ gia đình nên tỷ trọng doanh số thu nợ cá nhân và hộ gia đình chiếm gần nhƣ hoàn toàn doanh số thu nợ chung của ngân hàng, chiếm hơn 99% tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn. Vì vậy, biến động của doanh số thu nợ ngắn hạn của cá nhân và hộ gia đình cũng đại diện cho sự biến động chung của doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng. Khoản mục doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tuy có phát sinh thu nợ ngắn hạn nhƣng không ảnh hƣởng nhiều đến tình hình chung của ngân hàng. Cụ thể, năm 2011, tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ là 0,52% tỷ trọng chung của ngân hang, đạt giá trị 1.050 triệu đồng. Năm 2012, mức thu nợ ngắn hạn của khoản mục này lại giảm xuống, chỉ còn 350 triệu đồng, trong khi doanh số cho vay là 4.500 triệu đồng. Nguyên nhân của việc này là ngân hàng đã cho công ty Foster vay để mở rộng sản xuất, nhƣng công ty này chƣa thanh toán nợ đƣợc cho ngân hàng. Điều này cho thấy dấu hiệu không tốt của khoản mục thu nợ ngắn hạn doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong năm 2012. Đến tháng 6 năm 2013, công ty Foster trả thêm đƣợc cho ngân hàng một khoản là 695 triệu đồng. Ngân hàng cần có biện pháp thu nợ đối với doanh nghiệp.
33
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tƣợng kinh tế qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013/6T 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) CN – HGĐ 157.351 99,37 201.495 99,48 268.984 99,87 182.251 100,00 200.532 99,65 44.144 28,05 67.489 33,49 13.281 7,09 DNNQD 1.000 0,63 1.050 0,52 350 0,13 0 0,00 695 0,35 50 5,00 -700 -66,67 695 - Tổng cộng 158.351 100,00 202.545 100,00 269.334 100,00 182.251 100,00 201.227 100,00 44.194 27,91 66.789 32,97 13.976 7,46
Nguồn: Bảng báo cáo phòng KH-KD, NHNo&PTNT huyện Gò Quao 3 năm 2010-2012, 6 tháng đầu năm 2013
Chú thích:
+ CN, HGĐ: Cá nhân, hộ gia đình
34
4.2.2.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề
Qua bảng số liệu doanh số thu nợ ngắn hạn trên, ta có thể thấy có sự biến động về tỷ trọng của các ngành nghề trong các năm. Ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp tuy tăng có sự tăng giảm về tỷ trọng trong 3 năm qua, nhƣng xu hƣớng chung vẫn là tăng trƣởng: 61,01%; 57,44%; 61,03% qua 3 năm 2010-2012. Hai ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ lại có tỷ trọng giảm dần qua các năm. Với đặc thù của địa bàn, ngành công nghiệp – xây dựng không có nhiều món vay nên doanh số thu nợ thấp là phù hợp với tình hình cho vay của ngân hàng. Trong các nhóm ngành cho vay của ngân hàng, chỉ có nhóm các ngành khác là có tỷ trọng doanh số thu nợ là tăng trƣởng liên tục qua 3 năm.
a) Nông – lâm - ngƣ nghiệp
Nhóm ngành này có doanh số thu nợ ngắn hạn là cao nhất trong các ngành, và mức tăng trƣởng cũng tăng đều trong 3 năm qua. Cụ thể, năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành đạt mức 116.348 triệu đồng, tăng 20,42% so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh số này lại tăng trƣởng thêm 41,27%, và đạt đƣợc 164.363 triệu đồng. Tính đến tháng 6 năm 2013, mức doanh số này là 150.418 triệu đồng, tăng 25.781 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng ổn định và liên tục của doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành này là do doanh số cho vay của nhóm ngành này là cao nhất trong các nhóm ngành, vì vậy doanh số thu nợ cũng tăng trƣởng tƣơng ứng. Ngoài ra, trong các năm gần đây, tình hình kinh tế ổn định, sản xuất nông nghiệp đƣợc mở rộng dựa trên ứng dụng khoa học kỹ thuật và các chƣơng trình cải tạo vƣờn tạp phục vụ sản xuất rau màu, cho nên ngƣời dân sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, từ đó có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tuy vẫn còn các khoản nợ chƣa thu hồi đƣợc, nhƣng những khoản nợ này chỉ chiếm tỷ trọng thấp.
b) Công nghiệp – xây dựng
Doanh số thu nợ ngắn hạn của nhóm ngành này là thấp nhất, chỉ chiếm một phần dƣới 1,5% doanh số thu nợ của ngân hàng, và có sự tăng trƣởng nhẹ về số tuyệt đối. Năm 2011, doanh số thu nợ tăng 116 triệu đồng, đạt giá trị 2.491 triệu đồng, tƣơng ứng với mức tăng trƣởng là 4,89%. Khoản mục này chỉ tăng thêm 10 triệu đồng vào năm 2012, và đạt đƣợc 2.501 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng đồng đều là này do 2 năm 2011-2012 có dự án xây dựng thi công tuyến đƣờng nông thôn Gò Quao, và mỗi năm đều có giải ngân 1,5 tỷ đồng cho đơn vị thi công công trình này, đồng vốn này đều đƣợc thu hồi ngay trong năm nên doanh số tăng trƣởng tƣơng tự nhau. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ là 1.120 triệu đồng, sự sụt giảm này là do công trình thi công nói trên đã hoàn thành dẫn đến mức cho vay không còn cao nhƣ năm trƣớc, cho nên doanh số thu nợ cũng không tăng cao.
35
Bảng 4.7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ
tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013/6T 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) NLNN 96.616 61,01 116.348 57,44 164.363 61,03 124.637 69,23 150.418 74,75 19.732 20,42 48.015 41,27 25.781 20,69 CN- XD 2.375 1,50 2.491 1,23 2.501 0,93 1.376 0,74 1.120 0,56 116 4,89 10 0,40 -256 -18,62 DV 48.883 30,87 59.374 29,31 66.760 24,79 30.950 16,53 33.890 16,84 10.491 21,46 7.385 12,44 2.940 9,50 Khác 10.477 6,62 24.331 12,01 35.710 13,26 25.288 13,50 15.799 7,85 13.854 132,23 11.378 46,76 -9.489 -37,52 Tổng 158.351 100,00 202.545 100,00 269.334 100,00 182.251 100,00 201.227 100,00 44.194 27,91 66.789 32,97 18.976 10,41
Nguồn: Bảng báo cáo phòng KH-KD, NHNo&PTNT huyện Gò Quao 3 năm 2010-2012, 6 tháng đầu năm 2013 Chú thích:
+ NLNN: Nông – Lâm – Ngư nghiệp + CN-XD: Công nghiệp – Xây dựng + TMDV: Thương mại – Dịch vụ
36
c) Dịch vụ
Nhóm ngành dịch vụ có doanh số thu nợ ngắn hạn đứng thứ nhì, chỉ sau nhóm nông – lâm – ngƣ nghiệp, và cũng có sự tăng trƣởng về mức thu nợ. Cụ thể năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn ngành dịch vụ là 59.374 triệu đồng, tăng 21,46% so với năm 2010. Năm 2012, doanh số này lại tăng lên 7.385 triệu đồng, đạt mức 66.760 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng trong 3 năm này là do huyện nhà đã triển khai nhiều dự án trung tâm thƣơng mại tại thị trấn và các xã trọng điểm làm cho doanh số cho vay tăng lên và doanh số thu nợ vì vậy cũng tăng tƣơng ứng. Ngoài ra, thu nhập của các hộ làm dịch vụ này cũng ổn định nên chất lƣợng tín dụng của các món vay này là khá cao. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn là 33.890 triệu đồng, tăng 2.940 triệu đồng so với cùng kỳ, khoản mục này tuy có tăng trƣởng nhƣng mức tăng không cao, nguyên nhân là do nhóm ngành này đã dần đi vào ổn định sau khi có mức tăng trƣởng khá tốt trong các năm qua.
d) Các ngành khác
Nhóm ngành có mức tăng trƣởng không ổn định trong các năm qua. Cụ thể năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành này lại tăng trƣởng đột biến, tăng đến 132,23% so với năm 2010, và đạt mức 24.331 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng mạnh mẽ này là vì năm 2010 có tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, cho nên ngƣời dân thắt chặt chi tiêu, dẫn đến doanh số cho vay có sự giảm sút, tình hình thu nợ cũng không khả quan. Năm 2010 cũng là năm có nhiều dịch bệnh, đặc biệt là dịch heo tai xanh, làm mất khả năng trả nợ của một số hộ gia đình, điều này làm cho họ phải gia hạn thêm thời gian trả nợ, tức là đến năm 2011. Vì vậy, năm 2011 đã có sự tăng trƣởng mạnh mẽ của doanh số thu nợ ngắn hạn. Năm 2012, nối tiếp sự tăng trƣởng của năm 2011, tuy không còn tăng mạnh nhƣ năm 2011, nhƣng vẫn đạt mức tăng trƣởng là 46,76%, và đạt 35.710 triệu đồng. Thời gian này ngƣời dân đã khôi phục đƣợc sản xuất, cho nên tình hình thu nợ của ngân hàng cũng phát triển theo. Trong 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành này có sự sụt giảm so với cùng kỳ, giảm 37,52%, đạt 25.288 triệu đồng. Trong cùng kỳ năm 2012, ngân hàng thu đƣợc nhiều món nợ đã đƣợc gia hạn trong năm 2011, vì vậy doanh số thu nợ có tăng trƣởng nhiều hơn so với 6 tháng đầu năm 2013. Điều này cũng cho thấy ngân hàng cũng cần quan tâm vấn đề thu nợ của nhóm ngành này trong năm 2013.