Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh gò quao – kiên giang (Trang 30 - 34)

Đối với ngân hàng thƣơng mại, nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với kết quả hoạt động của ngân hàng, ngân hàng có lƣợng vốn lớn thì hoạt động tín dụng sẽ thuận lợi, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các đối tƣợng kinh tế. Phân tích các khoản mục trong nguồn vốn cho ta thấy một cách tổng quát tình hình nguồn vốn trong hoạt động của ngân hàng và thấy đƣợc xu thế biến động của nó từ đó có thể đánh giá mức độ hợp lý đối với chi phí vốn.

Qua bảng số liệu tình hình nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng ta thấy, nguồn vốn tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, nguồn vốn này tăng chủ yếu do sự gia tăng của nguồn vốn điều chuyển, còn vốn huy động thì lại tăng giảm không đều trong các năm vừa qua. Nguyên nhân do tình hình kinh tế huyện nhà đang trong quá trình phát triển, còn gặp nhiều khó khăn, ngƣời dân không có vốn nhàn rỗi để ngân hàng huy động. Mặt khác, do là huyện thuần nông, vùng sâu vùng xa, đa số ngƣời dân vẫn chƣa thích ứng với khái niệm gởi tiền vào ngân hàng, nông dân có tâm lý mua vàng tích lũy thay vì gởi tiền, việc này gây không ít khó khăn cho công tác huy động vốn. Tuy nhiên, mặc dù huy động vốn có tăng giảm ko đều qua các năm, nhƣng nhìn chung vẫn có xu hƣớng tăng, điều này chứng tỏ một bộ phận dân cƣ đã có tiền nhàn rỗi, hiểu rõ hơn về tín dụng ngân hàng, đã bắt đầu gởi tiền vào ngân hàng, bộ phận này đa số tập trung ở thị trấn Gò Quao, nơi có nền kinh tế phát triển nhất của địa bàn, nhất là sau khi trung tâm thƣơng mại thị trấn Gò Quao đƣợc khánh thành. Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng đƣợc hình thành từ hai nguồn vốn là vốn huy động và vốn điều chuyển. Để rõ hơn về tình hình nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, ta có bảng sau.

19

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013/6T 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) VỐN HUY ĐỘNG 80.585 76.924 105.333 67.350 98.955 -3.661 -4,54 28.409 36,93 31.605 46,93 1. Tiền gởi khách hàng 80.573 76.292 104.950 66.987 98.827 -4.281 -5,31 28.658 37,56 31.840 47,53 + Không kỳ hạn 35.210 22.676 32.197 15.754 24.886 -12.534 -35,60 9.521 41,99 9.132 57,97 + Có kỳ hạn 45.363 53.616 72.753 51.233 73.941 8.253 18,19 19.137 35,69 22.708 44,32 2. Tiền gởi của TCTD 12 632 383 363 128 620 5166,67 -249 -39,40 -235 -64,74

3. Vay các TCTD khác 0 0 0 0 0 0 - 0 - 0 -

VỐN ĐIỀU CHUYỂN 121.831 177.179 218.421 209.064 283.632 55.348 45,43 41.242 23,28 74.568 35,67 TỔNG CỘNG 202.416 254.103 323.754 276.414 382.587 51.687 25,54 69.651 27,41 106.173 38,41

20

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng qua các năm, tuy nhiên chiếm đa số trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng là vốn điều chuyển, chiếm hơn 60% qua các năm. Về số tuyệt đối thì vốn điều chuyển tăng nhanh hơn vốn huy động, nhƣng về sự tăng trƣởng vốn huy động của ngân hàng lại có mức tăng trƣởng nhanh hơn, ngoại trừ trong năm 2011. Điều này cho thấy những lý do đã nêu ở phần trên là tƣơng đối chính xác.

Hình 4.1: Tỷ trọng nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012

4.1.1.1 Vốn huy động: Năm 2011, nguồn vốn huy động đạt đƣợc là 76.924 triệu đồng, giảm 3.661 triệu đồng (tƣơng đƣơng giảm 4,54%) so với năm 2010. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do năm 2010, tình trạng huy động vốn với mức lãi suất cao nên ngƣời dân gởi tiền vào ngân hàng nhiều, đến năm 2011, Ngân hàng Nhà Nƣớc ban hành thông tƣ số 02/2011/TT-NHNN chính thức áp trần lãi suất là 14%, làm cho một bộ phận ngƣời dân không muốn gởi tiền vào ngân hàng nữa. Song song với việc này, còn có một nguyên nhân khác là năm 2011, tình trạng giá vàng trong biến động mạnh, có xu hƣớng ngày càng tăng, tạo tâm lý cho ngƣời dân thích dự trữ vàng hơn là gởi tiền ngân hàng. Vì vậy, năm 2011, huy động vốn của ngân hàng đã sụt giảm so với năm 2010.

+ Đến năm 2012, tình hình vốn huy động của ngân hàng đƣợc cải thiện, đạt 105.333 triệu đồng, tăng 36,93% so với năm 2011. Nguyên nhân của việc này là do năm 2012, tình hình kinh tế khả quan hơn, lạm phát có dấu hiệu giảm xuống thông qua các chỉ số tiêu dùng giảm. Bên cạnh đó, ngân hàng ngoài việc chú trọng chăm sóc khách hàng hiện tại, cán bộ tín dụng còn tăng cƣờng và nâng cao công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị ngày càng đa dạng và phong phú. Ngoài ra, năm 2012, kinh tế huyện phát triển tốt, nhất là địa bàn thị trấn Gò Quao, với việc đƣa trung tâm thƣơng mại Gò Quao hoạt động, ngƣời dân có lợi nhuận nhàn rỗi nên việc huy động vốn của ngân hàng khả quan hơn trƣớc.

+ Đến 6 tháng đầu năm 2013, vốn huy động của ngân hàng đạt mức 98.955 triệu đồng, tăng 46,93% so với cùng kỳ năm 2012, gần đạt mức vốn huy động của cả năm 2012, điều này cho thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng ngày

21

càng phát triển tốt, công tác tuyên truyền, quảng bá đã phát huy hiệu quả, thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng có ở huyện nhà nhƣ đài truyền thanh, báo chí… Từ đó, số lƣợng ngƣời dân biết đến việc gởi tiền ngân hàng và thực hiện gởi tiền ngân hàng cũng đƣợc tăng lên. Phƣơng thức huy động vốn chủ yếu của ngân hàng là huy động tiền gởi từ khách hàng là dân cƣ và các tổ chức kinh tế và tiền gởi của các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, sự tăng trƣởng nguồn vốn huy động chủ yếu là sự tăng trƣởng từ tiền gởi của khách hàng. Cụ thể nhƣ sau:

a) Tiền gởi khách hàng: Gồm 2 khoản mục là tiền gởi không kỳ hạn và có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn huy động gần nhƣ là duy nhất của ngân hàng, luôn chiếm hơn 99% trong tổng vốn huy động. Vì vậy, sự biến động của khoản mục này cũng giống nhƣ sự biến động của tổng nguồn vốn huy động. Nhìn bảng số liệu, ta có thể nói khoản mục này tăng trƣởng chủ yếu là do sự tăng trƣởng của tiền gởi có kỳ hạn, còn không kỳ hạn thì biến động không đều.

+ Năm 2011, tiền gởi khách hàng giảm xuống còn 76.292 triệu đồng, giảm 5,31% so với năm 2010. Sự sụt giảm này là do sự giảm xuống của khoản mục tiền gởi không kỳ hạn, giảm 4.281 triệu đồng, còn 22.676 triệu đồng so với năm 2010. Nhìn chung, khoản mục tiền gởi không kỳ hạn này chủ yếu là tiền gởi thanh toán của các khách hàng, đặc biệt trong đó là tiền gởi của kho bạc, trong năm 2011, số tiền gởi của kho bạc này giảm mạnh nên dẫn đến sự sụt giảm của khoản mục này.

+ Đến năm 2012, tiền gởi khách hàng lại tăng trƣởng mạnh lên đến 104.950 triệu đồng, tăng 28.658 triệu động, tƣơng đƣơng tăng 37,56%. Biến động này do sự tăng lên của cả 2 khoản mục không kỳ hạn và có kỳ hạn, cho thấy ngân hàng không những chú trọng thu hút những khoản tiền gởi ổn định nhƣ tiền gởi có kỳ hạn, mà cũng tập trung thu hút tiền gởi không kỳ hạn. Tiền gởi không kỳ hạn tuy biến động không đều nhƣng đây là nguồn vốn có thể thu hút với quy mô lớn, chi phí thấp hơn so với tiền gởi có kỳ hạn.

+ Đến 6 tháng đầu năm 2013, tiền gởi khách hàng là 98.827 triệu đồng, tăng 47,53% so với cùng kỳ năm 2012, sự tăng trƣởng này do sự tăng trƣởng đồng đều của cả 2 khoản mục không kỳ hạn và có kỳ hạn. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013, tiền gởi khách hàng đã gần đạt đƣợc mức của cả năm 2012, điều này cho thấy công tác huy động vốn tiền gởi khách hàng của ngân hàng đã có hiệu quả.

b) Tiền gởi của TCTD: khoản tiền gởi này chiếm tỷ trọng rất thấp trong nguồn vốn huy động của ngân hàng và có biến động lớn, liên tục qua các năm. Sở dĩ khoản tiền gởi này thấp là do trên địa bàn có rất ít ngân hàng hoạt động, tiền gởi của khoản mục này chỉ là tiền gởi của ngân hàng Chính sách xã hội huyện Gò Quao. Số tiền gởi này lại biến động lớn qua các năm, cụ thể năm 2011,

22

số tiền này đã tăng trƣởng tới 5.166,67%, lên đến 620 triệu đồng so với năm 2010, đạt mức 632 triệu đồng. Nhƣng vào năm 2012, số tiền gởi này lại giảm xuống còn 383 triệu đồng, giảm 39,40% so với cùng kỳ. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, số tiền này còn 128 triệu đồng. Sự thay đổi liên tục này chủ yếu phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng Chính sách xã hội huyện.

4.1.1.2 Vốn điều chuyển: Do địa bàn hoạt động của ngân hàng là vùng nông thôn, nên việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn trong khi nhu cầu vay vốn cũng rất cao nên để đáp ứng đủ nhu cầu cho vay và giải ngân, ngân hàng cần phải có một nguồn vốn điều chuyển từ các ngân hàng trực thuộc hệ thống của tỉnh Kiên Giang. Vì vậy, nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, luôn chiếm hơn 60%.

+ Nguồn vốn điều chuyển luôn tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 nguồn vốn này là 177.179 triệu đồng, tăng 45,43% so với năm 2010, nguyên nhân của việc này là trong khi ngân hàng mở rộng cho vay trong năm 2011 thì vốn huy động trong năm 2011 của ngân hàng lại sụt giảm so với năm 2010, vì vậy để đáp ứng đƣợc ngân hàng cần phải sử dụng vốn điều chuyển nhiều hơn.

+ Đến năm 2012, vốn điều chuyển cũng đã tăng nhƣng với tốc độ tăng thấp hơn nhiều so với năm 2011, chỉ có 23,28% so với năm 2011, đạt mức 218.421 triệu đồng. Việc này do năm 2012, ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu cho vay của ngân hàng, vì vậy ngân hàng không cần phải sử dụng vốn điều chuyển nhiều nhƣ năm 2011. Tuy nhiên, điều này lại không đƣợc duy trì trong 6 tháng đầu năm 2013, khoản mục này lại tăng đột biến, thậm chí vƣợc qua số liệu năm 2012, cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu, đạt mức 283.632 triệu đồng, tăng 35,67% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân của tăng trƣởng mạnh mẽ này đến từ đặc thù của địa bàn, theo đó, 6 tháng đầu năm là thời gian các hộ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các hộ nông dân sản xuất theo thời vụ cần nguồn vốn lớn để hoạt động. Bên cạnh đó, kinh tế địa phƣơng cũng đang dần hồi phục sau những bất lợi về thời tiết và thị trƣờng trong 2 năm qua. Từ những nguyên trên, Ngân hàng đã phải sử dụng vốn điều chuyển nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng của các khách hàng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh gò quao – kiên giang (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)