hoạt động sống khác nhau. Các dạng hoạt động sống của con người bao gồm: hoạt động lao động, hoạt động văn hóa- tinh thần, hoạt động cộng đồng Inhững sinh hoạt tập thể và các dạng hoạt động phát huy tính tích cực chính trị-xã hội của người dân). Các dạng hoạt động này có mối liên
hệ biện chứng với nhau và cùng chịu ảnh hưởng từ những điều kiện sống (tự nhiên, chính trị- xã hội, văn hóa-xã hội, kinh tế-xã hội…) của họ.
Chương này được viết với giả định rằng, những đặc điểm về tính chất và nội dung công việc của những người lao động trong các nhóm ngành nghề và các dạng hoạt động trong thời gian rảnh rỗi (hoạt động văn hóa- tinh thần, hoạt động cộng đồng…) có ảnh hưởng nhất định đến những hành vi có nguy cơ cao trong việc lây truyền HIV/AIDS.
Trong chương VI, không mô tả về các hình thức hoạt động vui chơi giải trí của người dân làm nghề thủy sản mà chỉ tập trung vào những yếu tố từ các họat động này có liên quan tới hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV mà thôi.
Báo cáo cũng phân tích thói quen sử dụng rượu bia của những người lao động thủy sản và mối liên hệ giữa rượu bia với hành vi tình dục và khả năng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
6.1. Các hoạt động trong thời gian gian rảnh rỗi của những người lao động thủy sản tại An Giang
Hoạt động vui chơi giải trí là những hoạt động về văn hóa tinh thần của con người, nhưng đòi hỏi phải có những điều kiện vật chất để họ có thể thỏa mãn được nhu cầu hoạt động đó. Trong phần này, báo cáo sẽ mô tả cơ sở vật chất các hoạt động vui chơi giải trí và những hoạt động mà người lao động thủy sản ở An Giang thường tham gia, sau đó sẽ phân tích sâu đặc điểm các hình thức giải trí thường nhật của lao động thủy sản trong tương quan với những nhóm nghề khác nhau. Đồng thời cũng phân tích sâu đặc điểm hoạt động giải trí của những nhóm lao động thường đi xa nhà.
Tại An Giang, cơ sở vật chất của sinh hoạt văn hóa tinh thần không nhiều. Ở các địa bàn khảo sát, hầu hết các địa phương đều không có những khu vui chơi giải trí có quy mô lớn. những sân bóng chuyền, bóng đá chủ yếu do người dân tự tạo và mang tính tạm bợ. Thư viện xã chưa hoàn chỉnh, sách báo còn hạn chế. Chính vì vậy trong thời gian rảnh rỗi, người dân chủ yếu tham gia các hoạt động mang tính thụ động nhiều hơn là tích cực. Khi được yêu cầu xác định các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi, lao động thủy sản An Giang ưu tiên hơn cả là việc xem ti vi hoặc nghe đài (87%). Tỷ lệ những người đọc sách báo (chủ yếu là đọc báo) thấp hơn nhiều (39,8%). Ngoài ra, một phần tử trong số lao động thủy sản ở địa phương còn tham gia vào các họat động thể thao (22,4%), dù không thường xuyên. Họ cũng thường xuyên giao tiếp với bạn bè và gia đình trong thời gian rảnh rỗi (18% tại nhà và 3% ở nhà hàng) (Xem bảng 39). Như vậy, từ những thống kê định lượng và những quan sát tại địa phương có thể nhận thấy, ngoài thời gian xem truyền hình và nghe đài, người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu tham gia vào hoạt động giao tiếp cộng đồng, trong đó có việc tham gia vào các cuộc họp thôn ấp, tổ nhóm, các buổi
sinh hoạt do các tổ chức xã hội tổ chức (Hội LHPN, Hội Nông dân…) cũng như những buổi giao lưu với gia đình, bạn bè, những dịp dỗ chạp, cưới xin, ma tang… Những hành vi của người dân Nam bộ trong các hoạt độn giao lưu đó thường không thể thiếu rượu, hình thành nên một lối ứng xử được gọi là “văn hóa nhậu”. Người Nam bộ nói đến từ ăn nhậu là bao hàm cả những dịp ăn uống thường có sử dụng rượu bia với bạn bẽ người thân ở gia đình hoa6c ở nhà hàng. Những đữ liệu định lượng và định tính do lao động thủy sản An Giang cung cấp đã phản ánh rõ nét kiểu văn hóa nhậu này . Thông tin định lượng cho thấy điểm nổi bật trong các hoạt động giao tiếp đó là luôn có sử dụng rượu bia (35,5%), những yếu tố tác động tới hành vi tình dục bao hàm cả hành vi sử dụng rượu bia.
Hoạt động giải trí bằng cách xem tivi, nghe đài và đọc sách có ý nghĩa trong việc tiếp cận với các nguồn truyền thông về HIV/AIDS. Trong chương V, những người hoạt động trong các nhóm ngành nghề, không phân biệt nam nữ, đi công tác xa hay không đều xác nhận rằng nguồn thông tin mà từ đó họ hiểu biết về HIV và các bệnh lây qua đường tình dục cũng như cách phòng tránh chúng nhiều nhất và có hiệu quả nhất chính là truyền hình và đài phát thanh.
Trong tương quan giữa các loại hình giải trí và giới tính, lao động nam giới tham gia vào hoạt động mang tính hướng ngoại nhiều hơn (chơi thể thao, đi nhà hàng…, những người lao động nữ lại tham gia vào các hoạt động hướng nội nhiều hơn (xem tivi, làm thêm…). Tỷ lệ lao động nam tham gia vào các hoạt động ăn uống và có sử dụng rượu bia nhiều hơn nhóm phụ nữ gấp 5 lần. (Xem bảng 41).
Bảng 41. Tương quan giữa giới tính với công việc thường làm vào thời gian rỗi của NTL
Hình thức giải trí Giới tính người
trả lời Tổng Nam
(%) Nữ (%) (%)
Đọc sách báo 39.4 40.7 39.8 Chơi thể thao 27.5 8.6 22.4 Làm ruộng/ nương/ rẫy 26.6 35.8 29.1 Tụ tập bạn bè ăn uống ở nhà 22 8.6 18.4 Tụ tập bạn bè ăn uống ở nhà
hàng 4.1 0 3
Uống rượu/ bia 47.7 2.5 35.5 Đi hát karaoke 6 3.7 5.4 Đi vui vẻ 3.2 1.2 2.7
6.1.1. Đặc điểm hoạt động vui chơi giải trí của các nhóm nghề
Do hoạt động với tính chất và nội dung công việc khác nhau, những người lao động thủy sản sử dụng thời gian rảnh rỗi không giống nhau. Các nhóm nghề được xem xét trong phần này là nhóm khai thác, nhóm chế biến, nhóm nuôi trồng và nhóm dịch vụ hậu cần.
Bảng 42. Hình thức giải trí của NTL tính theo nghề nghiệp chính và mức độ di động Hình thức giải trí Tình trạng đi làm ăn xa nhà của NTL Nghề nghiệp chính của NTL
Có đi xa Không đi xa Khai thác Chế biến trồngNuôi Hậu cần Dịch vụ,
(%) (%) (%) (%) (%) (%)
Ở nhà mình 67,8 94,0 79,7 96,1 89,4 89,9
Đọc sách báo 44,1 39,3 25,4 47,1 48,1 36,7
Chơi thể thao 20,3 23,1 32,2 21,6 25,0 12,7
Làm ruộng/ nương/ rẫy 16,9 32,9 23,7 17,6 40,4 27,8
Tụ tập bạn bè ăn uống ở nhà 22,0 17,5 15,3 9,8 21,2 22,8
Tụ tập bạn bè ăn uống ở nhà hàng 5,1 2,6 5,8 3,8
Uống rượu/ bia 47,5 33,3 57,6 31,4 29,8 31,6
Đi hát karaoke 15,3 3,0 5,1 2,0 5,8 7,6
Đi vui vẻ 8,5 1,3 3,4 3,8 2,5
Nhóm khai thác
Như đã trình bày ở phần tổng quan (chương I), nhóm khai thác bao gồm những người đánh bắt cá (gần bờ, xa bờ) và đánh cá trên sông. Tuy nhiên ở An Giang, những ngư dân đánh bắt xa bờ
không nhiều, chỉ có một số tham gia đánh bắt ở Biển Hồ, ở Campuchia và họ cũng chỉ đi xa vào vào mùa nước lũ mà thôi. Ngư dân trong nhóm này chủ yếu là đánh bắt gần bờ và đánh bắt trên sông.
Đa số lao động trong nhóm khai thác là nam giới (87,1%). Một số ít phụ nữ trong nhóm thường là vợ hoặc chị em của chủ ghe, tàu (12,9%). Họ thường chỉ đi theo những tàu ghe đánh bắt gần bờ, và dọc theo các con sông. Nhóm thủy sản khai thác ở An Giang có tỷ lệ người di động cao hơn các nhóm khác (35,5%).
Mặc dù có điểm chung nhất là các nhóm nghề đều ưu tiên cho việc nghe đài và xem truyền hình, sự lựa chọn các loại hình giải trí còn lại không hoàn toàn giống nhau giữa các nhóm. Nhóm khai thác xác nhận sau hoạt động xem, tivi, nghe đài, hoạt động có liên quan tới việc sử dụng rượu bia được nhóm lao động khai thác đánh giá ở vị trí thứ hai, cao hơn hẳn các nhóm khác (57,6%). Đồng thời, nhóm này có tỷ lệ người đọc sách thấp hơn hẳn các nhóm còn lại (25,4%). Bù lại, họ tập trung nhiều hơn vào hoạt động uống rượu (33,3%), thể thao (33,2%) và ăn uống với bạn bè (15,3%), đi hát caraoke (5,1%) và “đi vui vẻ” (3%).
Như vậy, ngoài việc thưởng thức các chương trình truyền thông đại chúng, ngư dân Ang Giang chủ yếu tham gia vào các hoạt động giao tiếp, ăn nhậu và các hoạt động thư giãn phục hồi sức khỏe. Những thông tin định tính từ các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cho thấy khi xa gia đình và cộng đồng, các thủy thủ thường tham gia vào các hoạt động này như thế nào. Ngoài việc ăn nhậu đi hát karaoké họ còn sử dụng nhiều loại hình dịch vụ massage và một số người không dừng lại ở đó, họ sẽ được chào mời tham gia vào các dịch vụ mại dâm với nhiều hình thức khác nhau :
…...Thì chỉ có trên biển thôi chứ có gì đâu mà ghé. Chỉ có cá không đó đầy ghe rồi mình mới ghé bờ mình bán, không thì gọi ghe tải ra chở vô luôn…. Thì cũng có quán ăn nhậu nhẹt rồi karaoke, đàn ông thường hát karaoke hay có tiền thì đi massage…. (PVS Nam , 40 tuổi đánh cá buôn bán cá, )
…..Thì cũng ghé bờ để bán rồi thôi. Ở mấy chỗ đó cũng có chỗ vui chơi, mà thường em đi xuống hàng trên Nam Vang, mà mình đâu có biết tiếng, đâu có dám đi sâu, rồi có khi sợ nó bắt nó bỏ tù thì hết đường về…. Có khi hội họp anh em uống rượu chút đỉnh, hoặc đi uống cà phê. Thỉnh thoảng đi họp bạn bè cũ lâu năm không gặp. (PVS Nam, 28 tuổi, nghề buôn bán cá, )
Thì cũng lai rai anh em với nhau lúc lên bờ… chứ ở đây cũng đâu như thành phố đâu mà có nhiều chỗ. Có tụi thanh niên đó thì đi caphê, karaoke này kia thôi. ( PVS Nam , 33 tuổi, đánh cá xa bờ )
…(Mấy ông nam) Thì cũng nhậu nhẹt thôi chứ quê thì đâu có gì đâu mà chơi…( PVS Nữ , 40 tuổi, nghề đánh cá)
.... thì tại cũng xa nhà, chắc cũng nhậu nhiều, chớ buồn thì đi xa nhà có gì giờ, quen biết ai đâu, thì đi nhậu, với làm, nhậu rồi làm.... cái đó cũng có, cũng như là có…con trai đi mà có tiền thì ... lên hòn đảo phải hôn (phải không?), lên hòn thì buồn rồi…. thì kiếm quán, rồi nhậu, uống nước chơi.... giải trí hàng ngày phải hôn…. giải trí hàng ngày thì …..lúc mình hay ở vậy, tối đi uống nước quán vậy thôi…. chiều bạn bè gặp lại thì nhậu, rủ nhậu thì nhậu, nhậu xong rồi ai đi đâu thì đi…. mình ngủ cũng được vậy. ( PVS Nam , 24 tuổi, nghề đánh cá)
Nhóm khai thác, đặc biệt những người đánh bắt xa bờ thường có thu nhập cao sau mỗi chuyến đi biển.Với tính cách nông dân Nam bộ, họ thường có xu hướng giải trí bằng ăn nhậu. Việc sử dụng rượu bia là không thể tránh khỏi. Đồng thời do đi xa nhà trong thời gian dài, nhu cầu thỏa mản tình dục dễ thôi thúc họ có hành vi tìm kiếm dịch vụ mại dâm hoặc tìm đến bạn tình quen thuộc. Hiện tượng các ngư dân có quan hệ với mại dâm nữ được nêu lên nhiều trong các cuộc trao đổi thông tin mang tính định tính. Các nhóm cung cấp thông tin khác cho rằng, những thủy thủ đánh bắt xa bờ mới là những người có hành vi nguy cơ cao trong việc lây truyền các bệnh LTQĐTD.
“Nhóm xa bờ dễ bị (nhiễm HIV)hơn. Đi xa bờ nó ghé vô những cái đảo khác. Xa bờ ấy lâu lâu một hai tháng nó ghé lên đảo là đủ mọi mặt hết. Xa bờ là dễ bị nhiễm hơn. Những thành phần mà gái làm tiền hen (nghe không) thì nó canh những tay có tiền không, những tay có tiền là những tay xa bờ đó, thì đánh bắt lâu ngày vô nữa, nhậu nhẹt này kia. Thì mấy cái tàu nó vô nó bán mực đó. Bán đồ này kia thì chủ nó ứng tiền này nọ. Mấy cái tàu lớn nó vô chỗ nào ... tàu bợ thì nó chạy ghe ra rước vô, thì được cá được tiền thì thông qua đó, từ Vĩnh Châu, Sóc Trăng từ dưới ấy về. Nói chứ trong này nhiều chứ, từ Tiền Giang về Bến Tre, Trà Vinh là không có, Trà Vinh mà dài qua chút dưới Cà Mau đó, là ở dưới đó. Cà Mau là có. Nhất là dưới Cần Hào, Kiên Giang, Khánh Hội....mấy chỗ đó thì thôi mười nhà hết tám à”. (TLNTT Nhóm khai thác, xã Phú Bình).
Họ cho rằng, đối với những ghe tàu đánh bắt gần bờ thường có phụ nữ đi theo cùng, khả năng các ngư phủ (thủy thủ) tham gia vào các hoạt động tiêu cực sẽ hạn chế hơn.
“Nhóm đánh bắt xa bờ thôi, chứ còn tụi tôi không có chuyện đó đâu, thường mười ghe thì chín ghe có đàn bà con gái theo để kiểm soát. Mục đích chính là để kiểm soát sợ lơ đễnh không làm, rồi kiểm soát luôn tụi nó (nam giới)
… Giải trí gì đâu, chị ơi. Tụi em lo mần ăn hoài chứ đâu có như mấy ổng có chỗ nhậu đồ đâu ….Thì mấy ổng là mấy ổng vô cà phê này kia, rồi nhậu. mấy chị em thì lo mần cá, mần sáng chiều không à, rồi lo cơm nước cho mấy ổng, rồi trông con ít có lúc nào mà đi đâu chơi lắm…..(đi tìm gái) Nghe nói cũng có đó, mà ở đâu chứ nhà em là không có đâu à. Má em làm dữ với ba, với mấy anh em lắm, chắc không có đâu.
( PVS Nữ , 25 tuổi, nghề đánh cá)
Nhóm chế biến
Nhóm chế biến bao gồm những người làm công tác tại chỗ trong các nhà máy, xí nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất cá của gia đình. Những người phụ nữ thường làm công việc chế biến cá (47,1%). Những lao động nam giới thường làm trong các kho đông lạnh và vận hành máy móc trong các xí nghiệp (47,1%). Lao động trong nhóm này chủ yếu làm tại chỗ (88,2%). Với đặc điểm như vậy, tỷ lệ những người nghe đài và xem tivi cao hơn cả so với các nhóm còn lại (96,1%). Những thông tin từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, cũng xác định số thông tin này.
Trong hoạt động giải trí, có sự khác biệt giữa những người lao động đã có gia đình và lao động còn độc thân.
Ngoài thời gian chủ yếu xem tivi, thỉnh thoảng những người chưa có gia đình cũng thường đi chơi gần nơi ở “quanh quanh chòm xóm , Thỉnh thoảng ra (tan) ca rủ nhau đi ăn chè, hôm nào lĩnh lương được kha khá thì cũng có đi hát karaoké chút đỉnh, (Ti vi) cũng có coi mà ít, bị mình làm ca, giờ giấc không ổn định, có mấy phim Hàn quốc hay mà canh giờ coi mà có khi cũng mất mấy tập... Họ thích xem “Thời sự, phim với ca nhac, hay mấy chương trình trò chơi đó”. (PVS, Nam , 25 tuổi, công nhân công ty Chế biến thủy sản, Châu Đốc). Còn những người có gia đình mà cả hai vợ chồng cùng làm công nhân thì ngoài việc xem truyền hình hàng ngày, họ cũng thường đi đến các trung tâm thương mại, giải trí hoặc đi thăm gia đình : “có (đi chơi )mà cũng ít vì tuần nào tui với bả làm cùng ca thì hai đứa nghỉ cùng lúc mới chở nhau đi được…Thì qua nhà ông bà già vợ, lâu lâu thì cũng lên thị xã chơi ăn uống với mua sắm chút đỉnh… Tivi thì hôm nào cũng xem, quen rồi không có ti vi cũng thấy buồn… Coi tùm lum hết hà, chương trình nào thấy hay thì mình coi, bị mình làm theo ca giờ giấc thất thường nhưng mà nhất định phải có coi thời sự hà…(cười).” (PVS, Nam, 27 tuổi, công nhân công ty Chế biến thủy sản, Châu Đốc)
Đối với những người làm công việc chế biến cá khô hoặc chà bông cá (ruốc cá) tại gia đình, họ cũng vừa tranh thủ làm thêm buổi tối vừa coi tivi. Những người có tuổi thường giải trí bằng những hình thức ở nhà. Trong các hoạt động của những cơ sở chế biến gia đình không phân biệt được rõ ràng ranh giới giữa hoạt động lao động và giải trí.
“…Ở nhà xem ti vi, bởi vì không có thời gian , làm muối ướp thêm khô, rảnh thì uống càfê , nhiều khi gặp trời mưa bão thì khóc luôn,ngối canh suốt ( cười )…. Đi chơi bời hả? hình như là