PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦYLÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG SẢN TỈNH AN GIANG (Trang 34 - 42)

Chương này, báo cáo trình bày tổng quan vế những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh An Giang với tư cách là điều kiện sống và làm việc của người lao động thủy sản ở địa phương này. Trong quá trình phân tích thông tin, những yếu tố này sẽ được tính tới để chỉ ra những đặc thù của tình hình nhiễm HIV tại An Giang.

1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tư nhiên

An Giang là tỉnh phía Tây Nam của Tổ quốc, trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm giữa sông Tiền và sông Hậu và dọc theo hữu ngạn sông Hậu, thuộc hệ thống sông Mê Kông. Tọa độ địa lý từ 100 10’ đến 110 37’ vĩ độ Bắc và 1040 47’ đến 1050 35’ kinh độ Đông. Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ, phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài trên 95 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.536 km2, bằng 1,05% diện tích toàn quốc và bằng 8,71% diện tích toàn vùng ĐBSCL.

Tổng số dân trên 2,210 triệu người, trong đó, nữ chiếm 50,99% và nam chiếm 49,01%; tỷ lệ dân thành thị là 28,25% và nông thôn là 81,75%.

Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, và 9 huyện là Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu và An Phú với 154 đơn vị xã, phường, thị trấn.

An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27OC; lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm, có năm lên tới 1.700 - 1.800 mm; độ ẩm trung bình 80% - 85% và có sự dao động theo chế độ mưa theo mùa. Khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào. Sông Tiền và sông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km, lưu lượng trung bình năm 13.800 m3/s. Bên cạnh đó có 280 tuyến sông, rạch và kênh lớn, nhỏ, mật độ 0,72 km/km2. Chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước của sông Mê Kông. Hằng năm bị ngập lụt từ tháng 8 đến tháng 11, gọi là “mùa nước nổi” - nước dâng cao lên từ 1m đến 3m, có năm trên 4,5 m, thời gian ngập lụt từ 3 - 4 tháng, vừa đem lại lợi ích to lớn - đưa lượng phù sa, vệ sinh đồng ruộng...tạo tiềm năng phát triển nghề cá, nhưng cũng gây ra những tác hại nghiêm trọng. Trong 30 năm qua có đến 5 lần ngập cao làm thiệt hại tính mạng, mùa màng, cơ sở hạ tầng, nhà ở của dân cư... làm cho suất đầu tư của tỉnh thường ở mức cao nhưng hiệu quả mang lại bị hạn chế.

1.1.2. Tài nguyên đất

An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5%; nhóm đất phù sa có phèn trên 93.800 ha, chiếm 27,5%; nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ gần 24.724 ha, chiếm 7,3% diện tích đất tự nhiên, còn lại là đất phèn và các nhóm khác.

Hệ thống sông rạch tỉnh An Giang đã góp phần hình thành 72% diện tích là đất phù sa hoặc có nguồn gốc phù sa do bồi đắp hàng năm, phần lớn rất màu mỡ. Địa hình bằng phẳng, độ thích nghi đối với các loại cây trồng khá rộng. Diện tích đất nông nghiệp từ 289.316 ha, năm 1976, bình quân khoảng 0,212 ha/người, đến năm 2005 diện tích đất nông nghiệp trên 258.520 ha, bình quân khoảng 0,117 ha/người, thấp hơn nhiều tỉnh trong vùng ĐBSCL.

1.1.3. Tài nguyên rừng và Tài nguyên khoáng sản

An Giang có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ. Sau một thời gian từ năm 1975 đến năm 2000 diện tích rừng bị thu hẹp, những năm gần đây tỉnh đã chú ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng. Năm 2000 đất rừng 12.443 ha và với 30.500 ha diện tích cây phân tán, đến năm 2005 khoảng 15.755 ha và với 50.000 ha cây phân tán, độ che phủ khoảng 19%.

So với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, An Giang có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, với trữ lượng khá: đá granít trên 7 tỷ m3; đá cát kết 400 triệu m3; sét gạch ngói 40 triệu m3; cao lanh 2,5 triệu tấn; than bùn 16,4 triệu tấn; vỏ sò 30 - 40 triệu m3; ngoài ra còn có các loại puzolan; fenspat, bentonite, cát, sỏi...

1.1.4. Tài nguyên thủy sản

Với điều kiện địa lý và sinh thái như ở An Giang, nguồn lợi thủy sản trên 2 con sông Tiền và Hậu không nhỏ, và cùng với hệ thống kênh, rạch, ao, hồ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi cá bè, ao hầm, trên chân ruộng mà từ lâu đời nó đã trở thành nghề truyền thống của nhân dân địa phương. Trong bối cảnh kinh tế thị trường, nghề nuôi trồng thủy sản ở địa phương này này càng phát triển.

1.1.5. Dân số và nguồn lao động

Dân số từ 1.360.000 người năm 1975, mật độ dân số bình quân khoảng 400 người/Km2, đến năm 2005 lên đến 2.200.000 người, (30 năm tăng gần 62%), mật độ dân số gần 646 người/Km2. Dân số thành thị từ 16,2% năm 1975, lên 26,6% vào năm 2005. Có 4 dân tộc chủ yếu, người Kinh đông nhất chiếm khoảng 91%, người Hoa chiếm khoảng 4-5%, Khơmer chiếm 4,31% và người Chăm khoảng 0,61% dân số toàn tỉnh.

Trình độ dân cư từng bước được nâng cao, An Giang đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học từ năm 1998. Lực lượng lao động rất dồi dào, tuy nhiên chất lượng lao động thấp, tốc độ đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển. Năm 2000 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 12%, năm 2005 khoảng 19%.

Về cơ cấu lao động và nghề nghiệp, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm gần 78% lao động làm việc trong nền kinh tế. Đặc điểm thường xuyên di biến động của nhóm này trở thành một trong những nguyên nhân lây nhiễm HIV/ AIDS tại địa phương. Bên cạnh đó, định hướng chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản của tỉnh (2006 – 2010) cũng góp phần gia tăng số lượng những người không có nghề nghiệp ổn định do không đáp ứng được với những nhu cầu của thị trường việc làm4.

1.2. Tình hình thủy sản tại An Giang

Diện tích nuôi trồng thủy sản của An Giang là 2384 ha (không kể diện tích sản xuất giống). Trong đó, diện tích nuôi cá tra: 1379ha, nuôi tôm 742ha.

Tổng số hộ làm thủy sản toàn tỉnh là 8303 hộ, trong đó có 7075 hộ ở nông thôn5.

4Cục Thống kê An Giang

Số lồng bè đang thả nuôi là 2591 cái. Sản lượng nuôi ước đạt 263.592 tấn.

Lượng cá xuất khẩu hàng năm ước đạt 125. 000 tấn, tương đương 335.000.000 USD. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến chủ yếu là nước ngoài.

Trong năm 2008, các doanh nghiệp chế biến thủy sản mở rộng công suất và đầu tư thêm mới 7 nhà máy với công suất hơn 120.000 tấn/ năm. Đầu tư xây mới 6 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản. Điều này, đồng nghĩa với việc thu hút ngày càng nhiều lao động trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp thủy sản.

Điểm đáng lưu ý trong việc phát triển bền vựng ngành thủy sản Giang Giang là công tác khuyến ngư. Năm 2007 sở thủy sản tỉnh An Giang đã tổ chức 170 lớp tập huấn và dạy nghề ngắn hạn cho lao động ngành thủy sản. Ngoài ra, sở còn tổ chức 18 buổi hội thảo và 11 cuộc tham quan mô hình trình diễn cho các nông - ngư dân trong tỉnh. Trung tâm khuyến ngư cũng đã hoạt động rất tích cực và thực hiện có hiệu quả 14 mô hình nuôi trồng thủy sản tại các huyện: Chợ Mới, Thoại Sơn, Châu Phú, An Phú, Châu Thành...

Không chỉ phát triển theo bề rộng ngành thủy sản trong quần chúng, sở thủy sản tỉnh An Giang còn phối hợp với các trung tâm, các viện nghiên cứu và các trường Đại học thực hiện 6 đề tài nghiên cứu khoa học vê kỹ thuật sinh sản và cáp phòng chống bệnh cho tôm cá. Bên cạnh đó, một loạt các dự án nuôi trồng thủy sản tại địa phương cũng đã được triển khai với sự tham gia của các cán bộ thủy sản địa phương và người dân tại các xã của An Giang.

Với mục tiêu phát triển thủy sản như đã trình bày, về công tác nhân sự thủy sản, thực hiện chương trình công tác số 01/Ctr-UBND ngày 09/02/2007 của UBNN tỉnh An Giang, tỉnh đã tiếp nhận 50 kỹ thuật viên từ Trung tâm khuyến nông và xét tuyển mới kỹ thuật viên thủy sản ở các xã trọng điểm. Sở thủy sản An Giang đã đào tạo được 50 chuyên viên thực hành SQF, đội ngữ các chuyên viên này lại đã đào tạo được 70 giảng viên cấp 2 cho tỉnh, tổ chức huấn luyện được 19 lớp kỹ năng nuôi thủy sản với 509 học viên và 12 lớp kỹ năng ương với 265 người tham dự. Phát huy sự năng động sáng tạo của những hộ làm thủy sản tại địa phương, sở đang nhân rộng mô hình liên kết nuôi cá sạch để chế biến xuất khẩu dựa trên hoạt động của 3 hội nuôi cá sách tại địa phương.

1.3. Thực trạng lây nhiễm HIV/AIDS ở An Giang

An Giang lả tỉnh có đường biên giới giáp Campuchia. Thực tế đã xác nhận giả định cho rằng sở dĩ tỉ lệ nhiễm HIV ở An Giang cao và tăng nhanh là do một số cô gái hành nghề mại dâm từ Campuchia trở về Việt Nam hoạt động.

Những trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại tỉnh An Giang vào tháng 5/1993 trên 4 cô gái mại dâm tại TP Long xuyên, trong đó có 3 người trở về từ Campuchia. Tiếp theo các đối tượng gái mại dâm tại các huyện được xét nghiệm phát hiện HIV, hầu hết có tiền sử mua bán qua lại Campuchia.

Những thống kê y tế tại địa phương cho thấy khác với mô hình lây nhiễm của cả nước, mô hình lây nhiễm HIV ở An Giang hầu hết các trường hợp lây nhiễm qua đường tình dục. Các mẫu máu HIV dương tính được các phòng xét nghiệm tại Nhật Bản, Đại học Hawaii xác định là thuộc chủng HIV lưu hành như tại Thái Lan, có thể nói HIV xâm nhập vào An Giang qua đường biên giới Campuchia.

Tính đến ngày 30/6/2008 tổng số trường hợp HIV phát hiện trong tỉnh là 9.259 trường hợp, trong đó có 4.106 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS và đã có 3.318 người chết vì AIDS.

Thống kê cho thấy đến tháng 5 năm 2007, toàn bộ các xã phường tại tỉnh An Giang đã có người nhiễm HIV/AIDS6.

Nếu tính theo tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân, An Giang là một trong những tỉnh có tỷ lệ cao trong cả nước.

Hình A: Tỷ lệ nhiễm HIV/ 100.000 dân qua các năm tại An Giang

Nhằm theo dõi sự tiến triển HIV, tỉnh An Giang đã tham gia chương trình giám sát trọng điểm từ năm 1994, qua theo dõi hàng năm cho thấy chiều hướng gia tăng nhiễm HIV trong nhóm mại dâm, nghiện chích ma tuý, bệnh nhân lao, bệnh nhân lây qua đường tình dục.

Những kết quả giám sát dịch tễ cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm gái mại dâm vẫn còn ở mức cao. Cụ thể: từ 6,08% năm 2001, 14,51% năm 2002, 14,14% năm 2003, tăng lại 27,61% năm 2004, 12,19% năm 2005. Năm 2006 và 2007, tỷ lệ có giảm xuống (tương ứng 9,49%, và 13,5% ). Tỷ lệ HIV(+) ở nhóm nghiện chích ma tuý giảm từ 33,33% năm 2001 xuống còn 26,3% năm 2003, nhưng tăng lại vào năm 2004 (38,96%). Tỷ lệ này sau đó lại giảm xuống từ 2005 ( 25,50%) cho tới nay, (2006- 19,13% và năm 2007-20,60%). Tuy nhiên trong nhóm cộng đồng bình thường tỷ lệ lây nhiễm HIV ở nhóm phụ nữ mang thai lại tăng (0,99% năm 2001; 0,5% năm 2002; 0,56% năm 2003; 0,69% năm 2004; 0,06% năm ; năm 2006 với tỷ lệ 0,13% và 0,38 năm 2007), thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự vẫn còn dưới 1% (0,75% năm 2006, 0,13 năm 2007).

Nhìn chung, từ đầu vụ dịch năm 1993 đến nay, tình hình phát hiện số người nhiễm HIV mới tại An Giang tăng hàng năm theo 3 giai đoạn:

- Từ 1993-1996: số trường hợp nhiễm mới tăng gấp đôi hàng năm ở số hàng chục. - Từ 1997-2001: số trường hợp nhiễm mới tăng gấp đôi hàng năm ở số hàng trăm.

- Từ 2002-2006: tuy số phát hiện HIV hàng năm trên một ngàn trường hợp nhưng sự chênh lệch hàng năm không đáng kể, năm 2007: 897; 6 tháng 2008:358.

Tỷ lệ chung của giám sát phát hiện hàng năm có chiều hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao trên 5% ( năm 2007 là 3,95%; 6 tháng năm 2008 là 2,63%).

Với sự nỗ lực của các ngành và các cấp, tỉnh đã xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 1993-1996; 1996-2000; 2001-2005 và đề án phòng chống HIV/AIDS từ 2006-2010 .7

1.4. Hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại An Giang.

Do tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS tăng cáo với đặc điểm của đại phương hiện có, tỉnh An Giang là địa điểm thu hút được nhiều sự quan tâm của các tổ chức và những dự án liên quan đến HIV/ AIDS. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, những chương trình, dự án có quy mô lớn do các tổ chức quốc tế tài trợ đã và đang được thực hiện và đạt được những kết quả nhất định tại hầu hết các huyện trong tỉnh. (Xem hình B).

Hình B. Sơ đồ phân bổ nguồn lực các dự án

 Dự án về dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS do CDC tài trợ (Life-GAP) được thực hiện từ cuối năm 2003 với mục tiêu dự phòng lây truyền HIV trong các nhóm đối tượng nguy cơ cao và cung cấp các dịch vụ chăm sóc, điều trị chất lượng cao cho những người sống chung với HIV (PLWHA). Còn Dự án “Cộng đồng tham gia phòng chống AIDS” do ADB tài trợ triển khai tại 7 huyện/ thị/ thành phố tại An Giang. Chương trình hướng đến nhóm đối tượng chính là gái mại dâm và các nhân viên của các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí tại địa bàn.

 Dự án do DFID “Phòng lây nhiễm HIV/ AIDS” (2004) được triển khai với mục đích nâng cao hiểu biết cộng đồng, nâng cao năng lực cho các cán bộ địa phương và đặc biệt là gia tăng tỷ lệ sử dụng bao cao su cho nhóm đối tượng gái mại dâm và những người sử dụng dịch vụ mãi dâm (khách làng chơi).

 Đồng thời, dự án CIDA British Columbia cũng được triển khai tại Long Xuyên. Dự án này tiếp cận theo nguyên nhân chứ không theo phương pháp tiếp cận hội chứng, nhẳm chẩn đoán và điều trị các bệnh LQĐTD cho người dân địa phương.

Ngoài ra, còn có chương trình “Sức khoẻ sinh sản” do Pathfinder thực hiện trong năm 2005 – 2006 nâng cao năng lực cho các nhân viên y tế trong việc khám, chẩn đoán và điều trị STI.

Các nhóm đối tượng thụ hưởng của các chương trình, dự án này thường là những nhóm có nguy cơ cao như MDN và người NCMT.

Nhìn chung, những chương trình, dự án đa số tập trung vào lĩnh vực truyền thông nhằm thay đổi hành vi, nâng cao năng lực cho các cán bộ tại địa phương, tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe, …

Các dự án và chương trình được triển khai tại An Giang chú trọng đến kênh truyền thông nhằm thay đổi nhận thức hành vi cũng hướng đến các đối tượng khác nhau. Về tính phổ cập, đối tượng truyền thông của các chương trình này là toàn bộ cộng đồng dân cư tại địa phương. Đối với

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦYLÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG SẢN TỈNH AN GIANG (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w