CHƯƠNG III. KIẾN THỨC VÀ HÀNH VI VỀ BỆNH LTQĐTD VÀ HIV/AIDS

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦYLÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG SẢN TỈNH AN GIANG (Trang 57 - 83)

lây qua đường tình dục, Đánh giá kiến thức về cách phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, Kiến thức nhận biết về triệu chứng của người bị nhiễm HIV/AIDS và những nguồn mà người dân tiếp nhận thông tin về HIV/AIDS.

3.1. Thực trạng kiến thức về các bệnh lây qua đường tình dục

Nhìn chung, tỷ lệ người hiểu biết về các bệnh lây qua đường tình dục tại An Giang khá cao. Như phần tổng quan đã trình bày, khoảng 5 năm trở lại đây do tỷ lệ người nhiễm HIV ở An Giang tăng mạnh, các tổ chức chính quyền địa phương, đặc biệt với sự nỗ lực của TT phòng chống HIV/AIDS và lao đã kêu gọi được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, nhiều dự án can thiệp phòng chống HIV/AIDS tại địa phương đã được thực hiện.

Những hoạt động truyền thông và can thiệp về HIV/AIDS đã có hiệu quả tương đối rõ trong dân chúng. Kết quả phân tích định lượng cho thấy có đến 88% số người trả lời xác nhận rằng họ nắm được những kiến thức về BLQĐTD (Xem hình 2).

Tuy nhiên, sự hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục không đồng đều giữa các nhóm và sự chênh lệch về tỉ lệ này có mối quan hệ với các yếu tố nhân khẩu xã hội (giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi…).

Kiến thức về HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục tỷ lệ thuận với trình độ học vấn. Những người có trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ hiểu biết về Các bệnh lây qua đường tình dục càng lớn: 100% người trả lời có trình độ cao đẳng, đại học và trung cấp nắm được về BLQĐTD, tỷ lệ này ở các cấp học khác thứ tự là 95,7% -ở trình độ Tốt nghiệp cấp III; 90,7% -ở trình độ Tốt nghiệp cấp II; 87,9% -ở trình độ Tốt nghiệp cấp I, chưa học hết cấp I- 88,2 và nhóm không biết chữ chỉ chiếm 60% (xem bảng 6).

Bảng 6 . Hiểu biết về bệnh lây qua đường tình dục theo trình độ văn hóa Hiểu biết của

NTL về bệnh lây Đơn vị Cao Trình độ văn hoá cao nhất của NTL đẳng, đại học, trên đại học Trung cấp/ dạy nghề Tốt nghiệp cấp 3 Tốt nghiệp cấp 2 Tốt nghiệp cấp 1 chữ, tái Chua hoc het cap 1 Có % 100,0 100,0 95,7 90,7 87,9 60,0 88,2 88,0 Không % 0,0 0,0 0,0 8,1 9,3 35,0 11,8 10,0 Không biết/Không trả lời % 0,0 0,0 4,3 1,2 2,8 5,0 0,0 2,0

Đồng thời, sự hiểu biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục lại tăng dần lên theo nhóm tuổi. Những người trưởng thành hơn có tỉ lệ hiểu biết về kiến thức này cao hơn so với các nhóm tuổi

88% 10% 2%

có Không

trẻ hơn, các nhóm tuổi 18-25; 26-30; 31-35 có tỉ lệ hiểu biết tương ứng là 84,4%; 85,7%; 83,0%; trong khi đó, nhóm tuổi 36-40; 41-45; 45-50 và trên 50 tỉ lệ này tương ứng là 88,9%; 85,0%; 96,6%, 97,5% (bảng 7). Nghịch lý ở đây là, nhóm trẻ thuộc độ tuổi sung mãn về tình dục, có xu hướng quan hệ tình dục sớm hơn, đồng thời, các dữ liệu cho thấy tỉ lệ nhiễm HIV của nhóm thanh niên từ 20-29 cao hơn hẳn các nhóm khác. Trong khi đó kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục thì lại còn hạn chế. Như vậy, có khoảng trống trong việc phổ biến thông tin cho nhóm thanh niên. Các dự án quốc tế tại địa phương, theo dữ liệu thứ cấp thường dựa vào Hội Liên hiệp phụ nữ, Ủy ban Dân số và Gia đình, hệ thống y tế v.v… thường thu hút những người phụ nữ, những người có gia đình tham gia. Việc xác định các nhóm trọng điểm để truyền thông kiến thức tình dục và áp dụng các biện pháp can thiệp (thường là các nhóm có nguy cơ cao mại dâm, người sử dụng ma túy…) cũng vô tình bỏ qua nhóm thanh niên này.

Bảng 7 . Hiểu biết về bệnh lây qua đường tình dục theo nhóm tuổi

Hiểu biết của NTL về bệnh lây truyền qua

đường tình dục Nhóm tuổi 18-25 26-30 31-35 36-40 41-45 45-50 Tren 50 % % % % % % % Có 84,4% 85,7% 83,0% 88,9% 85,0% 96,6% 97,5% 88,0% Không 12,5% 11,4% 15,1% 5,6% 15,0% 3,4% 2,5% 10,0% Không biết/Không trả lời 3,1% 2,9% 1,9% 5,6% ,0% ,0% ,0% 2,0%

Đoàn thanh niên Cộng sản HCM cũng có những chương trình hoạt động, nhưng chủ yếu là các đoàn viên tích cực làm công tác truyền thông trong trường học, tổ chức các câu lạc bộ. Tuy nhiên, không thu hút được nhiều thanh niên tham gia. Do nghỉ học sớm nên những thanh niên tại An Giang cũng không thuộc nhóm được quan tâm truyền thông ở trường trường học. Nghịch lý này cần được xem xét trong các chương trình can thiệp phòng chống HIV/AIDS trong ngành thủy sản sắp tới.

Người lao động thủy sản tại An Giang, mặc dù có tỷ lệ người nắm được các căn bệnh lây qua đường tình dục tương đối cao (tổng: 89,9%), tuy nhiên sự hiểu biết này cũng có sự khác biệt giữa các nhóm nghề: nhóm khai thác và nhóm nuôi trồng có tỷ lệ người biết về các căn bệnh này thấp hơn so với nhóm chế biến và dịch vụ hậu cần (88,7% và 88,3% so với 92,2% và 91%). (Xem hình 9). Những thông tin định tính qua các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, những người thuộc nhóm khai thác (dù là gần bờ hay xa bờ) và nhóm nuôi trồng, thường xác nhận là rất ít khi tham gia các cuộc họp cộng đồng và các buổi truyền thông về sức khỏe sinh sản và HIV/AIDS tại cộng đồng.

Hình 3. Tỷ lệ hiểu biết các bệnh lây qua đường tình dục theo nghề nghiệp

Nhóm Nam giới trong lao động thủy sản hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục cao hơn lao động phụ nữ (89,5% so với 84%)(Xem bảng 10). Nếu so sánh giữa nhóm có và không đi làm ăn xa nhà, những người đã từng đi làm ăn xa nhà có tỷ lệ xác nhận rằng họ biết về các bệnh lây qua đường tình dục cao hơn những người chưa từng đi.

Những thông tin từ các cuộc thảo luận nhóm và PVS cũng cho thấy một điểm đáng lưu ý, ngay cả những người sống tại các khu vực đô thị, những người lao động quá bận rộn với công việc của mình, không tham gia vào các cuộc họp cộng đồng hoặc các đợt tập huấn, chỉ thỉnh thoảng nghe đài, xem tivi thì khả năng hiểu biết về BLTQĐTD cũng sẽ rất hạn chế. Một phụ nữ bán cá ở chợ trung tâm ở Châu đốc không biết đến các căn bệnh này ngoài HIV/AIDS “thỉnh thoảng em mới xem ti vi, xem phim là chính ... Ông xã em đi họp thôi, mình về nhà còn cơm nước ....không biết... chỉ biết có bệnh lây qua đường tình dục là HIV, nhưng biết ít...không rõ » (TLNTT, nhóm dịch vụ, thị xã Châu Đốc)

Thông tin xác nhận có biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục, nói chung, chưa đủ để hiểu rõ người trả lời đã nắm được kiến thức này như thế nào. Để trả lời cho câu hỏi này cần phân tích thêm kiến thức của họ về các loại bệnh cụ thể.

Đề cập đến các các bệnh lây qua đường tình dục, số liệu khảo sát cho thấy có sự khác nhau đáng kể về mức độ hiểu biết của người trả lời về các loại bệnh cụ thể. HIV và Lậu là hai loại bệnh được nhắc đến nhiều nhất (87,7% và 62,3%), tỷ lệ người biết về bệnh giang mai (60,7 %), Nấm sinh dục (chlamydia) (19,3 %) thấp hơn, đặc biệt, bệnh Hecpec sinh dục có tỷ lệ hiểu biết thấp hơn cả (chỉ chiếm 10 % trên tổng số người trả lời).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có sự khác biệt về giữa sự hiểu biết giữa lao động nam và nữ. Nam giới hiểu rõ về những loại bệnh như HIV/ AIDS, giang mai, lậu, mào gà… nhiều hơn nữ. Trong khi đó, nhóm nữ giới có nhiều người hiểu biết về bệnh nấm sinh dục và viêm gan B hơn nhóm lao động nam. Chẳng hạn về bệnh viêm gan B, tỷ lệ nữ biết là 24,7%, trong khi đó tỷ lệ nam biết về loại bệnh này chỉ chiếm 14,6%. Có 32,1% phụ nữ được hỏi biết về bệnh nấm sinh dục, nhưng chỉ có 14,6% nam giới có kiến thức tương tự. Có thể thấy, sự hiểu biết về các căn bệnh này có liên quan tới những bệnh mà giới nam hoặc nữ thường mắc phải (Xem bảng 8). Nếu so sánh giữa nhóm có đi công tác xa nhà và nhóm không di chuyển, những thông tin định lượng cho thấy, những người đi xa thường biết rõ về các lọai BLTQĐTD hơn nhóm không đi xa. Đặc biệt, nhóm đi xa có tỷ lệ biết về các loại bệnh hơn so với nhóm ở nhà. Các loại bệnh có tỉ lệ người đi xa liệt kê cao hơn so với nhóm người ở nhà là : HIV (100% và 98%), giang mai (70% và 67%), lậu (89% và 65%), mào gà (45,5% và 27,4%), nấm Héc pét sinh dục (12,7% và 11,1%). Tuy nhiên tỷ lệ người có thể nêu tên bệnh viêm gan B và nấm sinh dục của nhóm này (7,3% và 18,2%), lại thấp hơn so với nhóm ở nhà (22,6% và 22,6%) (Xem bảng 8).

Bảng 8. Tỷ lệ người hiểu biết về các BLTQĐTD tính theo giới tính, tình trạng đi làm ăn và nhóm nghề nghiệp trong ngành thủy sản

Hiểu biết của NTL về các bệnh lây truyền qua đường

tình dục Nhóm đi xa Nhóm không đi xa Nghề nghiệp chính của NTL Nam Nữ Khai thác Chế biến Nuôi trồng Dịch vụ, hậu cần % % % % % % % % Bệnh HIV 100 98,1 100,0 100,0 97,8 97,2 88,6 85,2 Bệnh Giang mai 70,9 67,3 69,1 55,3 71,1 71,8 63,5 53,1 Bệnh Lậu 89,1 65,4 76,4 63,8 72,2 67,6 68,0 46,9 Bệnh viên gan B 7,3 22,6 10,9 2,1 30,0 23,9 14,6 24,7

Bệch Héc pét sinh dục 12,7 11,1 5,5 4,3 22,2 7,0 10,0 9,9

Nấm sinh dục 18,2 22,6 12,7 21,3 27,8 21,1 14,6 32,1

Bệnh mào gà 45,5 27,4 34,5 17,0 42,2 23,9 32,0 14,8

Những thông tin định tính cho thấy sự hiểu biết về các lại bệnh lây qua đường tình dục của người dân cũng không đều nhau giữa những người sống tại cộng đồng nông thôn và cộng đồng đô thị. Những người làm nghề bán cá ở Thị Xã Châu Đốc có thể kể tên gần hết các lọai bệnh LTQĐTD : “Bệnh lây qua đường tình dục thì có HIV …rồi này, lậu, giang mai, viêm gan B. các loại bệnh mà có liên quan đến nấm đó, cái đó thì biết, đi họp các chị phụ nữ có nói đó…”(Nguồn: Nữ 45 tuổi, bán khô thị xã Châu Đốc).

Nhưng những người lao động vùng sâu chỉ nêu được bệnh AIDS, lậu, giang mai: bệnh lậu, bệnh mai...Nhiều đó, nghe thông tin thì nhiều đó. Nhưng không nhớ, biết nhiêu đó thôi. HIV hả? Không biết là sao..(mọi người bàn tán)…Cái đó giống như loại bệnh trị không hết đó…Bệnh gì mà xì ke, rồi ấy...Đâu phải mình vì tình dục mà bệnh đó nhiều, đâu phải những người không có tình dục mà không bị bệnh? Cái đó mình không biết người ta bị bệnh như thế nào, nghe nói kiểu như bệnh Sida vậy thôi, nào từ giờ chưa biết thế nào đâu, chưa biết”. (TLNTT Nhóm khai thác, xã Phú Bình).

Không những hiểu được các loại bệnh lây qua đường tình dục, phần lớn người trả lời còn hiểu được rằng các bệnh lây qua đường tình dục có khả năng làm tăng mức độ nhiễm HIV. (86,7%) . (Xem Hình 4)

Tình trạng bị nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục

Thông tin về tình trạng lây nhiễm BLQĐTD không được người trả lời cung cấp một cách thoải mái.

Qua quan sát bối cảnh thu thập thông tin tại cộng đồng, có thể nhận thấy sự ngại ngần khi cung cấp thông tin về các loại bệnh mà thực tế họ mắc phải. Sự e ngại này, càng thể hiện rõ hơn trong các cuộc thảo luận nhóm. Khi nói về các bệnh LQĐTD mà họ thường mắc phải, người lao động thường lảng tránh.

“Dân ở đây thường mắc các chứng bệnh như cảm cúm sốt này kia thôi, chứ những bệnh như cô hỏi nãy là không có đâu..dân ở đây lo làm ăn không à… đâu có gì mà nhiễm những bệnh đó?”(TLNTT hậu cần, xã Phú Bình).

Khi được hỏi tình trạng bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục, tỷ lệ người xác nhận đã từng bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục ít nhất một lần không cao (chiếm 7.0% trong tổng số 300 người trong mẫu nghiên cứu). Tỷ lệ nữ giới xác nhận đã từng bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục cao hơn nam giới, (tỷ lệ tương đương: nữ- 13,6 % trong tổng số người mắc, tỷ lệ này ở nam giới là 4,6% ) (Xem bảng 8). Nữ thường bị mắc bệnh nấm herpes (nữ: 13,6%; nam 3,7%) và nấm sinh dục nhiều hơn nam giới (nữ: 9,9%; nam: 0,9%).

Tóm lại, những loại bệnh đa số người lao động thủy sản nắm được là các loại bệnh có liên quan đến vi trùng thường được đề cập tới nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng và thông tin liên cá nhân là HIV/AIDS, giang mai, lậu … còn các loại bệnh có liên quan đến siêu vi như nấm thì ít người biết đến hơn. Phụ nữ và nam giới thường liệt lê các bệnh mà họ hay mắc phải hoặc có nguy cơ bị nhiễm. Nam giới quan tâm tới các bệnh HIV, giang mai và lậu hơn, phụ nữ quan tâm tới các loại bệnh có liên quan tới nấm và siêu vi hơn (Hecpet, nấm sinh dục, viêm gan

T? l? ng??i hi?u v? m?i liên h? gi?a b?nh LQ?TD và HIV 86.7 1.7 11.7 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 Cã Kh«ng Kh«ng biÕt/Kh«ng tr¶ lêi

Tỷ lệ người hiểu về mối liên hệ giữa bệnh LQĐTD và HIV

B). Đa số những người lao động thủy sản nắm được mối liên hệ giữa các bệnh lây qua đường tình dục và khả năng gia tăng mức độ nhiễm HVI. Thông tin từ sở y tế An Giang cho thấy, tỷ lệ lao động tại An Giang nhiễm và phải điều trị về các bệnh các bệnh lây qua đường tình dục tương đối cao. Tuy nhiên, tỉ lệ ghi nhận ở số người mắc phải thông qua bảng hỏi không nhiều. Điều này cho thấy sự e ngại nhất định khi nói tới vấn đề có liên quan tới tình dục.

Bảng 9. Những người từng mắc bệnh LTQĐTD tính theo giới tính Tình trạng mắc các bệnh

LTQĐTD của NTL

Giới tính người được hỏi Nam (%) Nữ (%) Có 4,6 13,6 Không 88,6 79,0

Không biết/ Không trả lời 6,8 7,4

Tổng (%) 100,0 100,0

Ứng xử khi mắc bệnh

Khi mắc bệnh những loại bệnh thông thường người dân Nam Bộ có xu hướng mua thuốc tự chữa bệnh hoặc theo lời khuyên của người bán thuốc. Tuy nhiên, người lao động nghề cá ở An Giang có ứng xử hoàn toàn khác khi mắc các bệnh LQĐTD. Trong số ít người xác nhận có bị BLTQĐTD, tỷ lệ những người tìm “đến phòng khám, bệnh viện, trung tâm y tế của nhà nước”

và đến phòng khám tư cao hơn nhóm tự mua thuốc, trong khi nhóm tìm tới phòng khám tư và các trung tâm, cơ sở chữa bệnh của nhà nước có tỷ lệ lần lượt là: 35% và 30%, tỷ lệ này ở những người tự mua thuốc chỉ chiếm 25%. Phương án “tìm đến thầy lang” “không điều trị” “hoàn toàn không đáng kể” (5%). Giữa nam giới và nữ giới cũng có sự khác biệt về hành vi khi bị mắc BLTQĐTD. Phụ nữ chủ động đi khám tại những nơi có những người chữa bệnh đúng chuyên môn cao hơn nam giới: Nếu như tỷ lệ nam giới chủ yếu tự mua thuốc cao hơn (44,4%) hơn so với nữ giới (9,1%), thì tỷ lệ phụ nữ tìm tới các phòng khám nhà nước hoặc tư nhân cao hơn nhiều (45,5% và 36,4%) so với nam giới (11,1% và 33,3% ). (Xem bảng 10).

Sự khác biệt này cũng nói lên đặc trưng của An Giang so với các tỉnh khác, nơi có nhiều dự án hoạt động tích cực tại địa phương, đồng thời cũng thể hiện tính hiệu quả khi có sự can thiệp về vấn đề này. Nữ giới thường xuyên đi họp cộng đồng và thường tham gia vào các hoạt động truyền thông hơn nam giới. Đồng thời, các hoạt động truyền thông với các hình thức khác nhau

cũng vẫn nhắm vào phụ nữ tại địa phương cũng nhiều hơn (hoạt động của Hội LHPN, của cán bộ DS & KHHGĐ thường lấy phụ nữ làm đối tượng truyền thông).

Như vậy, mặc dù khi bị bệnh thông thường, người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long thường có

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦYLÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG SẢN TỈNH AN GIANG (Trang 57 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w