CHƯƠNG IV. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HIV/AIDS

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦYLÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG SẢN TỈNH AN GIANG (Trang 83 - 94)

sống và quyền lợi của họ mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này. Theo báo cáo về HIV/AIDS Việt Nam năm 2007 của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, sự kỳ thị về việc làm và các dịch vụ về y tế sức khỏe đối với những người nhiễm HIV tương đối phổ biến. Sự phân biệt đối xử và kỳ thị này ở Việt Nam đang gây khó khăn cho các giải pháp nhằm hạn chế sự lan truyền của căn bệnh này. Bác sĩ Shigeru Omi, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết tháo đi ngòi nổ của sự kỳ thị bao quanh đại dịch HIV/AIDS đã ít nhiều đưa ra một phần giải pháp, giống như việc sử dụng bao cao su và bơm kim tiêm sạch. Đó chính là lý do tại sao chủ đề được chọn trong ngày AIDS thế giới năm 2002 - 2003 là “Vượt qua rào cản của sự kỳ thị và phân biệt đối xử: Hãy sống và giúp nhau sống”. Trên tinh thần đó việc tìm hiểu thái độ của cộng đồng đối với những người nhiễm bệnh cũng là một phần quan trọng trong cuộc nghiên cứu này.

Chương này của báo cáo trình bày về thái độ của người dân lao động thủy sản đối với người có H trong cộng đồng và trong gia đình thông qua quan niệm về thái độ ứng xử cần có và sự đánh giá của họ về thái độ thực tế của cộng đồng đối với người có HIV.

4.1. Quan niệm của lao động thủy sản về thái độ cần có đối với người có HIV

Để hiểu được thái độ của lao động thủy sản đối với NCH, nghiên cứu đặt ra một số tình huống giả định: khi làm việc cùng với NCH, khi trong gia đình có NCH, khi con đi học chung lớp với bạn học có H. Các ý kiến thông qua các phương án trả lời sẽ cho thấy tâm thế ứng xử với NCH khi họ gặp tình huống thực.

Khi tìm hiểu về thái độ của NTL theo tình huống làm việc ở nơi có những NCH, 87% những người được hỏi cho rằng họ sẽ đối xử bình thường. Mặc dù tỉ lệ thông cảm với những người nhiễm HIV cao như trên, nhưng vẫn còn gần 20% trả lời không gặp gỡ, quan hệ thường xuyên và 10% không làm việc cùng. (Xem bảng 23).

Bảng 23. Thái độ đối với người nhiễm HIV

Không gặp gỡ, quan hệ thường xuyên 19.10%

Không đi công tác chung 4.30%

Không làm việc cùng 10.40%

Không ăn uống chung 6.70%

Đối xử bình thường 87.30%

Kết quả tích cực này cũng được tìm thấy trong các cuộc phỏng vấn sâu vì mọi người đều hiểu được ý nghĩa của thái độ ủng hộ của người thân và cộng đồng đối với người bệnh.

Bây giờ kiểu như mình đừng có bỏ người ta, đừng có bỏ người ta quá xa mình, cũng như người thân mình ông bị bệnh mình ghé thăm ông, đừng có mất công sợ lây, mình vẫn hòa đồng luôn, thì người ta sẽ giảm được mặt tình cảm xã hội, thì người ta sẽ sống được 1, 2 năm. Nói với chị ví như có trường hợp bây giờ tôi biết chính xác người đó là bệnh đó đi, bây giờ chỉ tôi kiểu như là khai báo cho Nhà nước ngăn chặn xảy ra gì đó thì tôi cũng không dám nữa, ...Anh em nói với nhau vậy, bây giờ người ta biết người ta bị bệnh mình phải làm sao làm cho người ta đừng có nản lòng, người ta gần gũi với người dân mình biết làm sao mỗi người dân ai cũng tránh xa hết thì có thể người ta...”

(PVS, Nam, Hậu cần, Châu Phú)

Trong mối tương quan với giới tính, nam giới có thái độ tích cực hơn giới nữ khi tỉ lệ nữ chọn thái độ kỳ thị như không ăn uống cùng, không ăn chung hoặc là không gặp gỡ quan hệ với bệnh nhân HIV cao hơn nam. Theo xu hướng chung thì những người có trình độ học vấn càng cao thì càng ít phân biệt đối xử và ngược lại những người có trình độ học vấn thấp thì càng có thái độ xa lánh. Thật vậy, ở cuộc nghiên cứu này 100% những người có trình độ từ cấp 3 trở lên đối xử bình thường với những người nhiễm HIV, nhưng chỉ có 80% những người tốt nghiệp cấp 1 trở xuống làm như vậy. Tỉ lệ những người có trình độ học vấn hạn chế ở trình độ từ cấp1 trở xuống không quan hệ với bệnh nhân HIV rất cao (23%) và giảm dần xuống 22% những người có trình độ cấp 2 và đến những người cấp 3 chỉ còn 8.7%. Hạn chế về kiến thức liên quan đến HIV do trình độ học vấn thấp đang làm cho người một số người dân e ngại với bệnh nhân HIV ngay cả khi họ biết ba đường lây nhiễm căn bệnh trên.

“Hàng xóm người ta cũng chỉ mình thôi, tại vì người ta cũng tránh xa chớ không dám lại gần ngại tiếp xúc. Tại nói người ta sợ chính xác bệnh HIV là bệnh chết người, thì là chết một mình chớ dính vào nó thà là chết mình mình, chớ báo hại cho thân nhân người thân và người khác nữa. Sợ chứ, nhiều khi hên đâu rủi đâu người dân mình phải đề cao cảnh giác, lỡ nhiễm giờ đó biết kêu ai cúu”.

(PVS, NCH)

Điều này phù hợp với nhận định của Tiến sĩ Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM, khi ông cho rằng nguồn gốc và nguyên nhân của kỳ thị là do thiếu hiểu biết sâu về AIDS, nhất là sự lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường. Theo ông: “Hầu hết trẻ học đến lớp 5 đều có thể nói rõ ba con đường lây nhiễm HIV, thậm chí, nhiều cuộc điều tra còn cho thấy hơn 90% người dân hiểu biết vấn đề này. Tuy nhiên, sự hiểu đó cũng chỉ là chung chung, không cặn kẽ, trả lời trôi chảy nhưng trong lòng vẫn cứ lo, không biết dùng chung khăn, muỗng nĩa… có bị lây không”.

(Trích hội thảo về “Vượt qua rào cản của sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV” diễn ra tại TP HCM).

Nhưng khi sự hiểu biết đó cặn kẽ hơn, đầy đủ thì thái độ của người dân cũng thay đổi. Một người vợ có chồng bi nhiễm HIV chia sẻ sự thay đổi về sự đối xử của cộng đồng:

“Tôi có nói tình hình chồng tôi bị bệnh vật đó, khi người ta hay tin vậy đó người ta cũng thấy thương mình lắm chứ còn dấu thì người ta xầm xì thế này thế nọ nữa. Lúc đầu họ cũng có cảm giác sợ gần mình lắm nhưng dần dần qua báo chí truyền hình phát thanh ban sáng có nói nên người ta cũng hiểu không xa lánh mình nữa vì họ hiểu được rằng bệnh này không lây lan mà bỏ thì tội nghiệp cho những bệnh nhân. Vì họ hiểu được bệnh này chỉ lây qua đường tinh dục và tiêm chích không còn lây qua đường nào khác nên người ta không sợ nữa. Thời gian đầu đến nhà người ta là người ta phủi lia chia, còn nằm võng thì đem giặt rồi liệng xuống sông hết trơn trong thời gian chồng mới mất được 2, 3 tuần đến nhà hàng xóm chơi thì bị đối xử như vậy đến sau này mọi người mới lại gần tôi ngồi nói chuyện không còn xa lánh như trước nữa. Thời gian được 1 năm 5 tháng rồi.”

(PVS, Nữ, 25 tuổi, có HIV).

Trong mối quan hệ với nghề nghiêp, kết quả thu được cũng tương đối thú vị. Như đã phân tích ở trên, những người làm trong lĩnh vực khai thác thủy sản có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn các nhóm nghề nghiệp khác vì họ phải đi làm ăn xa gia đình dài ngày. Tuy nhiên, những người làm công việc khai thác lại có thái độ kỳ thị hơn các nhóm nghề nghiệp khác khi có 32% trả lời không gặp gỡ quan hệ thường xuyên với người nhiễm HIV. Lý do của sự khác biệt này có thể là do tác động của trình độ học vấn vì 100% những người làm trong lĩnh vực khai thác có trình độ học vấn thấp từ cấp 2 trở xuống. Hơn nữa, hơn 80% trong số học có trình độ cấp 1 hoặc thấp hơn. Trong khi đó tỉ lệ những người có trình độ cấp 3 và cao đẳng đại học lại tập trung ở nhóm nuôi trồng, dịch vụ và hậu cần.

Hình 6. Thái độ ứng xử khi người nhà bị bệnh

Đối với tình huống giả định trong gia đình có NCH, câu hỏi được đưa ra là người trả lời sẽ làm gì nếu người thân của mình bị nhiễm HIV, kết quả cho thấy hơn 90% cho rằng họ sẽ đưa người thân đến bệnh viện để khám, nếu cần thì chữa ở bệnh viện hoặc chữa ở nhà và nhờ cán bộ y tế đến thăm khám. Chỉ có khoảng 4% cho rằng sẽ bỏ rơi người bệnh để cho họ tự chăm sóc. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong ứng xử với người thân bị bệnh HIV. Nói chung cả hai giới đều ứng xử theo xu hướng chung là sẽ chăm sóc người nhà bị bệnh chu đáo. Nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm học vấn, cụ thể, những người có trình độ cấp 1 và không biết chữ lại có xu hướng kỳ thị với người thân bị bệnh hơn. Nhìn chung tình máu mủ trong gia đình vẫn còn gắn kết làm cho người dân vượt qua được sự kỳ thị để chăm sóc người thân mình bị bệnh một cách chu đáo. Một bệnh nhân nam còn độc thân cho biết “ em út và mẹ vẫn thương và chăm sóc không có gì hết, mọi người vẫn bình thường”. Như vậy có thể thấy từ suy nghĩ đến thái độ thực tế của người dân đối với người có H tương đối đồng nhất. Việc người dân hiểu biết sâu về cơ chế lây truyền của căn bệnh này sẽ làm giảm áp lực kỳ thị trong cộng đồng. Nếu như giai đọan đầu xuất hiện căn bệnh HIV, hầu như người dân cảm thấy sợ hãi và xa lánh người bệnh thì trong giai đọan hiện nay sự kỳ thị đang có xu hướng giảm dần vì sự hiểu biết của cộng đồng tăng lên. Sở dĩ có được kết quả như vậy là do các chương tình phòng chống HIV/ AIDS hoạt động tích cực và có hiệu quả tại địa phương.

Khi đi sâu vào tìm hiểu thái độ của vợ hoặc chồng đối với bạn đời bị bệnh, kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy gần 90% người trả lời cho rằng họ vẫn chấp nhận và chăm sóc bạn đời khi bị bệnh, còn lại 10% có giải pháp mang tính tiêu cực và kỳ thị như ly thân và thậm chí không cho quan hệ với con cái. Một người vợ có chồng đã chết vì HIV cảm thấy hối tiếc vì “ ảnh không còn sống để chăm sóc”. Theo chị “lúc còn sống Ảnh đi chơi bạn bè bị dính bệnh nhưng không có biết,

mình chấp nhận tha thứ cho Ảnh thôi chứ đã lở rồi biết làm sao bây giờ”. Đối với những bệnh nhân may mắn có bạn đời vị tha như chị thì đó là động lực lớn để họ chiến đấu với bệnh tật. Một bệnh nhân nam tâm sự “Buồn mà không buồn vì còn vợ và 2 con. Rồi cố gắng đi làm phụ giúp vở chút xíu và cố gắng đi làm không bỏ 2 con. Em mừng cho vợ con không mắc bệnh”.

Từ những cuộc PVS, tất cả NCH ở tỉnh An Giang trong cuộc nghiên cứu này ít bị gia đình kỳ thị vì vợ con không bỏ rơi mà họ vẫn nhận được sự chăm sóc tận tình của người thân. Mặc dù số người bị nhiễm bệnh được phỏng vấn quá ít nên kết quả này chưa thể khái quát hóa cho tòan bộ những người nhiễm HIV, nhưng thông tin này cũng là tín hiệu khả quan trong việc giảm thiểu sự kỳ thị của cộng đồng và người thân đối với các bệnh nhân HIV.

Để tìm hiểu thái độ của phụ huynh đối với những học sinh bị nhiễm HIV ở trong trường học, câu hỏi giả định được đưa ra là: “Nếu bạn biết ở trường con bạn học có bạn học của con bạn bị nhiễm HIV/AIDS, bạn sẽ làm gì”?

Bảng 24. Thái độ của phụ huynh đối với học sinh bị HIV

Không cho con chơi với bạn bị nhiễm

HIV 13.20%

Đề nghị cô giao chuyển chỗ ngồi 10.80%

Xin cho con chuyển đi lớp khác 8.80%

Đề nghị nhà trường cho bạn đó nghỉ học

hoặc học lớp riêng 6.80%

Không làm gì 31.20%

Đề nghị phụ huynh và nhà trường giúp

đỡ bạn bị nhiễm đó 67.10%

Khác 1.00%

Trong tình huống giả định này, tỉ lệ phụ huynh muốn giúp đỡ những học sinh khác nhiễm HIV chiếm 67%, còn 31% không tỏ thái độ kỳ thị nhưng lại bàng quan với những đứa trẻ thiếu may mắn, cụ thể vẫn còn trên 10% tỏ thái độ xa lánh và kỳ thị. “Cấm con cái chơi hoặc tiếp xúc với những bạn học nhiễm HIV” (13.2%), “đề nghị nhà trường cho nghỉ học” (6,8%) hoặc “chuyển lớp cho con” là những thái độ mà các bậc phụ huynh chọn khi ở trường con mình có bạn bị nhiễm HIV. Lý do kỳ thị là “Không cho tiếp xúc, vì là con nít nên không biết cách phòng như người lớn. Dặn con đừng giỡn, ôm nhiều”. Thái độ của phụ huynh trong tương quan với các phân tổ, dữ liệu cho thấy có sự khác biệt giữa giới tính. Phụ huynh nữ có xu hướng kỳ thị hơn phụ huynh nam khi tỉ lệ phụ nữ không cho con mình tiếp xúc và quan hệ với bạn bị bệnh cao gấp đôi nam giới (20% so với 10%). Ngược lại, việc giúp đỡ các bệnh nhân HIV trẻ em được các phụ huynh nam ủng hộ nhiều hơn (70% so với 58%). Tương tự, trình độ học vấn càng cao thì sự kỳ thị đối với trẻ nhiễm HIV càng giảm. Trong mối quan hệ với nghề nghiệp, kết quả cũng chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm nghề nghiệp khi những người làm trong lĩnh vực dịch vụ và hậu cần tỏ

thái độ thân thiện và thông cảm hơn với người nhiễm HIV. Xu hướng ngược lại xảy ra ở nhóm khai thác và chế biến khi chỉ có 56% có thái độ tích cực với trẻ em nhiễm bệnh.

Như vậy, với các tình huống giả định khác nhau, lao động thủy sản trong mẫu nghiên cứu về cơ bản thể hiện quan điểm cảm thông và tôn trọng NCH. Bên cạnh đó, còn một vài nhóm vẫn còn thể hiện mức độ kỳ thị nhất định, đặc biệt với tình huống con cái phải học chung với trẻ em có H vì sợ các em còn nhỏ, chưa tự bảo vệ được. Học vấn có ý nghĩa nhất định đối với thái độ của người lao động. Trình độ học vấn càng cao, thái độ kỳ thị càng giảm. Nam giới có thái độ cảm thông với NCH hơn.

Mặc dù vậy, trong một số trường hợp, sự kỳ thị vẫn còn tồn tại. Một số người nhiễm vẫn còn phải chịu sự xa lánh của cộng đồng “Người ta chỉ chỏ nói nhiều lắm, thường thì do những ông chồng ăn chơi về lây cho vợ có người làm nghề bán cá ở chợ có người biết thì người ta sợ không dám ăn. Vì vậy nên tôi chọn nghề mua ve chai không ảnh hưởng gì đến ai hết trơn.” (PVS, nữ bệnh nhân HIV, An Giang). Điều này làm cho người bị nhiễm không những không nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng như những người bình thường mà con làm hạn chế cơ hội được tiếp cận với các nguồn lực và việc làm

Chính sự kỳ thị làm cho những bệnh nhân HIV không may mắn gặp sự ruồng bỏ của vợ con thì cuộc sống của họ sẽ sớm kết thúc nhiều khi không phải vì bệnh tật mà vì đau khổ khi bị bỏ rơi như ý kiến của một phụ nữ làm hậu cần: “ Nếu mình xa lánh thì tinh thần và sức khỏe người ta giảm sút nhanh lắm” (nữ bán cá ở chợ thị xã Châu đốc).

4.2. Thái độ của cộng đồng với NCH tại dịa phương

Để nắm rõ thái độ thực tế của cộng đồng đối với người nhiễm HIV tại địa phương, người trả lời cần nêu của họ về sự ứng xử của người dân đối với những bệnh nhân này.

Bảng 25. Thái độ của cộng đồng đối với người nhiễm HIV và gia đình họ

Xa lánh – Không quan hệ 13.90%

Hạn chế quan hệ giao tiếp 38.30%

Không để trẻ em quan hệ giao tiếp với

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦYLÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG SẢN TỈNH AN GIANG (Trang 83 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w