PHẦN I. TỔNG QUAN CHUNG

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦYLÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG SẢN TỈNH AN GIANG (Trang 26 - 34)

Từ ca nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới được phát hiện vào năm 1981, đến nay với tốc độ lây lan nhanh chóng HIV/AIDS trở thành đại dịch của thế kỷ, thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo mới nhất của chương trình phối hợp Liên hợp quốc về phòng chống HIV/AIDS (UNAIDS), tính đến tháng 6/2006, trên thế giới ước tính có khoảng 39,5 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong phòng chống HIV/AIDS nhưng bức tranh toàn cầu về HIV/AIDS vẫn còn hết sức ảm đạm.

Ở Việt Nam, HIV hiện diện ở tất cả các địa phương trên cả nước, 64 tỉnh, thành phố đều đã phát hiện có người nhiễm HIV. Tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2008, số tích luỹ được báo cáo là 132.628 các trường hợp nhiễm HIV, 26.828 trường hợp đã chuyển thành bệnh nhân AIDS và 15.007 ca tử vong do AIDS. Tất cả 64 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, 96% trong tổng số 659 quận/huyện và hơn 66% trong tổng số 10.732 xã/phường đã có báo cáo về các trưởng hợp nhiễm HIV. Có sự khác biệt lớn về thời gian xuất hiện dịch HIV tại các địa phương trong cả nước.

Bảng 1. Tỉ lệ nhiễm HIV- Kết quả giám sát Trọng điểm năm 2001-20062 2001 (%) 2002 (%) 2003 (%) 2004 (%) 2005 (%) 2006 (%) Nghiện ma tuý 29.4 29.4 26.8 28.6 25.5 23.2 Phụ nữ MD 4.7 5.9 4.3 4.4 3.5 4

PN trước khi sinh 0.3 0.34 0.23 0.35 0.35 0.37

Nam KTNVQS 0.93 0.65 0.45 0.44 0.31 0.16

Bệnh nhân STI 2.6 2.1 1.5 1.4 2.5 2.2

Trong thời gian đầu, tỷ lệ nhiễm HIV ở các nhóm nguy cơ cao như nghiện ma túy, những người hành nghề mại dâm…Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đối tượng nhiễm HIV ở Việt Nam không còn tập trung trong một số nhóm nguy cơ cao (mại dâm, tiêm chích ma túy) mà đã xuất hiện trong nông dân, học sinh, sinh viên, thậm chí trong giới công chức cũng đã có người nhiễm AIDS.

Tổng quan nghiên cứu và dự án về HIV/AIDS trong ngành thuỷ sản

Những nghiên cứu về HIV nói chung rất nhiều, nhưng cho đến nay vẫn còn thiếu vắng những nghiên cứu theo lát cắt ngang: theo ngành nghề khác nhau để cơ cơ sở xây dựng chiến lược cho từng ngành nghề một cách phù hợp. Có rất ít nghiên cứu về ngành thuỷ sản. Nghiên cứu của Trần Minh Giới (2008) mới chỉ đề cập đến nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm khai thác tại Hải Phòng; Nghiên cứu thứ 2 về ngư dân: Báo cáo khảo sát về Kiến thức, thái độ hành vi về HIV/AIDS của nhóm ngư dân trong khuôn khổ dự án ”Phòng chống HIV/AIDS cho ngư dân và bạn tình tại tỉnh Kiên Giang” do Quỹ AIDS Thế giới tài trợ thông qua tổ chức Care Việt Nam, được thực hiện từ năm 2001 đến 2002 đã cho thấy nam ngư dân thuộc nhóm khai thức thường có nhiều bạn tình, có nguy cơ lây nhiễm do kiến thức hiểu biết hạn chế, không thích sử dụng BCS khi quan hệ tình dục, thói quen uống rượu bia...

Các dự án dành riêng cho nhóm ngư dân cho đến nay vẫn còn hạn chế.

Số liệu về lây nhiễm HIV/AIDS mới chủ yếu theo một số tiêu chí như theo vùng địa lý, theo nhóm có hành vi nguy cơ cao, mà chủ yếu theo nhóm có hành vi nguy cơ cao như mại dâm, ma tuý, di chuyển...Vẫn chưa có số liệu thống kê theo tiêu chí “ngành nghề” trong việc lây nhiễm HIV, chính vì thế các Bộ, các ngành nghề khác nhau khi xây dựng Chiến lược, hoặc các hoạt động phòng chống lây nhiễm HIV cho ngành mình vẫn chưa dựa trên cơ sở khoa học.

An Giang là tỉnh đứng vị trí thứ 5 trong cả nước trên bảng xếp hạng năm 2006 của 10 tỉnh thành có tỉ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân. Đã có nhiều dự án liên quan tới phòng chống HIV/AIDS và các bệnh

LTQĐTD được thực hiện tại An Giang nhưng chưa có dự án giành riêng cho ngành thủy sản về lĩnh vực này.

1.2. Mục tiêu của nghiên cứu

- Mục tiêu của dự án nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến sự lây nhiễm HIV/AIDS trong ngành thủy sản tại An Giang thông qua các hoạt động: thu thập thông tin, điều tra khảo sát về diễn biến tình hình phát triển căn bệnh HIV/AIDS trong lĩnh vực thủy sản, đồng thời tăng cường năng lực cho cán bộ đầu mối về HIV/AIDS.

- Nghiên cứu này nhằm giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng chiến lược phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2010 – 2015.

- Giúp ban Quản lý dự án STOFA – chương trình FSPS II điều chỉnh hoạt động chương trình nhằm xem xét tính dễ lây nhiễm HIV và xây dựng kế hoạch hành động phòng chống HIV/AIDS trong ngành thủy sản cho các năm 2009 – 2010.

1.3. Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Phương pháp tiếp cận

Áp dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong quá trình thu thập số liệu và phân tích kết quả, trong đó phụ nữ, nam giới từ các nhóm xã hội khác nhau được tham gia một cách chủ động , đặc biệt trong các công cụ thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu... Sự tham gia cũng được thể hiện trong quá trình huy động cán bộ địa phương vào công việc thu thập thông tin.

1.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

Nội dung cơ bản của quá trình thu thập thông tin là các Kiến thức - Thái độ - hành vi về HIV/AIDS của lao động thủy sản tại An Giang. Các kênh thông tin mà họ tiếp nhận, Kiến nghị của người được hỏi về việc nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi đối với HIV/AIDS… một hệ thống các giải pháp sau đây được sử dụng:

Phương pháp thu thập thông tin :

- Nhóm nghiên cứu đã sử dụng cả hai phương pháp thu thập: Định lượng và định tính. - Một bảng hỏi được thiết kế phục vụ nghiên cứu bao gồm 102 câu hỏi, trong đó có 93 câu nhằm đánh giá: kiến thức, thái độ, hành vi về HIV/AIDS và 8 câu về “Hoạt động truyền thông trong tương lai” và 1 câu về “giúp đỡ những người có HIV/AIDS”.

- Đối với phương pháp nghiên cứu định tính, nhóm nghiên cứu đã sử dụng công cụ phỏng vấn sâu và hảo luận nhóm tập trung.

- Để phỏng vấn sâu, nhóm nghiên cứu đã thiết kế một bộ tiêu chí phỏng vấn sâu bán cấu trúc cho các nhóm đối tượng khác nhau : Lãnh đạo xã; trưởng trạm y tế xã; người có HIV hoặc gia đình người có HIV/AIDS.

- Bảng hỏi bán cấu trúc dành cho thảo luận nhóm khai thác thủy sản; - Bảng hỏi bán cấu trúc dành cho thảo luận nhóm nuôi trồng thủy sản - Bảng hỏi bán cấu trúc dành cho thảo luận nhóm chế biến;

- Bảng hỏi bán cấu trúc dành cho thảo luận nhóm hậu cần;

Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn xây dựng một số biểu mẫu thu thập thông tin thứ cấp, thông tin về kinh tế xã hội: cấp tỉnh, huyện, xã

Phương pháp phân tích thông tin thứ cấp

Tư vấn sử dụng các báo cáo của UBND xã, số liệu thống kê của trạm y tế xã, của chi cục phòng chống HIV/AIDS của các tỉnh, các báo cáo của Phòng Kinh tế huyện, niên giám thống kê của tỉnh An Giang… nhằm tìm hiểu thông tin về Ngư dân và vấn đề lây nhiễm HIV trong ngư dân và trong cộng đồng tại các xã nghiên cứu cũng như các dự án và các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại các địa bàn nghiên cứu.

Phương pháp quan sát

Nhóm nghiên cứu thực hiện quan sát trực tại các bến cảng, các xã - ấp thuộc địa bàn nghiên cứu, cũng như những hoạt động truyền thông về phòng chống HIV (nhà hàng, quán Karaoke, hoặc các khẩu hiệu, Panô, áphích…về phòng chống HIV/AIDS tại những nơi công cộng).

Địa diểm : Cộng đồng, trạm y tế, các tụ điểm vui chơi giải trí. Tiêu chí : - Mức độ tham gia của cộng đồng

- Các công cụ truyền thông, (pano, apphich) - Sự hiện diện các tài liệu truyền thông

- Các hoạt động vui chơi giải trí của người lao động.

Đạo đức nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, các quy định về tính nặc danh và tinh bảo mật của thông tin luôn luôn được đảm bảo. Cụ thể : không lưu tên người cung cấp thông tin trong các công cu nghiên cứu (bảng hỏi, bảng phỏng vấn sâu). Trong quá trình nghiên cứu định tính việc ghi âm sẽ không thực hiện nếu người trả lời không cho phép v.v…

1.4. Đối tượng, địa bàn, thời gian và cỡ mẫu thực hiện tại địa bàn nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng khảo sát

- Nhóm khai thác - Nhóm chế biến - Nhóm nuôi trồng

- Cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành thuỷ sản - NCH, Hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS - Lãnh đạo một số ban ngành liên quan.

1.4.2. Địa bàn, phạm vi thực hiện

Nghiên cứu được thực hiện tại 3 huyện và 1 thị xã của tỉnh An Giang, bao gồm 1 phường và 11 xã (xem bảng 2)

Bảng 2: Phạm vi thực hiện nghiên cứu

TỈNH AN GIANG THỊ XÃ / HUYỆN Thị xã Châu Đốc Huyện Phú Tân Huyện Tân Châu Huyện An Phú

Phường A Hoà Lạc Vĩnh Hà Quốc Thái

Vĩnh Ngươn Phú Bình Vĩnh Xương Khánh An

Vĩnh Mỹ Bình Thạnh

Đông Long An

Vĩnh Thoại Đông

1.4.3. Cỡ mẫu nghiên cứu

- Phiếu điều tra (bảng hỏi): 300 phiếu

- Phỏng vấn sâu : 50 cuộc (trong đó có 10 PVS NCH) được thực hiện tại các xã trên 4 Huyện của Tỉnh An Giang đã nêu tên ở bảng trên.

- (Thảo luận nhóm: 4 thảo luận nhóm (4 nhóm chính: nhóm khai thác, nhóm nuôi trồng, nhóm hậu cần, nhóm chế biến):

+ Nhóm Khai thác tại Xã Khánh An, An Phú

+ Nhóm chế biến tại Phường A, Thị Xã Châu Đốc + Nhóm nuôi trồng tại Xã Phú bình-Huyện Phú Tân + Nhóm hậu cần tại Xã Quốc Thái, Huyện An Phú

1.4.4. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ ngày 15/11/2008 đến ngày 30/11/2008. Thời gian làm việc tại thực địa 15 ngày và 3 ngày tập huấn cho cán bộ địa phương cấp tỉnh, huyện, xã.

1.5. Những thuận lợi và khó khăn

1.5.1. Thuận lợi

Trong quá trình thực hiện điều tra, khảo sát, đoàn tư vấn gặp những thuận lợi như sau:

- Được sự hỗ trợ của các cán bộ đầu mối ngành thủy sản và các cán bộ của Trung tâm y tế Thị xã Châu Đốc, của lãnh đạo các huyện/thị xã và các xã/ phường trong mẫu nghiên cứu.

- Sự tích cực tham gia và hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ xã, cán bộ y tế, cán bộ thủy sản trong quá trình tập huấn, điều tra tại thực địa, đặc biệt là trong việc liên hệ với địa phương và tạo điều kiện cho nhóm tư vấn và các điều tra viên thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.

- Trung tâm phòng chống HIV/ AIDS và Lao – một trong những trung tâm hoạt động mạnh, tạo thuận lợi trong việc hỗ trợ tổ chức và cung cấp các dữ liệu sẵn có cho nhóm tư vấn.

1.5.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, nhóm nghiên cứu cũng gặp phải một số khó khăn trong quá trình thực hiện. Những khó khăn này, dù mang tính khách quan hay chủ quan, cũng gây ảnh hưởng nhất định tới cuộc nghiên cứu.

Đặc điểm địa hình: Một trong những khó khăn mà nhóm nghiên cứu phải đối mặt trong suốt quá trình tại thực địa là trở ngại về địa hình. Địa hình An Giang cũng giống như đặc điểm chung của một số tỉnh ĐBSCL với sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; khoảng cách giữa các điểm nghiên cứu cách xa và đòi hỏi di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như ô tô, xe honda, phà, ghe, xuồng. Việc tiếp cận cộng đồng vì vậy trở nên khó khăn và bị kéo dài về mặt thời gian. Đặc biệt, việc giá xăng tăng cao cùng với việc khoảng cách không tính trước được đã làm cho chi phí đi lại của nhóm tư vấn và các điều tra viên bị đội lên nhiều hơn so với dự kiến.

Kinh nghiệm của điều tra viên: Với mục tiêu huy động sự tham gia của cộng đồng và nâng cao năng lực cho các cán bộ địa phương, nhóm nghiên cứu đã mời các cán bộ chủ chốt của các Huyện xã tham gia. Tuy nhiên,việc chưa có kinh nghiệm trong quá trình thu thập thông tin của các điều tra viên địa phương đã làm hạn chế không nhỏ đến chất lượng thông tin.

Tính nhạy cảm của chủ đề nghiên cứu: Trước hết, chủ đề “Yếu tố lây nhiễm HIV” liên quan đến hành vi tình dục, sử dụng ma tuý, có HIV… thuộc vấn đề tế nhị, nhạy cảm. Người lao động thủy sản e ngại trả lời những câu hỏi trực tiếp trong bảng hỏi, việc sử dụng các điều tra viên địa phương trong công cụ bảng hỏi cũng ảnh hưởng không ít đến tâm lý của người trả lời khi phải đối diện với những điều tra viên là những người quen biết trong cộng đồng. Do vậy, trong nghiên cứu, nhóm tư vấn đã bổ sung thêm bằng những thông tin định tính. Thực tế cho

thấy, người dân chỉ trả lời dễ dàng những vấn đề này hơn trong quá trình trò chuyện phỏng vấn sâu.

Tính di động của đối tượng nghiên cứu: Đặc biệt là thời điểm tiến hành thu thập thông tin tại thực địa là tháng 11, là một trong những tháng vào “mùa nước nổi” tại Tỉnh An Giang, đây là thời gian có phần lớn nhóm đánh bắt thuỷ sản gần bờ của Tỉnh An Giang di chuyển lên phía “Biển Hồ”- Cam pu chia để đánh bắt cá, thời gian ở nhà rất ít, vì vậy việc tiếp cận được với họ để thu thập thông tin rất khó khăn, đặc biệt khi nhóm tư vấn tổ chức các buổi thảo luận nhóm.

Sai số trong điều tra và hạn chế của số liệu:

Sai số trong điều tra bao gồm sai số chọn mẫu và phi chọn mẫu.

Sai số trong chọn mẫu là mẫu thiếu tính đại diện và thiếu cân đối giữa các nhóm ngành nghề do không chọn được đúng đối tượng đã mong muốn, ví dụ như nhóm hậu cần không chọn được những người lái xe đường dài hay khó tiếp cận được với nhóm khai thác.

Sai số phi chọn mẫu có thể xảy ra do nhiều lý do khác nhau như:

- Do tính di động cao của lao động thủy sản nên các hộ gia đình được chọn không tham gia trả lời.

- Khả năng sai số trong việc lấy hộ gia đình làm đơn vị mẫu. Do điều tra viên có xu hướng hỏi chủ hộ, trong khi đó chủ hộ lại thường là nam giới, dẫn đến việc có sự chênh lệch về giới tính (thiên về nam) trong số những người trả lời.

- Người được hỏi cung cấp thông tin không chính xác đối với các chủ đề có liên quan đến tình dục hoặc nói đến các hiện tượng tiêu cực ở địa phương.

Năng lực và kinh nghiệm thu thập thông tin của điều tra viên. Mặc dù rất nhiệt tình, nhưng do điều tra viên chưa có kinh nghiệm thu thập thông tin, trong khi đó đặc điểm của bảng hỏi quá dài, khá nhiều những vấn đề nhạy cảm, tế nhị…vì vậy các thông tin thu thập được đôi chổ chưa được chính xác. Trong quá trình xử lý những thông tin của bảng hỏi nào không đảm bảo tính xác thực sẽ không được đưa vào nhập liệu.

1.6. Các khái niệm làm việc HIV/AIDS

HIV là virút gây suy giảm miễn dịch ở người, viết tắt từ tiếng Anh: Human Immuno-deficiency

AIDS là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, do virút HIV gây ra. AIDS viết tắt từ tiếng

Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrom. Trước đây, bệnh này được gọi là SIDA (viết tắt từ tiếng Pháp: Syndrome d'Immuno Deficience Acquise), nhưng do tên này trùng với tên của Tổ chức phát triển quốc tế Thụy Điển SIDA và tên của Tổ chức CIDA (Canađa) cũng gọi là "Si đa"

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦYLÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG SẢN TỈNH AN GIANG (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w