CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG THỦY SẢN TẠI AN GIANG

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦYLÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG SẢN TỈNH AN GIANG (Trang 42 - 57)

cứu định lương và định tính, sau đó sẽ nêu lên những đặc điểm chung của lao động thủy sản trong các nhóm nghề cũng như tính di động trong hoạt động nghề nghiệp của họ.

2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Đặc điểm chung

Tổng số người được tham gia trả lời bảng hỏi là 300 đơn vị mẫu, trong đó có 219 người là nam (73%) và 81 người là nữ (27%). Mẫu được phân bố tại các huyện là: Phú Tân -74 đơn vị mẫu; Châu Đốc- 59 đơn vị mẫu; Tân Châu 99 đơn vị mẫu; An Phú-68 đơn vị mẫu.

Những người trả lời được phân bổ theo tiêu chí thu thập thông tin bao gồm 4 nhóm: nhóm khai thác chiếm 20,7%; nhóm chế biến chiếm 17%; nhóm dịch vụ hậu cần- 26,3% và nhiều hơn cả là nhóm nuôi trồng. Tại An Giang, nhóm khai thác chủ yếu là những lao động đánh bắt gần bờ. Họ làm việc trên những con thuyền cỡ vừa (ghe cào) ở trên sông, ít tàu ra khơi xa.

Trong nhóm khai thác cũng có nữ tham gia nhưng nam giới vẫn chiếm đa số, vì vậy tỷ lệ nam giới trong cơ cấu mẫu, về cơ bản vẫn cao hơn. Phụ nữ trong các nhóm nghề còn lại đông hơn, vì vậy, khi chọn ngẫu nhiên, tỷ lệ nữ tham gia trả lời trong các nhóm này nhiều hơn so với nhóm khai thác.

Hình 1. Tỷ lệ nam nữ thuộc các nhóm nghề tham gia trả lời

Về lứa tuổi, độ tuổi được xác định dựa trên thông tin cung cấp của người trả lời, sau đó được mã hoá lại và phân khoảng thành 3 nhóm tuổi, độ tuổi của người trả lời tập trung cao nhất ở nhóm tuổi từ 35 – 49, thấp nhất ở nhóm tuổi >=50.

Trình độ học vấn của những người lao động thủy sản không cao, chủ yếu là hết cấp I (35,7%) và cấp II (28,7%), nhiều người chưa hết cấp I (17%), thậm chí vẫn còn nhiều người mũ chữ (6,7%) (Xem Bảng 4).

Trong tổng mẫu khảo sát có 85,0 % người trả lời đã lập gia đình, những người độc thân chiếm 12,0%, ly thân và li hôn chiếm 2,3 % và góa là 0,7%.Cơ cấu này hình thành một cách ngẫu nhiên trong quá trình chọn người trả lời, không phản ánh đúng thực trạng của tổng thể do đơn vị mẫu là hộ gia đình8 (Xem Bảng 2a)

Bảng 2a: Tình trạng hôn nhân và giới tính của mẫu nghiên cứu Tình trạng hôn nhân của NTL Giới tính người đợc hỏi Nam Nữ Độc thân 10,5 16,0 12,0 Có gia đình 86,8 80,2 85,0 Ly thân 1,8 0,0 1,3 Ly dị 0,5 2,5 1,0 Goá 0,5 1,2 0,7

Thâm niên công tác

8 Người trả lời không nhất thiết là chủ hộ.

Những người cung cấp thông tin có thâm niên công tác trung bình là 6,3 năm (xem bảng 3), trong đó những người có thâm niên từ 1-5 năm chiếm 60,3%, từ 6-10 năm chiếm 86,7%, từ 11-15 năm chiếm 95% và trên 21 năm là 97,7%).

Những người thuộc nhóm khai thác có thời gian làm việc trung bình cao nhất (7,8 năm), rồi tới nhóm nuôi trồng (6,88%). Hai nhóm nghề này đòi hỏi phải có kinh nghiệm nhiều hơn. Nhóm chế biến dịch vụ- hậu cần có thâm niên trung bình thấp hơn (5,57% và 4,95%) do nguồn lao động trẻ và không xác định công việc như một nghề ổn định (Xem Bảng 3 ).

Bảng 3. Số năm làm việc trung bình của người trả lời Đặc điểm nhóm Thời gian làm việc trung bình (năm)

Nhóm nghề Khai thác 7,81 Chế biến 5,57 Nuôi trồng 6,88 Dịch vụ, hậu cần 4,95 Nhóm tuổi 18-25 2,87 26-30 3,67 31-35 4,58 36-40 5,78 41-45 8,53 45-50 8,31 Trên 50 13,00

TĐHV Cao đẳng, đại học, trên đại học 4,22

Trung cấo, dạy nghề 5,00

Tốt nghiệp cấp 3 4,70 Tốt nghiệp cấp 2 6,90 Tốt nghiệp cấp 1 6,10 Mù chữ, tái mù chữ 7,35 Chưa học hết cấp 1 6,63 Không trả lời 6,67 Tổng 6,34

Thâm niên công tác của những người lao động trong lĩnh vực thủy sản tại địa phương tỷ lệ thuận với tuổi tác của họ. Tuổi đời càng cao, thời gian làm việc trung bình trong nghề của họ càng lớn. Nhiều người đã lớn tuổi vẫn tham gia đánh bắt hải sản (40 người trên 50 tuổi), họ có thâm niên trung bình 13 năm. Thâm niên trung bình của các nhóm nhỏ tuổi hơn giảm dần theo các nhóm tuổi trẻ hơn. Trong khi đó, mặc dù cũng thể hiện mối quan hệ tuyến tính: trình độ học vấn càng cao, thâm niên trung bình càng thấp, ngoại trừ một số cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trung cấp (10/300 người), các nhóm học vấn có thâm niên trung bình không lệch nhau quá lớn (Xem Bảng 3 ).Điều này cho thấy nghề nuôi trồng, đánh bắt, chế biến hải sản tại An Giang không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao mà đòi hỏi kinh nghiệm nhiều hơn. Vấn đề này sẽ được phân tích kỹ hơn khi báo cáo đề cập tới những thông tin định tính trong những phần sau.

Các ngành nghề theo bốn nhóm như đã trình bày trong phần phương pháp là: nhóm khai thác, nhóm nuôi trồng, nhóm chế biến, nhóm dịch vụ /hậu cần (Xem bảng 4)

Nhóm khai thác:

Với đặc điểm đòi hỏi sức khỏe, nhóm khai thác có tỉ lệ nam nhiều hơn nữ (Nam:87,1%, nữ 12.9%). Chiếm một tỷ lệ khá nhiều trong nhóm này là những người có trình độ văn hóa từ mù chữ đến chưa tốt nghiệp cấp 1 (40,4%) và tốt nghiệp cấp 1 (41, 9%). Những người có trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên rất thấp (17,7%), không có người nào là có trình độ từ văn hóa cấp 3 trở lên. Những người đang có gia đình chiếm phần lớn (79,0%), số người độc thân chiếm 17,7% và còn lại là những người đang ly thân (3,2%). Tỷ lệ đi làm ăn xa chiếm 35,5%.

Nhóm Chế biến :

Số lượng người tham gia trả lời bảng hỏi của nhóm chế biến có tỷ lệ nam nữ chênh lệch không nhiều - nam là 52,9% và nữ là 47,1%. Trình độ học vấn của lao động chế biến tương đối cao. Chỉ có khỏang ¼ số người ở nhóm chế biến là có trình độ học vấn chưa tốt nghiệp cấp 1 trở xuống, trong khi tỷ lệ số người tốt nghiệp cấp 1 là 37,3% và cấp 2 là 39,2% và tỷ lệ cho số người tốt nghiệp cấp 3 là rất ít (2%). Chiếm đa số (2/3) là những người đang có gia đình (70,6% trên tổng số), kế đến là nhóm người độc thân (23,5%), còn lại là một tỷ lệ rất ít cho nhóm người góa và đã ly dị (2% và 3,9%). Trong nhóm chế biến thì tình trạng không đi làm ăn xa nhà chiếm một tỷ lệ áp đảo (88,2%) .

Nhóm Nuôi trồng :

Phần lớn trong nhóm nuôi trồng là nam giới với tỷ lệ là 80,6% so với nữ chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn (19,4%). Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về trình độ học vấn thì nhóm có trình độ cao nhất (trên cao đẳng) là chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng số 4,6%, kế đến là tỷ lệ người mù chữ và chưa học hết cấp 1 (13%), tỷ lệ số người đã tốt nghiệp cấp 3 là 13,9%, tỷ lệ số người đã tốt nghiệp cấp 1 là 26,9%, và cao nhất là tỷ lệ số người tốt nghiệp cấp 2 là 38,9%. Như vậy, trong nhóm nuôi trồng được khảo sát tỷ lệ số người có trình độ văn hóa từ cấp 1 đến cấp 2 là chiếm đa số (65,8%). Tỉ lệ những người có gia đình của nhóm nuôi trồng trong mẫu định lượng là rất cao (88,9%), còn lại là những người có tình trạng hôn nhân là góa và ly dị (cùng tỷ lệ 0,9%), những người trong tình trạng ly thân (1,9%) và độc thân (7,4%). Hầu hết những người nuôi trồng được khảo sát là không đi làm ăn xa nhà (90,7%).

Tỷ lệ nam giới (64,6%) thuộc nhóm trong mẫu định lượng cũng cao hơn và gần gấp 2 lần so với tỷ lệ nữ (35,4%). Về trình độ học vấn, chiếm số đông là những người có trình độ tốt nghiệp cấp I (41,8%), thấp nhất là nhóm có trình độ văn hóa trung cấp 1,3% - một tỷ lệ gần như không đáng kể, chiếm một tỷ thấp khác là số người có trình độ trên cao đẳng 5,1% và tốt nghiệp cấp 3 (8,9%), còn lại 3 nhóm trình độ tốt nghiệp cấp 2, chưa học hết cấp 1 và mù chữ có tỷ lệ gần tương đương nhau lần lượt là 16,5%, 12,7% và 13,9%. Lao động của nhóm này hầu hết là những người có gia đình (93,7%) tỷ lệ những người còn độc thân rất thấp (6,3%). 2/3 trong nhóm này là những người làm việc tại chổ (68,4%) .

Bảng 4. Tương quan giữa các phân tổ về giới tính, trinh độ văn hóa, trình trạng hôn nhân và tình trạng đi làm ăn xa của các nhóm nghề thủy sản

Tiêu chí Phân loại

Nghề nghiệp chính của người

trả lời Tổng Khai thác Chế biến Nuôi trồng Dịch vụ, hậu cần % % % % % Giới tính của người được hỏi Nam 87.1 52.9 80.6 64.6 73 Nữ 12.9 47.1 19.4 35.4 27 Tổng 100 100 100 100 100 Trình độ văn hoá cao nhất của NTL Cao đẳng, đại học, trên đại học 4,6 5,1 3,0 Trung cấp/ dạy nghề 1,3 0,3 Tốt nghiệp cấp 3 2,0 13,9 8,9 7,7 Tốt nghiệp cấp 2 17,7 39,2 38,9 16,5 28,7 Tốt nghiệp cấp 1 41,9 37,3 26,9 41,8 35,7 Mù chữ, tái mù 8,1 3,9 1,9 13,9 6,7 Không trả lời 2,8 1,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Tình trạng hôn nhân của NTL Độc thân 17,7 23,5 7,4 6,3 12,0 Có gia đình 79,0 70,6 88,9 93,7 85,0 Ly thân 3,2 1,9 1,3 Ly dị 3,9 0,9 1,0 Goá 2,0 0,9 0,7 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Tỡnh trạng đi làm ăn xa nhà của NTL Có 35.5 11.8 7.4 31.6 20.3 Không 64.5 88.2 90.7 68.4 79 Không trả lời 1.9 0.7 Tổng 100 100 100 100 100

2.2. Đặc điểm vê tình di động của các nhóm nghề

Mức độ di chuyển tính theo các nhóm nghề

Mức độ di chuyển của người lao động thủy sản được thao tác khi thu thập thông tin là xác định số ngày đi làm ăn xa. Đi làm ăn xa ở đây được hiểu là có đi qua ngày, ngủ qua đêm ở nơi khác, bao gồm đi công tác, đi đánh cá trên biển, đi đánh cá trên sông, hoặc đi vận chuyển hành hoá đến địa phương khác…

Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy , tại An Giang, mức độ di chuyển của lao động thuỷ sản không cao (20,3% người trả lời có đi làm ăn xa nhà). Tỷ lệ nam giới đi làm ăn xa cao hơn so với nữ giới (tỷ lệ tương ứng là 26,9 % và 2,5 %). Xét tương quan giữa nhóm ngành nghề cũng có sự chênh lệnh. Nhóm Khai thác (địa phương gọi là ngư phủ) có tỷ lệ đi làm ăn xa cao hơn so với ba nhóm còn lại. Như đã trình bày ở phần tổng quan tình hình tự nhiên và xã hội ở địa phương, do ở An Giang không có biển, vì vậy ngay cả những người thuộc nhóm khai thác cũng không có nhiều người đi làm ăn xa dài ngày như các địa phương có ngư dân hoạt động trên biển.

Những người đi làm ăn xa ở An Giang là nhóm ngư dân đánh bắt cá ở sông lớn và Biển hồ ở giáp biên giới Căm-Pu-Chia vào những mùa nước nổi (chiếm 35,5% trong số 300 đơn vị mẫu nghiên cứu định lượng ở An Giang). Ngòai ra cũng có nhóm dịch vụ nhưng cũng đi làm ăn xa (31,8%). Đó là những người chở tắc ráng (một loại tàu nhỏ) đi thu mua lại cá của nhóm khai thác hải sản biển ở Cà Mau và Bến Tre về bán cho những người chế biến thức ăn cho cá. Một nhóm dich vụ khác di chuyển gần hơn- nhóm dùng ghe đục (thuyền nhỏ) chở cá từ các hầm nuôi cá tra ra chợ bán. Nhóm này đôi khi cũng phải ngủ lại chợ hoặc các nhà trọ.

Nhóm chế biến và nuôi trồng ít đi xa nhà hơn (tỷ lệ những người trong nhóm nghề trả lời có đi xa tương ứng là: 11,8 % và 7,5 %), nếu có không ngủ lại nhà thì họ cũng đi ngắn ngày và không xa nơi ở nhiều lắm. (Xem bảng 4.)

Phụ nữ đi làm ăn xa cùng chồng không nhiều. Lao động đi làm ăn xa trong các nhóm nghề xác nhận tỷ lệ những người vợ đi cùng họ để làm ăn không cao. Hoạt động nghề nghiệp cùng nhau nhiều hơn cả là ở nhóm chế biến và nhóm hậu cần (tỷ lệ lao động nam giới có vợ đi cùng chiếm 16% trên nhóm đi xa). Tùy thuộc vào công việc và thời điểm, phụ nữ thình thoảng mới đi xa cùng chồng (nhóm dich vụ hậu cần: 24%; nhóm khai thác: 21,7%; nhóm nuôi trồng 12%; nhóm nuôi trồng: 0%). (Xem bảng 5)

Bảng 5. Mức độ tham gia của phụ nữ vào những lần đi làm ăn xa với chồng trong tương quan với nghề nghiệp của NTL

Tình trạng có vợ đi cùng NTL

trong mỗi lần đi Nghề nghiệp chính của NTL Tổng

Có đi thường xuyên 4,3 16,7 12,5 16,0 11,3

Có lần đi, có lần không 21,7 ,0 12,5 24,0 19,4

Không bao giờ đi cùng 30,4 66,7 62,5 60,0 50,0

Không thích hợp (những người chưa

có vợ) 39,1 16,7 0,0 0,0 16,1

Không trả lời 4,3 0,0 12,5 0,0 3,2

Tổng (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Cách thức hoạt động của nhóm làm ăn xa An Giang

Nhóm lao động thủy sản thường xuyên hoạt động xa nhà là nhóm khai thác và nhóm dịch vụ hậu cần. Phần phân tích dưới đây sẽ tập trung chủ yếu vào hai nhóm này.

Nhóm khai thác.

Thông tin định tính từ các cuộc thảo luận nhóm tập trung cho thấy những người khai thác thủy sản ở An Giang ít khi đi biển. Không như nhóm đánh bắt xa bờ ở Cà Mau và một số nhóm ở Bến Tre thường dùng tàu đánh cá lớn ra biển khơi. Những người làm nghề khai thác tại An Giang phần lớn đánh bắt cá trên sông. Số hộ có tàu lớn để đánh bắt trên biển không nhiều, xấp xỷ 200

hộ trong 4 huyện khảo sát. Đội tàu kiểu này ở An Giang cũng chỉ phát triển 5, 6 năm trở lại đây. Họ chủ yếu sử dụng lưới đánh bắt ở vùng biển Hà Tiên, Kiên Giang, Ca Mau…(địa phương gọi là tàu cào). Những người tham gia đánh bắt xa bờ chỉ có nam giới vì ra khơi đòi hỏi phải có sức khỏe. Đây chính là nhóm có nguy cơ cao trong việc lây nhiễm HIV vì họ thường xuyên phải xa nhà. Mỗi khi cập bến họ thường mong muốn được thỏa mãn nhu cầu tình dục. Trong khi sự kiểm soát xã hội hầu như không có, những thủy thủ thường dễ có lối sống buông thả hơn. Những người đi mua cá từ những con tàu lớn nhận xét:

Dưới biển đó há là các bạn mình kêu là ngư phủ đó, đi trên một chiếc tàu biển đó hà,... ông chủ tàu ổng đâu có đi, ổng đóng chiếc tàu 2 tỷ bạc mà ổng đâu có đi, ổng cho bạn ổng đi với thuyền trưởng với tài công với hai chục người bạn là ngư phủ, kêu bằng bạn ngư phủ, đi đó chị, đi ra biển đánh tới tối vô Hòn ngủ, thường thường đâu có gần vợ con, thành ra mấy người đó đi chơi bời dữ lắm, đi có chuyến không còn tiền nữa, mấy người đó có thể nhiểm HIV đó, có cái đó đa số nói chung hai chục người đi đánh bắt là mười mấy người đi chơi bời, tại vì xa vợ một tháng mà gần vợ chỉ một, hai đêm hà không có ngũ với vợ được, có khi đi đánh vô mười bữa phải hôn, vô bán cá rồi là xay nước đá đi nữa, có khi chỉ ngủ được với vợ một đêm, có khi không ngủ được đêm nào hết….. không có về được ». (TLNTT nhóm hậu cần, Phú Bình)

Những tàu đánh bắt gần bờ và tàu cào họ thường đem theo cả gia đình và thường đi dài ngày. Một năm, họ chỉ nghỉ tháng 9 và tháng 10 âm lịch và trở về cộng đồng để sửa chữa tàu và làm các thủ tục pháp lý mà thôi. Những ngư phủ (thủy thủ) trẻ thường theo tàu đi liên tục. Một năm họ chỉ về nhà 2, 3 tháng, vì vậy mỗi lần đi xa về thường có nhu cầu vui chơi giải trí hoặc gặp gỡ bạn bè. Đây chính là thời gian dễ tham gia vào các hoạt động liên quan tới những hành vi nguy cơ nhiễm HIV.

Cũng thuộc nhóm khai thác nhưng một số ngư dân lại làm nghề đánh bắt cá trên sông. Nghề chài lưới trên sông ở An Giang vốn có từ lâu đời. Họ được truyền nghề từ ông bà để lại. Tuy là nghề khai thác nhưng họ không đi xa nhà, nơi làm việc cũng ở gần nhà và gần cộng đồng.

Tụi tui làm nghề này từ lâu rồi…cha mẹ mình làm rồi mình cũng làm thôi…. Làm quanh năm suốt tháng. Nghỉ mấy ngày Tết… Không,đi xa, làm ở gần đây. Ngủ trong nhà,

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦYLÂY NHIỄM HIV/AIDS TRONG NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG SẢN TỈNH AN GIANG (Trang 42 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w