Tổng hợp sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến lợi nhuận trƣớc thuế từ hoạt

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận công tnhh mtv gạo việt (Trang 53)

thuế từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận ba chịu ảnh hƣởng bởi 7 nhân tố: khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Bảng 4.14 : Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty TNHH MTV Gạo Việt năm 2011, 2012

ĐVT: Triệu đồng Các nhân tố Mức độ ảnh hƣởng 2011 so với 2010 Mức độ ảnh hƣởng 2012 so với 2011 - Khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ 24.204 (27.711) - Kết cấu hàng bán 278 (80) - Giá bán 56.071 138.124

- Giảm trừ doanh thu (7.773) 6.907

- Giá vốn hàng bán (74.477) (177.068)

- Chi phí bán hàng 196 (6.926)

- Chi phí quản lý doanh nghiệp (1.252) (325)

Tổng mức độ ảnh hƣởng (2.753) (67.079)

Qua bảng 4.14 Tổng hợp mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến lợi nhuận ta thâý lợi nhuận có chiều hƣớng giảm qua các năm 2011 và năm 2012. Trong đó, lợi nhuận giảm đi với tốc độ cao trong năm 2012, và giảm nhẹ trong năm 2011. Nguyên nhận củ sự biến động tiêu cực này là:

Nguyên nhân làm giảm lợi nhuận thuế trong giai đoạn 2010 – 2011 là do: nhân tố giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong đó, giá vốn hàng bán là nhân tố làm ảnh hƣởng giảm lợi nhuận cao nhất với 74.477 triệu đồng do tình hình tiêu thụ lƣơng thực trong nƣớc thuận lợi làm nguồn nguyên liệu khang hiếm. Bên cạnh, các nhân tố làm giảm lợi nhuận thì các nhân tố khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu hàng bán, giá bán và chi phí bán hàng ảnh hƣởng làm tăng lợi nhuận, trong đó nhân tố ảnh hƣởng tăng lợi nhuận cao nhất là giá bán 56.071 triệu đồng, kế đến khối lƣợng tiêu thụ là 24.204 triệu đồng. Nhƣng do khoản tăng của lợi nhuận không thể bù đắp các khoản làm giảm làm cho lợi nhuận làm cho lợi nhuận trong năm 2011 bị sụt giảm. Mức độ ảnh hƣởng tăng của giá bán thấp hơn nhiều so với ảnh hƣởng giảm của giá vốn hàng bán, do đó Công ty cần có giữ mức giá bán hợp lý và có chiến lƣợc hạ giá thành sản phẩm.

Các nhân tố ảnh hƣởng làm giảm lợi nhuận năm 2011 - 2012 là chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá vốn hàng bán, kết cấu hàng bán và khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ, ảnh hƣởng giảm lợi nhuận cao nhất là giá vốn

hàng bán và khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ. Nguyên nhân trong năm 2012 lƣợng hàng tồn kho của các doanh nghiệp kinh doanh gạo cao làm tình hình tiêu thụ gặp khó khăn do phải cạnh ới các doanh nghiệp cùng ngành về giá bán. Nhân tố ảnh hƣởng làm tăng lợi nhuận là giảm trừ doanh thu và giá bán, trong đó ảnh hƣởng cao nhất là giá bán 138.124 triệu đồng. Tuy chịu sự cạnh tranh về giá bán nhƣng do việc đẩy mạnh chính sách tiêu thụ nên lƣợng hàng xuất khẩu và các sản phẩm gạo có giá trị cao trong năm đƣợc tiêu thụ nhiều hơn làm cho gía bán có mức ảnh hƣởng làm tăng lợi nhuận cao.

Khối lƣợng tiêu thụ là nhân tố bền vững, quan trọng ảnh hƣởng nhiều đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, bên cạnh đó nhân tố giá vốn hàng bán tăng khá cao với mức ảnh hƣơng luôn cao hơn ảnh hƣởng của giá bán. Do đó, Công ty cần có biện pháp tăng sản lƣợng tiêu thụ và giảm giá vốn hàng bán.

4.3.2 Tổng hợp sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến lợi nhuận tài chính.

Lợi nhuận hoạt động năm 2011 và năm 2012 biến động chịu ảnh hƣởng bới doanh thu và chi phí hoạt động tài chính. Mức độ biến động này thể hiện qua bảng số liệu tổng hợp sau:

Bảng 4.15 : Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến lợi nhuận hoạt động tài chính của Công ty TNHH MTV Gạo Việt năm 2011, 2012

ĐVT: Triệu đồng

Các nhân tố Mức độ ảnh hƣởng

2011 so với 2010

Mức độ ảnh hƣởng 2012 so với 2011

- Doanh thu hoạt động tài chính 6.394 51.145

- Chi phí tài chính (4.193) (2.030)

Tổng mức độ ảnh hƣởng 2.201 49.115

Qua phân bảng 4.15 lợi nhuận tài chính của công ty có chiều hƣớng tăng lên qua các năm làm chệnh lệch lợi nhuận giữa năm hiện tại so với năm trƣớc luôn tăng lên. Cụ thể, chênh lệch lợi nhuận năm 2012 cao hơn nhiều lần so với năm 2011. Trong năm lợi nhuận hoạt động tài chính của Công ty tăng là do nhân tố doanh thu hoạt động tài chính năm tăng cao hơn so với sự tăng lên của chi phí hoạt động tài chính. Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên lợi nhuận tài chính là các khoản lợi nhuận từ hàng bán chậm trả, thanh lý các khoản đầu tƣ, lợi nhuận từ mua bán chứng khoán và lợi nhuận từ việc ứng

trƣớc hợp đồng. Do tình hình kinh tế có sự tăng trƣởng hơn và chính sách đầu tƣ dự báo đầu tƣ tốt nên lợi nhuận tù mua bán chứng khoáng tăng cao.

Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty ngày một tăng lên chứng tỏa chính sách đầu tƣ và phân tích thị trƣờng đƣợc thực hiện tốt. Do đó, cần tăng cƣờng đầu tƣ kinh doanh đối với lĩnh vực tiềm năng này góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty.

4.3.3 Tổng hợp sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến lợi nhuận khác.

Lợi nhuận là khoản thu nhập khác lớn hơn chi phí khác. Mức độ độ ảnh hƣởng của thu nhập khác và chi phí khác đƣợc thể hiện cụ thể sau:

Bảng 4.16 : Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến lợi nhuận khác của Công ty TNHH MTV Gạo Việt năm 2011, 2012

ĐVT: Triệu đồng Các nhân tố Mức độ ảnh hƣởng 2011 so với 2010 Mức độ ảnh hƣởng 2012 so với 2011 - Thu nhập khác -866 2.205 - Chi phí tài khác 941 (2.374) Tổng mức độ ảnh hƣởng 75 4.579

Qua bảng 4.16 tổng hợp nhuận tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận khác, thể hiện đƣợc tình hình lợi nhuận khác của Công ty có sự biến động theo chiều hƣớng tăng lên qua các năm. Cụ thể, chệnh lệch lợi nhuận năm 2011 so với năm 2010 là 75 triệu đồng, sang năm 2012 chênh lệch tăng của lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với chênh lệch 2011. Trong giai đoạn năm 2010 – 2011, lợi nhuận khác của Công ty tăng do nhân tố thu nhập khác giảm đi, nhƣng lƣợng giảm thấp hơn sự giảm xuống của nhân tố chi phí khác, chủ yếu là tiền từ vi phạm hợp đồng. Sang năm 2012, lợi nhuận khác của Công ty tăng là do: nhân tố thu nhập khác tăng, nhân tố chi phí khác giảm tác động kép làm lợi nhuận trong năm tăng cao. Đây là nhƣng hoạt động bất thƣờng của công ty nên khó có thể có biện pháp giải quyết. Nguồn thu của hoạt động này chủ yếu là tiền từ phạt vi phạm hợp đồng. Nên lợi nhuận khác của Công ty ngày càng nâng lên là điều đáng phải lo ngại.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CÔNG TY

Qua phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Công ty cho thấy số lƣợng hàng hoá tiêu thụ, giá bán và giá vốn hàng bán là những nhân tố quan trọng hình thành doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy, tăng sản lƣợng tiêu thụ và có mức giá hợp lý cùng với việc hạ giá thành là mục tiêu hàng đầu và cũng là vấn đề khó khăn đối với Công ty trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay. Bằng những kiến thức còn nhiều hạn chế của mình, tôi xin đƣa ra một số giải pháp để sau:

5.1 GIẢI PHÁP DOANH THU

- Tăng sản lƣợng tiêu thụ: iếp tục cũng cố, mở rộng thị trƣờng trong nƣớc bằng việc hình thành các chuỗi cửa hàng cung ứng gạo của Công ty, qua đó cũng góp phần quảng bá thƣơng hiệu, chất lƣợng sản phẩm và uy tín.

- Tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu mới bên cạnh những thị trƣờng truyền thống.

- Ngoài mặt hàng gạo và tấm Công ty cũng cần mở rộng thị phần trong việc tiêu thụ cám trong nƣớc vì đây là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng của ngành thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

- Công ty cần chú trọng và củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Phát triển và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, HACCP, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khác hàng, tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng góp phần làm tăng sản lƣợng hàng hoá tiêu thụ.

- Kết cấu hàng bán: Bên cạnh việc đẩy mạnh sản lƣợng tiêu thụ thì công ty cũng cần hết sức quan tâm đến cơ cấu hàng bán. Từng bƣớc nâng cao tỷ trọng tiêu thụ của các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tỷ suất lãi gộp lớn trong kết cấu hàng bán.

5.2 GIẢI PHÁP VỀ CHI PHÍ

- Giá vốn hàng bán: Để có nguồn nguyên liệu ổn định đảm bảo cho quá

trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Công ty cần thiết lập mối quan hệ tốt, lâu dài với nhà cung cấp tạo nguồn cung ổn định với giá hợp lý nhất. Trong tƣơng lai công ty cần thành lập những trạm tiêu thụ lúa, gạo tại những vùng nguyên liệu lớn để mua đƣợc trực tiếp từ nông dân một mặt giảm sự phụ

thuộc nguồn cung vào thƣơng lái, mặt khác giảm đƣợc chi phí nguyên liệu đầu vào do không thu mua qua khâu trung gian. Công ty cần chủ động xây dựng các vùng nguyên liệu cho riêng mình theo hƣớng liên kết với ngƣời dân và sẽ hỗ trợ ngƣời dân về giống, kỹ thuật và khi thu hoạch sẽ bao tiêu sản lƣợng đầu ra, nhờ đó công ty vừa kiểm soát đƣợc chất lƣợng và loại gạo mình cần để chủ động trong khâu tiêu thụ, vừa đảm bảo giảm đƣợc giá thành hạt gạo.

- Chi phí bán hàng trong Công ty chủ yếu là chi phí vận chuyển, bốc vác hàng hóa, chi phí tiền điện, điện thoại... Công ty cần chú trọng giảm chi phí vận chuyển, bốc vác hàng hóa bằng cách sử dụng hết trọng tải của các phƣơng tiện vận chuyển, giảm số lần vận chuyển. Ngoài ra Công ty cần tiết kiệm chi phí điện, dịch vụ internet, điện thoại nhằm tiết kiệm tối đa chi phí bán hàng cho Công ty.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là chi phí tiền lƣơng cho nhân viên trong Công ty. Cho nên không thể giảm các khoản chi phí này vì sẽ ảnh hƣởng đến đời sống nhân viên trong Công ty. Do đó, để giảm chi phí quản lý chỉ có thể giảm các khoản chi phí nhƣ: chi phí tiền điện, nƣớc, điện thoại, văn phòng phẩm. Cần có kế hoạch sử dụng hợp lý các khoản chi phí này nhằm tiết kiệm tối đa chi phí quản lý cho Công ty. Bên cạnh đó, hạn chế các cuộc hội họp không thực sự cần thiết, những chuyến đi công tác cần đƣợc lên kế hoạch và thực hiện việc khoán chi phí nhắm tránh tình trạng chi tiêu quá mức.

- Chi phí tài chính: phát sinh trong Công ty chủ yếu là chi phí lãi vay ngân hàng do nhu cầu thanh toán của Công ty. Tuy nhiên có thể giảm bớt các khoản lỗ từ các hoạt động này bằng cách cân đối nguồn vốn gởi tại các ngân hàng và vốn đi vay. Ngoài ra Công ty nên duy trì số dƣ tiền mặt vừa đủ tại Công ty nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn hạn chế các khoản vay nhằm giảm bớt gánh nặng thanh toán và chi phí lãi cho Công ty.

- Các khoản chi phí khác: Đây là những khoản chi không thƣờng xuyên nên rất khó kiểm soát. Tuy nhiên có thể giảm bớt chi phí do vi phạm hợp đồng bằng việc kiểm tra chắc chẽ hơn chất lƣợng sản phẩm bán ra, đảm bảo cung ứng đủ số lƣợng và thời gian giao hàng.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm. Tuy nhiên chỉ tiêu này thƣờng không ổn định mà biến động qua các thời kỳ. Sự biến động này là do tác động của nhiều nhân tố ảnh hƣởng, mỗi nhân tố có xu hƣớng và mức độ ảnh hƣởng khác nhau. Do đó muốn hiểu rõ từng nhân tố và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của nó đến lợi nhuận ta phải đi sâu phân tích cụ thể từng nhân tố. Từ đó đƣa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao lợi nhuận Công ty trong thời gian tới

Qua phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Công ty TNHH MTV Gạo Việt cho thấy những cơ hội và khó khăn mà Công ty gặp phải trong thời gian qua.

Trong những năm qua, cùng với sự nổ lực của Công ty và sự linh động trong sản xuất kinh doanh, Công ty đã giữ vững, nâng cao uy tín của mình trên thị trƣờng và đạt kết quả đáng khích lệ góp phần nâng cao lợi nhuận sản xuất kinh doanh.

Với kết quả đạt đƣợc nhƣ phân tích, Tình hình lợi nhuận qua các năm có sự biến động do tác động làm ảnh hƣởng tăng giảm của các nhân tố thuộc về doanh thu và chi phí từ các hoạt động bán hàng, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Các nhân tố ảnh hƣởng lớn làm tăng lợi nhuận Công ty là sản lƣợng hàng hóa tiêu thụ, kết cấu hàng bán và giá bán ra của hàng hóa tiêu thụ, nhân tố chính làm giảm lợi nhuận là sự tăng lên của giá vốn hàng bán. Ngoài ra còn có các nhân tố khác làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận Công ty nhƣ: doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động khác, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác.

Qua quá trình phân tích thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng của những nhân tố này cũng nhƣ các nguyên nhân làm ảnh hƣởng của các nhân tố này đến lợi nhuận. Do đó trong thời gian tới Công ty cần có biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự ảnh hƣởng làm giảm của các nhân tố đến lợi nhuận nhằm tạo mức tăng trƣởng về lợi nhuận ổn định và bền vững.

6.2 KIẾN NGHỊ

Đối với nhà nƣớc

- Xây dựng, quản lý chƣơng trình thƣơng hiệu gạo Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, quảng bá và bảo vệ thƣơng hiệu nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gạo Việt Nam có môi trƣờng kinh doanh thuận lợi.

- Tăng cƣờng hơn nữa các hoạt động tham gia nghiên cứu thị trƣờng, hoạch định chính sách xúc tiến thƣơng mại quốc gia nhằm tạo đầu ra ổn định cho hàng hóa trong nƣớc nói chung và gạo nói riêng. Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội chợ về lúa gạo quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nƣớc có cơ hội tiếp cận gần với những kĩ thuật mới cũng nhƣ cập nhật kịp thời các yêu cầu của các nhà nhập khẩu.

- Cần có nhiều hơn nữa các biện pháp xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng giao nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc lƣu thông hàng hóa.

- Hỗ trợ về lãi suất, kỷ thuật, chính sách trong việc xây dựng các kho dự trữ lúa gạo và các sản phẩm từ lúa gạo khác nhằm tăng cƣờng tính chủ động của các doanh nghiệp trong khâu đảm bảo ổn định thị trƣờng trong nƣớc, an ninh lƣơng thực quốc gia cũng nhƣ điều tiết đƣợc việc xuất khẩu.

- Chính quyền địa phƣơng và các cơ quan đầu ngành cần thƣờng xuyên tổ chức các buổi gặp mặt, lấy ý kiến nhằm đƣa ra nhiều biện pháp hỗ trợ công việc kinh doanh của các doanh nghiệp, thƣờng xuyên mở các lớp huấn luyện về nghiệp vụ, phổ biến các kiến thức pháp luật về kinh doanh và kinh tế cũng nhƣ các qui định mới hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hải Sản, 1996. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận công tnhh mtv gạo việt (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)