4.2.4.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu
Từ kết quả báo cáo tài chính cuối kỳ cộng với công thức tính tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu ta lập nên bảng biểu số liệu về tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu từ đó sử dụng phương pháp phân tích và đánh giá tình hình các chỉ tiêu:
Bảng 4.14: Bảng phân tích lợi nhuận ròng trên doanh thu
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận ròng (599.720.028) 862.049.196 219.564.585 Doanh thu 53.011.050.000 29.397.444.000 36.885.820.800
ROS (%) (1,13) 2,93 0,59
Qua bảng số liệu ta thấy: Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu của công tăng giảm không ổn định nhưng điều đó chứng tỏ là doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nhưng theo chiều hướng hơi tiêu cực. Tỷ số này thể hiện quan hệ mật thiết giữa doanh thu và lợi nhuận ròng. Doanh thu thể hiện vị trí doanh nghiệp trên thị trường, còn lợi nhuận thì thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của ký hoạt động doanh nghiệp. Và chỉ tiêu ROS là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp để nắm rõ hơn ta tiến hành phân tích tỷ số này qua các năm:
- Năm 2010: Tỷ số ROS của doanh nghiệp là (1,13%) có nghĩa cứ 100 đồng doanh nghiệp bỏ ra sẽ bị lỗ 1,13 đồng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ năm 2010 là năm mà công ty hoạt động không hiệu quả, không có lãi.
82
- Năm 2011: Công ty kinh doanh có lãi, cụ thể là chỉ số ROS > 0 đạt 2,93% và tăng 4,06% so với năm 2010. Như vậy trong 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận thu về lúc này là 2,93 đồng tăng 4,06 đồng so với năm trước. Đây là năm mà công ty hoạt động sản xuất kinh doanh rất có hiệu quả.
- Năm 2012: Lợi nhuận ròng trên doanh thu giảm so với năm 2011. Tỷ lệ này đạt 0,59% thấp hơn năm 2011 đến 2,34%, tức năm này doanh nghiệp động sẽ thu về 0,59 đồng lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu thu về. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí quản lý tiếp tục tăng nhẹ, trong khi doanh số giảm. Khi doanh số bán phát sinh sẽ bù đắp 1 phần cho chi phí, nhưng trong năm tài chính không những doanh số bán giảm mà chi phí lại tăng. Làm cho chỉ số ROS giảm so với năm 2011 cũng như năm 2011 vẫn được hưởng chính sách ưu đãi 30% thuế TNDN nên doanh nghiệp tiết kiệm được 1 khoản lợi nhuận sau thuế bù đắp cho khoản biến động trên nên tỷ lệ giảm ROS thấp hơn trước.
4.2.4.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
Tương tự tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu, ta sửu dụng kết quả báo cáo tài chính cuối kỳ cộng với công thức tính tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ta lập nên bảng biểu số liệu về tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản từ đó sử dụng phương pháp phân tích và đánh giá tình hình các chỉ tiêu:
Quan sát bảng số liệu ta thấy tỷ số ROA của doanh nghiệp tăng và giảm mạnh không ổn định qua 3 năm. Cụ thể như sau: Năm 2010 tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty là -2,40% có nghĩa cứ 100 đồng tài sản bỏ ra công ty sẽ bị lỗ 2,40 đồng lợi nhuận. Từ đó cho thấy khả năng sinh lời là hoàn toàn không có. Đến năm 2011 tỷ số này là 3,41% tăng đáng kể so với năm trước đó. Điều này chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả hơn so với năm 2010, cứ 100 đồng tài
Bảng 4.15: Bảng phân tích lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận ròng (599.720.028) 862.049.196 219.564.585 Tổng tài sản bình quân 25.025.257.410 25.255.666.200 24.425.833.360
83
sản bỏ ra công ty sẽ thu về 3,41 đồng lợi nhuận. Năm 2012 thì giảm khá mạnh, chỉ còn 0,90%, giảm hơn 3 lần so với năm 2011. Điều này cho thấy công ty sử dụng tài sản chưa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân do cơ cấu tài sản của công ty chưa hợp lý, lưu lượng hàng tồn kho quá lớn. Nhìn chung hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cần có sự điều chỉnh hợp lý hơn, vì công ty chỉ có thể thu được vài đồng lợi nhuận ít ỏi mà phải bỏ ra tới 100 đồng tài sản, nguyên nhân chủ yếu khiến cho hoạt động sử dụng tài sản không hợp lý là đã đầu tư quá nhiều vào khoản mục có tính thanh khoản thấp và duy trì lâu dài có thể bị giảm giá đó là hàng tồn kho.
4.2.4.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
Từ công thức tính tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ta có thể lập thành bảng báo cáo về tỷ số lợi nhuận ròng trến vốn chủ sở hữu:
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu qua 3 năm thì năm 2011 là cao nhất đạt 7,63% có nghĩa khi công ty bỏ ra 100 đồng tiền vốn thì sẽ thu về được 7,63 đồng lợi nhuận. Năm 2010 tỷ số này có giá trị âm (5,44%) do công ty hoạt động bị thua lỗ. Năm 2012 lại tiếp tục giảm mạnh so với năm 2011 (giảm tới 5,73%), tỷ số đạt được trong năm này chỉ là 1,90%. Từ đó cho thấy công ty sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân của việc tăng giảm không ổn định với một khoảng khá lớn như vậy là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu thì chậm dần còn lợi nhuận thì giảm dần kéo theo chỉ số ROE cũng giảm dần.
Bảng 4.16: Bảng phân tích lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận ròng (599.720.028) 862.049.196 219.564.585
Vốn chủ sở hữu bình quân 11.017.175.230 11.293.458.530 11.530.989.010
84 CHƯƠNG 5
NHẬN XÉT TỔNG QUAN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẦN THƠ