3.2.1 Tổ chức công tác quản lý sản xuất
3.2.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ phận hoạt động của Công ty gồm có Ban Giám đốc 5 Phòng và 1 Ban:
- Phòng Tổ chức hành chính - Phòng Kế hoạch kinh doanh - Phòng Kế toán tài vụ
- Phòng Giải phóng mặt bằng
3.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận và mối quan hệ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý
- Phòng Tổ chức hành chính: có nhiệm vụ giúp giám đốc trong việc thực hiện đúng và kịp thời các chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước về lao động, người lao động. Ngoài ra phòng còn phụ trách văn phòng công ty, văn thư, lưu trữ, thông báo các chỉ thị của Ban giám đốc đến các đơn vị để thực hiện phương hướng, nhiệm vụ công tác chung của công ty một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
- Phòng Kế hoạch kinh doanh: phụ trách nhiệm vụ lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh trong các kỳ kế hoạch (quý, năm, dài hạn); cụ thể hóa các kế hoạch cấp trên giao; lập và quản lý các hợp đồng kinh tế, lên kế hoạch dự trữ vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Phòng Kế toán tài vụ: chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc, xem xét và quản lý những vấn đề liên quan đến sổ sách kế toán và các hoạt động tài chính của công ty; tính toán ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, tiền vốn của công ty, vốn cho các hoạt động khác. Đồng thời trả lương cho người lao động, trích nộp các khoản bảo hiểm theo quy định Nhà nước. Bên cạnh đó, phòng còn có chức năng theo dõi công nợ, phối hợp theo dõi các hợp đồng kinh tế, có biện pháp thu hồi công nợ cho công ty; theo dõi giá cả thị trường và có báo cáo biến động giá vật tư để cùng phòng kế hoạch lập dự toán công trình; phân tích, hạch toán lãi, lỗ, lập báo cáo tài chính cho Ban giám đốc và các cấp có thẩm quyền theo quy định.
- Phòng Giải phóng mặt bằng: tổ chức chuyên trách để giải phóng mặt bằng, thực hiện công tác bồi thường, chịu trách nhiệm về thủ tục hành chính và giấy phép xây dựng.
- Phòng Quản lý nhà: chịu trách nhiệm quản lý các công trình nhà ở đã hoàn thành chờ bàn giao, bán hoặc đưa vào sử dụng; theo dõi sự biến động giá cả của thị trường bất động sản để có những kế hoạch, chiến lược kinh doanh đúng đắn.
- Ban quản lý dự án: thực hiện quản lý các đội thi công, quản lý kỹ thuật, mỹ thuật, giám sát quy trình xây dựng, khai thác các dự án của công ty; đảm
bảo chất lượng các công trình; quản lý và khảo sát thiết kế; thực hiện công tác an toàn bảo hộ lao động; đưa vào sử dụng và quản lý các loại máy móc, thiết bị kỹ thuật, các loại công cụ dụng cụ phục vụ cho công tác khai thác và xây lắp.
3.2.2 Tổ chức công tác kế toán
3.2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
(Nguồn: phòng kế toán)
Hình 3.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
3.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của các bộ phận kế toán
- Trưởng phòng kế toán: chịu trách nhiệm trước Giám đốc, pháp luật của Nhà nước về toàn bộ hoạt động tài chính trong Công ty.
- Kế toán viên: chịu trách nhiệm tổng hợp chứng từ và hạch toán các khoản chi phí phát sinh, thu nhập từ các công trình, hoặc các hợp đồng kinh doanh mà công ty đã ký kết.
- Thũ quỹ:
+ Thủ quỹ chịu trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ thu chi bằng tiền của doanh nghiệp.
+ Thực hiện việc thu chi tiền mặt tại đơn vị theo phiếu thu, phiếu chi đã được duyệt.
+ Chi phát lương định kỳ hàng tháng, các khoản lương bổ sung, các khoản thu nhập khác cho cán bộ công nhân viên.
+ Ghi chép sổ sách thu chi, tồn tiền mặt hằng ngày, tuần, tháng, quý, năm.
+ Kết hợp với kế toán trưởng ký quỹ hàng ngày, tuần, tháng theo quy định.
+ Mỗi tháng in biên bản kiểm kê tiền mặt đối chiếu thực tế tại quỹ, trình ký sổ sách và biên bản kiểm kê quỹ.
Trưởng phòng kế toán
Thủ Quỹ Kế toán viên
3.2.2.3 Hình thức kế toán Chú thích : Ghi hằng ngày : Quan hệ đối chiếu : Ghi cuối tháng
(Nguồn: phòng kế toán)
Hình 3.2: Quy trình hạch toán kế toán tại công ty
Trình tự ghi sổ
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ cái, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10… ngày) hoặc cuối tháng tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi
Chứng Từ
Sổ NK đặc biệt Sổ Nhật Ký Sổ Chi Tiết
Chung
Sổ Cái Bảng Tổng
Hợp Chi Tiết
Báo Cáo Tài Chính Bảng Cân Đối
vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lập do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có)
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lập trên các sổ nhật ký nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH 3.3.1 Đặc điểm ngành nghề 3.3.1 Đặc điểm ngành nghề
- Ngành xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, những nguyên liệu ban đầu của nó là những tài sản nặng vốn và chi phí cố định của ngành khá cao.
- Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của ngành sẽ tăng cao do nhu cầu xây dựng được mở rộng. Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, Chính Phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng công cộng. Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của ngành xây dựng sụt giảm nhanh chóng.
- Một đặc tính khác của ngành vật liệu xây dựng là có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng thì ngành xây dựng gặp khó khăn và ngược lại. Lý do đơn giản là thị trường bất động sản phản ánh nhu cầu về ngành.
3.3.2 Mặt hàng kinh doanh
- Kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng, tư vấn, môi giới đấu giá BĐS
- Xây dựng nhà các loại, công trình công ích, công trình kỹ thuật dân dụng.
- Lắp đặt hệ thống xây dựng; hoạt động xây dựng chuyên dụng khác. - Sản xuất, truyền tải và phân phối điện; lắp đặt hệ thống điện.
- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; san lấp và chuẩn bị mặt bằng. - Hoạt động thiết kế, kiến trúc và tư vấn kỹ thuật xây dựng.
3.4 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3.4.1 Mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động 3.4.1 Mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động
- Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu.
- Đổi mới phương thức hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh; tối thiểu hóa chi phí sản xuất.
- Phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả đầu tư, mở rộng kiên doanh, liên kết, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh.
3.4.2 Phạm vi hoạt động
Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và các vùng khác trong cả nước.
3.4.3 Phương châm hoạt động
Công ty luôn lấy phương châm: “Năng suất – chất lượng – hiệu quả nhất” làm kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của mình. Công ty không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao nhất để mang đến hiệu quả cho khách hàng và công ty.
3.5 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI
3.5.1 Thuận lợi
- Được sự chấp thuận của Sở kế hoạch và đầu tư về việc dăng ký giấy phép kinh doanh.
- Được các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ. - Được sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, các khách hàng đối tác…
- Theo sự phát triển của đời sống xã hội, nhu cầu của con người ngày càng nâng cao nên thuận lợi cho việc kinh doanh ngành xây dựng nói chung và hoạt động của Công ty nói riêng.
- Công ty có được bộ máy quản lý chặt chẽ, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có ý thức trách nhiệm, gắn bó lâu dài với Công ty.
3.5.2 Khó khăn
- Do nắm bắt được nhu cầu của thị trường nên có nhiều công ty, doanh nghiệp đầu tư vào ngành xây dựng dẫn đến sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt.
- Do sự biến động của thị trường, giá cả vật liệu đầu vào không ổn định nên ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của công ty.
- Hậu quả của khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều công trình dự án gặp khó khăn gây ra những biến động tiêu cực cho công ty.
3.5.3 Phương hướng phát triển trong tương lai
- Luôn đổi mới trong quản lý, cải cách công tác kế toán trong công ty để bộ máy quản lý của công ty hoạt động hiệu quả; thu hút đầu tư, hoạt động ổn định và phát triển, nâng cao lợi nhuận.
- Không ngừng nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên của công ty, đổi mới nâng cấp máy móc thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty.
- Giảm chi phí, tiết kiệm trong quản lý để hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ tạo tính cạnh tranh cao trên thị trường.
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẦN THƠ
4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán
(1) Ngày 04/06/2013 công ty xuất bán thép Pomina phi 6, phi 8 cho công ty cổ phần Việt Quốc với tổng giá bán chưa bao gồm thuế GTGT là 695.250.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%. Khách hàng đã chấp nhận thanh toán.
Căn cứ theo phiếu xuất kho số 4870GV (phụ lục số 03 trang 100) của thủ kho, kế toán tiến hành ghi nhận giá vốn.
Nợ TK 632 625.725.000 đồng Có TK 1561 625.725.000 đồng
Dựa vào hóa đơn số 02706 (phụ lục số 04 trang 103), kế toán ghi nhận doanh thu.
Nợ TK 131 764.775.000 đồng Có TK 511 695.250.000 đồng Có TK 3331 69.525.000 đồng
(2) Ngày 11/06/2013 công ty xuất bán xi măng PCB 40, xi măng trắng TL cho công ty TNHH Phương Nam với tổng giá bán chưa thuế là 361.800.000 đồng, thuế GTGT 10%. Khách hàng thanh toán bằng tiền mặt.
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 4871GV (phụ lục số 03 trang 101) của thủ kho, kế toán ghi nhận giá vốn.
Nợ TK 632 335.200.000 đồng Có TK 1561 335.200.000 đồng
Căn cứ vào hóa đơn số 02707 (phụ lục số 03 trang 104) và phiếu thu 00002 (phụ lục số trang), kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu.
Nợ TK 111 397.980.000 đồng Có TK 511 361.800.000 đồng Có TK 3331 36.180.000 đồng
(3) Dựa vào hợp đồng số 01/2013/HĐKT ngày 15/01/2013 đã ký với công ty TNHH Trường Thắng thực hiện công trình nhà máy xay sát và chế biến lúa gạo Trường Thắng với tổng giá trị 1.999.066.476 đồng, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng 10%. Ngày 17/06/2013 công trình hoàn thành bàn giao. Khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản.
Căn cứ vào bảng báo giá (phụ lục số 01 trang 91) và công trình đã hoàn thành nghiệm thu và bàn giao, kế toán tiến hành ghi nhận giá vốn.
Nợ TK 632 1.698.800.000 đồng
Có TK 154 1.698.800.000 đồng
Căn cứ vào hóa đơn số 02708 (phụ lục số 04 trang 105) và lệnh chuyển có ngày 17/06/2013 (phụ lục số trang 110) kế toán ghi nhận doanh thu.
Nợ TK 112 1.998.700.000 đồng
Có TK 511 1.817.000.000 đồng
Có TK 3331 181.700.000 đồng
(4) Ngày 25/06/2013 công ty xuất bán cát vàng cho khách hàng Lê Văn Tòng với giá bán chưa thuế là 212.500.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%. Khách hàng thanh toán bằng tiền mặt.
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 4072GV (phụ lục số 03 trang 102) của thủ kho, kế toán ghi nhận giá vốn.
Nợ TK 632 180.500.000 đồng Có TK 156 180.500.000 đồng
Căn cứ vào hóa đơn số 02709 (phụ lục số 04 trang 106), kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu.
Nợ TK 111 233.750.000 đồng Có TK 511 212.500.000 đồng Có TK 3331 21.250.000 đồng
(5) Căn cứ theo hợp đồng số 02/2013 ngày 04/03/2013 đã ký với công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ thực hiện công trình kho trấu với giá là 1.923.900.000 đồng đã bao gồm 10% thuế GTGT. Ngày 30/06/2013 công trình hoàn thành bàn giao. Khách hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản.
Căn cứ vào bảng báo giá (phụ lục số 01 trang 93) và công trình đã hoàn thành nghiệm thu và bàn giao, kế toán tiến hành ghi nhận giá vốn.
Nợ TK 632 1.635.400.000 đồng
Có TK 154 1.635.400.000 đồng
Căn cứ vào giấy báo có (phụ lục số trang 111) ngày 30/06/2013 và hóa đơn số (phụ lục số 02710 (phụ lục số 04 trang 107), kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu.
Nợ TK 112 1.923.900.000 đồng
Có TK 511 1.749.000.000 đồng
Có TK 3331 174.900.000 đồng
4.1.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Từ ngày 01/01/2013 đến ngày 30/06/2013, công ty không phát sinh các khoản làm giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
4.1.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
(1) Ngày 03/06 công ty thanh toán tiền điện thoại cho Trung tâm viễn thông Ninh Kiều-MST 1800575827004 bằng tiền mặt.
Kế toán căn cứ vào nội dung phiếu chi PC-03/6 (phụ lục số 07 trang 112) ngày 03/06/2013 tiến hành ghi nhận chi phí (VAT 10%) vào chi phí quản lý doanh nghiệp như sau:
Nợ TK 6427 287.273 đồng Nợ TK 1331 28.727 đồng
(2) Ngày 12/06/2013 công ty chi tiếp khách bằng tiền mặt trị giá 1.582.000 đồng.
Nợ TK 6428 1.582.000 đồng
Có TK 1111 1.582.000 đồng
(3) Ngày 14/06/2013 công ty mua văn phòng phẩm phục vụ bộ phận quản lý doanh nghiệp tại công ty văn hóa Phương Nam với tổng trị giá 2.706.000 đồng đã thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán dựa vào phiếu chi số PC-04/6 (phụ lục số 07 trang 113) tiến hành định khoản:
Nợ TK 6423 2.460.000 đồng
Nợ TK 1331 246.000 đồng
Bảng 4.1: Bảng khấu hao tài sản cố định hữu hình ở bộ phận quản lý doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng kế toán)
Sổ này có 1 trang. Ngày mở sổ 01/06/2013 Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu)
CTY CP TV-ĐT XD CẦN THƠ
57 đường số 7, KDC Hồng Phát, Q. NK, TPCT
BÁO CÁO KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Dùng Bộ phận QLDN: 642
Từ Ngày 01/06 đến 30/06/2013 ĐVT: Đồng