hàng hóa XNK trong thời gian tới.
- Thực hiệnhệ thống quy trình thủ tục hải quan, quy chế quản lý hải quan cơ bản đầy đủ, minh bạch, đơn giản, hài hòa, thống nhất, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, đáp ứng yêu cầu hội nhập và hiện đại hóa.
- Sắp xếp lại tổ chức bộ máy hải quan theo hướng tinh gọn tập trung, khắc phục sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, kịp thời đáp ứng yêu cầu cải cách về quy trình nghiệp vụ hải quan và yêu cầu quản lý hải quan hiện đại.
- Chuẩn bị mọi mặt cho việc thay đổi phương thức quản lý nhân sự theo yêu cầu hiện đại; triển khai chiến lược đào tạo tập trung cho lĩnh vực quan trọng là kiểm tra, giám sát hải quan.
- Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại tại một số địa bàn trọng điểm có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh lớn.
3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc qua biên giới đường bộ.
3.2.1. Nhóm biện pháp chung:
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu
Để hải quan phát huy năng lực quản lý của mình đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại Nhà nước cần sửa đổi, bồ sung một số vấn đề như:
- Sửa đổi cơ chế chính sách quản lý về hàng hóa xuất nhập khẩu của các Bộ ngành. Hiện tại, trong một số lĩnh vực, cơ quan Hải quan được xem như “công cụ”, là cơ quan “làm thay” cho các Bộ - Ngành trong việc quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Các Bộ - Ngành nên nắm sát tình hình hoạt động, các thuận lợi, khó khăn của ngành Hải quan để đưa ra các phương hướng, nội dung công việc… qua các văn bản hướng dẫn, quy định… sát với tình hình thực tế và đảm bảo tính khả thi. Về lâu dài, nên thay đổi phương pháp quản lý hiện tại bằng cách giao toàn bộ trách nhiệm cho các Bộ - Ngành và doanh nghiệp trong việc quản lý. Các Bộ - Ngành đề ra các mục tiêu quản lý, ban hành văn bản phù
hợp và chịu trách nhiệm kiểm tra doanh nghiệp, còn doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không chấp hành đúng các văn bản luật pháp quy định.
- Minh bạch các quy trình, văn bản là một biện pháp để tránh bộ phận cán bộ công chức nhũng nhiễu doanh nghiệp, vụ lợi cá nhân.
- Ban hành văn bản, những điều khoản gần với thực tế hơn, giải quyết được những công việc hiện tại hơn là lý thuyết.
- Văn bản phải thể hiện trách nhiệm cụ thể của từng vị trí.
- VIệc ban hành văn bản nên để cơ quan chuyên ngành đảm nhiệm. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
Để có đội ngũ công chức đủ trình độ, đòi hỏi công tác tuyển dụng phải bài bản bằng cách thi tuyển công khai, công bằng. Ai cũng có cơ hội như nhau được thu nạp vào bộ máy công quyền. Tất nhiên là phải kèm theo chế độ đãi ngộ thích đáng.
Khó nhất có lẽ là khâu đào thải, nhưng dù có khó mấy cũng phải làm để đưa những công chức kém năng lực, phẩm chất ra khỏi bộ máy công quyền. Cuộc sống, công việc ngày càng thay đổi và bộ máy công quyền phải phù hợp với sự thay đổi đó. Nếu không tuân thủ quy luật đào thải thì sẽ bị thoái hóa.
Sát hạch là công tác cơ bản của việc quản lý công chức, đóng vai trò quan trọng làm cho cơ chế động viên của việc quản lý nhân sự ngày một vững chắc, đưa ra những căn cứ khách quan cho việc tuyển chọn những người có đức, có tài ra làm việc. Mặt khác, nó cũng là căn cứ để loại ra khỏi bộ máy những công chức kém năng lực nhằm nâng cao hiệu suất công tác của cơ quan nhà nước.
Sát hạch là bộ phận cấu thành quan trọng của luật công chức nhà nước của các nước có nền công vụ tiên tiến. Việt Nam đã có Pháp lệnh Cán bộ, công chức và Luật Cán bộ, công chức cũng sẽ có hiệu lực ngày 1-1- 2010. Đó là chưa kể các nghị định của Chính phủ hay thông tư điều chỉnh hành vi của công chức, nhưng vẫn chưa thấy đề cập đến chế định sát hạch công chức. Hàng năm các cơ quan nhà nước cũng có kiểm điểm đánh giá nhưng vẫn còn sơ sài, thiếu khoa học. Công chức được chế độ “biên chế” coi như có thể yên tâm suốt cuộc đời làm việc.
Thay thế chế độ “biên chế” bằng chế độ “hợp đồng linh hoạt” cộng với việc thực hiện chế định sát hạch công chức, coi đó như một cuộc cải cách lớn đối với chế độ công vụ quá nhiều bất cập và trì trệ hiện nay.
Ngày nay hiện đại hóa trong quy trình thủ tục hải quan là một điều thiết yếu. Việc thực hiện này đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng tốt. Do đó nên rà soát, đánh giá lại toàn bộ hiện trạng hệ thống thông tin, tiến hành nâng cấp hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin, đảm bảo vận hành tốt các chương trình quản lý, trang bị toàn bộ hệ thống máy vi tính, hệ thống mạng, đường truyền theo hướng hiện đại, đồng bộ và đáp ứng yêu cầu đặt ra, đảm bảo tất cả các Chi cục có đường truyền kết nối mạng nội bộ để phục vụ yêu cầu công tác chuyên môn.
Cần thành lập Trung tâm xử lý dữ liệu tập trung, duy trì hoạt động liên tục, đảm bảo hoạt động thông suốt với mức độ bảo mật, an ninh, an toàn cao. Đồng thời có kế hoạch dự phòng nhằm khắc phục các sự cố đường truyền (nghẽn mạch, gián đoạn hệ thống mạng).
Thay đổi cơ chế quản lý giữa Cục công nghệ thông tin và các Hải quan địa phương, nên giao quyền chủ động cho các Cục Hải quan địa phương trong việc đấu thầu, mua sắm, chuyển giao, lắp đặt thiết bị…, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý vừa giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, bảo đảm tiến độ thời gian, yêu cầu công việc.
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng.
- Xây dựng phối hợp với cơ quan thuế, kho bạc, ngân hàng, công an trong việc cung cấp thông tin của các doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật. Từ đó phối hợp để với nhau nhằm đảm bào việc thu đủ ngân sách, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
- Đưa ra các văn bản phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm và công việc giải quyết của các bên phải được quy định rõ ràng.
Chế độ khen thưởng.
- Có chế độ đãi ngộ tương xứng thông qua chế độ tiền lương, phụ cấp, tiền dưỡng… đảm bảo về cơ bản nhu cầu tối thiểu về đời sống của cán bộ công chức.
- Đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý giá, các khâu nhạy cảm cần có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời như phân loại A,B,C hàng tháng, nâng lương trước thời hạn, đề xuất khen thưởng đột xuất cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong từng vụ việc có số truy thu thuế lớn, phát hiện hành vi sai phạm của doanh nghiệp.
- Đối với tập thể, cá nhân thiếu ý thức nghề nghiệp, không hoàn thành nhiệm vụ, không chấp hành các chỉ đạo của cấp trên, để xảy ra tình trạng gian lận qua giá, có biểu hiện tư lợi trong công tác… cần có hình thức kỷ luật thích
đáng, cụ thể, đủ tính trừng phạt và tính ngăn ngừa, răn đe như: không đề bạt bổ nhiệm, không xếp loại thi đua, khen thưởng…
3.2.2. Nhóm biện pháp cụ thể:
Quản lý mặt hàng nhập khẩu
Hiện nay, hàng nhập khẩu của Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ chưa được quản lý một cách chặt chẽ trên phương diện các loại mặt hàng. Việc nhập khẩu xảy ra một cách tràn lan, chưa có cơ chế quản lý đúng đắn. Hàng ngày, trên tất cả các cửa khẩu, hoạt động nhập khẩu vẫn diễn ra thường xuyên và sôi nổi. Có những mặt hàng thật sự cần thiết cho tỉnh, cũng như cho cả nước. Tuy nhiên có những mặt hàng mà sự quản lý nhập khẩu không chặt chẽ có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến nền sản xuất trong nước.
Hàng Trung Quốc nhập qua cửa khẩu thường có giá rất rẻ so với hàng Việt Nam. Nếu không tính đến yếu tố chất lượng thì đó là sự lựa chọn hoàn hảo cho người dân. Dân ta vẫn thường có xu hướng mua hàng rẻ. Vì vậy, mua hàng Trung Quốc là một sự lựa chọn không tồi. Vì vậy, hàng nhập khẩu Trung Quốc qua cửa khẩu biên giới đường bộ vẫn được thường xuyên tiêu thụ và kim ngạch không ngừng tăng lên theo từng năm. Sự gia tăng đó là sự đe dọa nghiêm trọng đối với một số doanh nghiệp trong tỉnh. Nếu tỉnh và ngành Hải quan không có các biện pháp quản lý đúng đắn và thiết thực thì có thể tình hình sẽ ngày càng nghiêm trọng và đẩy một số doanh nghiệp đến bên bờ vực của sự phá sản.
Qua phân tích tình hình thực tế và dự báo tình hình phát triển trong vài năm tới, Cục Hải quan các tỉnh biên giới đã có những giải pháp cụ thể để quản lý mặt hàng nhập khẩu Trung Quốc như sau:
+ Thực hiện các biện pháp cắt giảm số lượng nhập khẩu của các mặt hàng, áp dụng các chính sách về thuế quan, hạn ngạch hợp lý để điều chỉnh hạn chế khối lượng hàng hóa theo chiều hướng có lợi.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển các mặt hàng mũi nhọn, cải tiến chất lượng, giá thành hạ để cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
+ Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức tiêu dùng của người dân. Nếu hàng hai nước có chất lượng và giá cả tương đương thì sẽ tiêu dùng hàng trong nước, thực hiện đúng phương châm “người Việt dùng hàng Việt”.
Quản lý thuế nhập khẩu
Rà soát lại tất cả các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động quản lý thuế để giải quyết những chống chéo, mâu thuẫn từ đó có kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi cho phù hợp. Hải quan là cơ quan hành chính chịu điều chỉnh của rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Theo thống kê, hiện nay ngành
hải quan phải thực hiện việc quản lý theo quy định của khoảng 80 loại văn bản khác nhau. Trong lĩnh vực quản lý thuế xuất nhập khẩu cũng chịu sự điều chỉnh của rất nhiều văn bản khác nhau. Ngoài một số văn bản cơ bản như Luật thuế xuất khẩu, Luật thuế nhập khẩu, Luật hải quan và các văn bản hướng dẫn thì quản lý thuế còn chịu sự điều chỉnh của các luật khác như Bộ luật hình sự, Luật đầu tư, Luật ngân hàng, Pháp lệnh cán bộ, công chức, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính…cùng rất nhiều các văn bản hướng dẫn thi hành các lĩnh vực này. Khi thực hiện nghiệp vụ quản lý thuế nhất là việc xử lý vi phạm và cưỡng chế thu đòi cơ quan hải quan đều phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản này. Hiện nay có rất nhiều các quy định mẫu thuẫn như đã trình bày ở Chương 2. Từ thực tế đó, việc rà soát lại tất cả các văn bản liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế xuất nhập khẩu để tiến hành sửa đổi bổ sung cho phù hợp là việc cần phải giải quyết. Việc rà soát lại tất cả các văn bản liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế xuất nhập khẩu là một việc làm không đơn giản vì nó liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác nhau do vậy cần thiết phải có sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị mà không riêng gì ngành hải quan.
- Cần tập hợp các quy định về quản lý thuế xuất nhập khẩu trong một văn bản hướng dẫn thống nhất tạo thuận lợi cho việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý thế xuất nhập khẩu đồng thời tạo thuận lợi cho công chức hải quan thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế xuất nhập khẩu. Ngành Hải quan có trách nhiệm nhan chóng hoàn thiện dự thảo Thông tư về tủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; quản lý thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu để thay thế cho các thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan và 114/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 về hướng dẫn kiểm tra sau thông quan. Thông tư này ra đời sẽ thu gọi đầu mối các văn bản đề thực hiện quản lý một cách thống nhất, xuyên suốt trong toàn bộ trình từ trước, trong và sau thông quan. Thông tư mới cũng sẽ hướng dẫn một số nội dung về thủ tục quản lý thuế thực hiện đồng thời trong quá trình làm thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan và kiểm tra sau thông quan. Theo đó thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan, giám sát hải quan, quản lý thuế được thực hiện dựa trên kết quả thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin, đánh giá quá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan, người nộp thuế để áp dụng phương pháp quản lý rủi ro; có ưu tiên và tạo thuận lợi đối vơi chủ hàng chấp hành tốt pháp
luật về hải quan, pháp luật thuế. Hàng hoá của chủ hàng đã vi phạm nhiều lần về luật thuế, luật hải quan sẽ không được ưu tiên khi làm thủ tục.
- Cần sớm xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực về kiểm tra thuế: Trong điều kiểm tra thuế được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, của người khai hải quan, mức độ rủi ro vi phạm pháp luật về thuế. Căn cứ nào để đảm bảo rằng kết quản kiểm tra thuế là chính xác, trung thực, khách quan và đáng tin cậy; việc giảm trừ trách nhiệm cho cán bộ, công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra thuế qua từng khâu nghiệp vụ cần được định rõ ràng; kết quả kiểm tra
Quản lý doanh nghiệp nhập khẩu
Doanh nghiệp vừa là đối tác vừa là đối tượng quản lý của cơ quan hải quan. Cải cách suy cho cùng là phục vụ cho lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp. Do vậy hợp tác công tư sẽ tạo nên sự thành công trọn vẹn cho cải cách hải quan. Trao đổi thông tin thường xuyên với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ giúp cho những nhà quản lý cải cách có được những phản hồi để từ đó điều chỉnh việc cải cách cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng quốc gia trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế.
Hợp tác hải quan – doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kiểm soát tham nhũng. Nhìn chung, có nhiều hình thức tham nhũng đòi hỏi sự tham giá tích cực của các đối tác bên ngoài như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các hãng giao nhận và đại lý khai thuê hải quan. Bởi vậy, một chiến lược chống tham nhũng hiệu quả cần đảm bảo sự hỗ trợ chủ động và toàn tâm, toàn ý của khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy chừng nào các doanh nghiệp vẫn muốn chi tiền hối lộ để có được lợi thế thương mại hơn các đối tác thì chứng đó còn khó có thể có thái độ hợp tác trong đấu tranh chống tham nhũng từ phía doanh nghiệp và lại càng khó hơn khi duy trì lâu các mối quan hệ đó.
Để đẩy mạnh sự hợp tác cần phải xây dựng được một chính sách hợp tác một cách toàn diện trong đó phải thực hiện được các mục tiêu sau:
- Phải xây dựng được một cơ chế trao đổi thông tin qua đó thúc đẩy các mối quan hệ cởi mở, minh bạch và hiệu quả với khu vực tư nhân;
- Phải xây dựng một kênh thông tin thường xuyên tiếp nhận những ý kiến