Theo báo cáo tổng hợp từ các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, việc chuyển đổi triển khai TTHQĐT từ giai đoạn thí điểm sang giai đoạn chính thức đã đạt được những kết quả khả quan.
Về số lượng loại hình thực hiện, đã áp dụng với hầu hết các loại hình quy định tại Thông tư 196 (trừ doanh nghiệp chế xuất và kho ngoại quan).
Đã triển khai TTHQĐT tại 125 Chi cục, trong đó 17 Cục Hải quan đã triển khai tại 100% Chi cục trực thuộc. Thu hút 28.948 doanh nghiệp tham gia thực hiện TTHQĐT; đạt 92,88% số lượng doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu trên toàn quốc.
Tổng số tờ khai qua thực hiện TTHQĐT đạt 696.218 tờ khai, chiếm 88,27% so với tổng số tờ khai trên toàn quốc. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua TTHQĐT đạt khoảng 33.454 triệu USD, chiếm 91,83% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn quốc.
Trên cơ sở các kết quả đạt được, có thể nhận định rằng việc triển khai TTHQĐT theo Nghị định 87 đã thành công, về cơ bản thực hiện đúng các quy định tại Nghị định, đảm bảo mức độ tự động hóa của Hệ thống đồng thời vẫn đảm bảo quản lý hải quan. Thành công trên là do sự chuẩn bị chu đáo và quyết tâm triển khai của tất cả các đơn vị chuyên môn thuộc Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Biểu 2.5: Số doanh nghiệp thực hiện tờ khai HQĐT cho đến năm hết 2012.
Đơn vị: doanh nghiệp
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Hải quan Lào Cai đến năm 2012 , tiếp tục đẩy mạnh thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Tổng số doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục hải quan điện tử là 174 doanh nghiệp; Số tờ khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử: 6.606 tờ (chiếm 50 % loại hình thực hiện thủ tục HQĐT); Số kim ngạch đạt 435 triệu USD.
Những tháng đầu năm nay, Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã triển khai việc tiếp nhận hồ sơ khai hải quan điện tử có xác thực chữ ký số của doanh nghiệp và nâng cấp đợt 2 dự án hiện đại hoá quản lý thu nộp giữa cơ quan Thuế - Hải quan - Kho bạc - Tài chính. Chính vì lợi ích thiết thực của việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử trong hoạt động xuất nhập khẩu, nên ngày càng thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia. Năm 2012, các chi cục hải quan cửa khẩu đã thực hiện thủ tục thông quan điện tử cho 23.200 bộ tờ khai (đạt tỷ lệ 96,5%); kim ngạch xuất nhập khẩu 6.369 triệu USD (97,3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn); thu NSNN 12,41 tỷ đồng (91% tổng thu nộp NSNN) với 1.020 doanh nghiệp tham gia (63,35%). Theo thống kê của Cục Hải quan Quảng Ninh, trong 2 tháng đầu năm 2013, có 433 doanh nghiệp làm thủ tục hải quan trên địa bàn, trong đó có tới 422 doanh nghiệp thực hiện TTHQĐT. Toàn Cục đã thực hiện thông quan cho 4.213/4.256 tờ khai, đạt tỷ lệ 98,99%; kim ngạch đạt hơn 1.198
tỷ đồng so với 1.221 tỷ đồng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn, đạt tỷ lệ 98,09%.
Theo đánh giá của Cục Hải quan Quảng Ninh, về cơ bản việc triển khai TTHQĐT theo Nghị định 87 đã đảm bảo mức độ tự động hóa của hệ thống, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu quản lí nhà nước về hải quan. Kết quả này cũng thể hiện sự chuẩn bị chu đáo, quyết tâm của các đơn vị chuyên môn trong toàn Cục trong quá trình triển khai TTHQĐT.
Sau hơn 1 tháng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng, Cục Hải quan Cao Bằng triển khai thủ tục hải quan điện tử, đã có 12 doanh nghiệp tham gia khai báo qua hệ thống thông quan điện tử phiên bản 4.0. Đây là đơn vị đầu tiên trong toàn Cục thực hiện TTHQĐT.
Trong số doanh nghiệp nói trên, có 3 doanh nghiệp đã được lựa chọn và cấp mã số để thực hiện thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT), 9 doanh nghiệp thực hiện khai báo từ xa qua hệ thống. Tại phiên bản 4.0, việc khai báo từ xa cũng được thực hiện như khai báo của TTHQĐT, dữ liệu đều được hệ thống cập nhật và tự động phân luồng ở Tổng cục Hải quan. Những doanh nghiệp được cấp mã số tham gia TTHQĐT thì hệ thống tự động gửi kết quả phân luồng trực tiếp đến doanh nghiệp, còn với doanh nghiệp khai từ xa kết quả phân luồng chỉ được gửi đến cơ quan Hải quan. Do đó doanh nghiệp thực hiện khai từ xa vẫn phải đem hồ sơ giấy đến cơ quan Hải quan để làm thủ tục.
Trường hợp doanh nghiệp được cấp mã số tham gia chính thức không còn phải thực hiện bước này, bởi hệ thống đã tự động thực hiện thủ tục và doanh nghiệp sẽ in kết quả (đã được xử lí và gửi đến doanh nghiệp) từ hệ thống để thông quan cho lô hàng (nếu được phân luồng Xanh). Nếu tờ khai được phân luồng Vàng hoặc Đỏ hệ thống cũng có những hướng dẫn doanh nghiệp phải thực hiện các điều chỉnh theo quy định.
Qua hơn 1 tháng triển khai, việc thực hiện TTHQĐT theo phiên bản 4.0 tại đơn vị được thực hiện suôn sẻ, một vài vướng mắc do lỗi hệ thống đã được kịp thời khắc phục, không làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Kết quả cập nhật tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng, kể từ ngày 6-2 (ngày bắt đầu thực hiện) đến ngày 6-3 có 12 tờ khai thực hiện TTHQĐT, tổng giá trị kim ngạch đạt 2,367 triệu USD. Đây là kết quả đáng khích lệ đối với một địa bàn miền núi như Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng.
Sau hơn 3 năm triển khai thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) tại Hải quan Lạng Sơn, loại hình này đã đem lại hiệu quả tích cực, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Theo Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, tính đến nay đã có hơn 1627 doanh nghiệp thực hiện TTHQĐT, đạt trên 80% số doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu qua địa bàn. Trong quý I/2013, tổng kim ngạch TTHQĐT đạt gần 400 triệu USD đạt 90% tổng kim ngạch toàn Cục, số tờ khai đạt 10.000 tờ khai điện tử, bằng 93% tổng số tờ khai toàn Cục.
Phát huy vai trò tiên phong trong cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan, Cục Hải quan Lạng Sơn đã đầu tư mọi nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống công nghệ thông tin cho việc thực hiện TTHQĐT. Đẩy mạnh tuyên truyền đến cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan về lợi ích và xu hướng tất yếu của thực hiện TTHQĐT. Đồng thời thực hiện Nghị định số 87/NĐ-CP, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã triển khai áp dụng thủ tục hải quan điện tử theo quy trình mới với phiên bản 4.0 tại 100% các Chi cục Hải quan, do vậy tăng tính tự động hóa trong thực hiện thủ tục.
Tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiêu biểu qua địa bàn Lạng Sơn tổ chức vào trung tuần tháng 3/2013, cộng đồng doanh nghiệp đã đánh giá cao việc triển khai TTHQĐT của Hải quan Lạng Sơn. Việc triển khai thủ tục HQĐT đã tiết kiệm được chi phí, thời gian cho doanh nghiệp. Đại diện công ty TNHH Bảo Long thì nhấn mạnh, cùng phương châm “làm hết việc trong ngày” của Hải quan Lạng Sơn, việc áp dụng TTHQĐT đã giúp cho doanh nghiệp giảm áp lực trong việc thông quan hàng hóa, giảm giấy tờ, tiết kiệm thời gian đi lại và chi phí. Đại diện công ty cổ phần Hoàng Huy chấm điểm tích cực của thông quan điện tử ở chỗ giảm tiếp xúc giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan, qua đó giảm tiêu cực.
Đa số doanh nghiệp cho biết rất kỳ vọng vào Hải quan Lạng Sơn trong việc thực hiện thông quan điện tử bước tiếp theo, với những kết quả cao hơn nữa.
Trong thời gian tới Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn tiếp tục đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ thông tin cho việc thực hiện TTHQĐT theo chiều sâu. Đồng thời để đáp ứng sự kỳ vọng của doanh nghiệp, Hải quan Lạng Sơn sẽ tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, kịp thời khắc phục các lỗi phát sinh, giải đáp những khó khăn vướng mắc.
Đối với Cục Hải quan Hà Giang, hiện việc áp dụng khai báo hải quan điện tử ở Hà Giang bước đầu được triển khai tại Chi cục hải quan cửa khẩu Thanh Thủy. Còn ba cửa khẩu khác gồm: Xín Mần, Phó Bảng, Sam Pum vẫn chưa thể
triển khai do hạ tầng viễn thông chưa đảm bảo, đường truyền từ cửa khẩu phụ về trung tâm còn hạn chế. Mặc dù đã triển khai hệ thống khai báo hải quan điện tử, nhưng thời gian này Cục hải quan Hà Giang vẫn duy trì phương pháp khai báo hải quan truyền thống vì hải quan điện tử chỉ áp dụng cho hàng hóa thương mại, trong khi thực tế còn cả hàng hóa trao đổi.
Đối với Hải quan Điện Biên, toàn Cục đang trong quá trình triển khai, áp dụng HQĐT.
Hệ thống HQĐT có cấu hình chuẩn do Tổng cục Hải quan đề ra đã được thiết lập và đưa vào sử dụng, đáp ứng tốt khi triển khai mở rộng cho các doanh nghiệp và các chi cục. Hiện tại, hệ thống phần mềm thủ tục HQĐT chạy tương đối ổn định, phần lớn đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ đề ra.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu triển khai phần mềm HQĐT đã phát sinh một số vướng mắc cần khắc phục. Trường hợp lô hàng đã thông quan và sau đó dừng thông quan đột xuất, đơn cử như trường hợp hàng hóa phải kiểm tra chất lượng. Sau khi doanh nghiệp nộp thông báo kết quả kiểm tra, công chức hải quan thực hiện các bước trong chương trình phần mềm thủ tục HQĐT và chuyển sang thông quan. Tại chương trình thông quan hệ thống không cho phép thông quan lần thứ 2. Cụ thể: Với hàng là kinh doanh tạm nhập tái xuất, một Chi cục Hải quan cửa khẩu đường bộ nhận đăng ký tờ khai của một Công ty Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu đối ứng với tờ khai xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất tại Chi cục Hải quan khác ở nội địa (không phải hải quan cửa khẩu), hệ thống phân luồng đỏ, đã được phê duyệt cửa khẩu. Doanh nghiệp đề nghị Chi cục Hải quan nội địa kiểm hóa, tuy nhiên, tại chương trình giám sát hàng hóa chuyển cửa khẩu Chi cục Hải quan này không thể tra cứu được tờ khai để xác nhận thông tin kiểm hóa. Để giải quyết tạm thời, Chi cục này in mẫu kiểm tra thực tế hàng hóa, xác nhận sau đó gửi trả cùng toàn bộ hồ sơ để Chi cục Hải quan tại cửa khẩu cập nhật vào hệ thống.
Bên cạnh đó, hiện tại phần mềm khai HQĐT chưa có chức năng sửa thông tin kiểm tra chứng từ giấy và thông tin kết quả thực tế hàng hóa (mới chỉ có chức năng xem và in lại).Trường hợp doanh nghiệp khai thông tin để sửa tờ khai, sau khi truyền thì hệ thống sẽ có một số tiếp nhận và có 2 dòng trùng số. Dẫn tới tình trạng thông tin về tên hàng bị trùng dòng (một dòng hàng sẽ nhân đôi). Khi doanh nghiệp xin sửa tờ khai có thuế đã có số chính thức khi duyệt chương trình báo “đã tồn tại thông báo thuế”, do đó phải vào chương trình kế toán thuế xóa thông báo thuế thì mới phân luồng tờ khai xin sửa được.
Ngoài ra, phần mềm khai HQĐT còn không tự động tạo tờ khai trị giá sang chương trình GTT22 với các loại hình khác loại hình kinh doanh, ví dụ “Nhập đầu tư nộp thuế…” trong khi doanh nghiệp đã truyền tờ khai trị giá kèm theo. Khi kiểm tra sơ bộ tờ khai đối với loại hình nhập sản xuất xuất khẩu tại Tab “Tờ khai” không hiện lên ngày hợp đồng thương mại, nhưng trong Tab “Hợp đồng” lại có ngày hợp đồng thương mại. Khi doanh nghiệp truyền tờ khai đến hải quan, các chuyên gia viết phần mềm nên bổ sung thêm điều kiện chặn: Sẽ không có 2 tờ khai trùng nhau khi cùng vận đơn, cùng loại hình, cùng hợp đồng để tránh tình trạng tờ khau bị trùng lắp. Nên tạo danh mục khai báo điều kiện chặn cho phù hợp với từng đơn vị. Khi doanh nghiệp in tờ khai để kiểm hóa chỉ có ngày tháng, mà không hiển thị giờ truyền, để khắc phục tình trạng này, nên bổ sung thêm chức năng hiển thị giờ truyền tiện cho việc theo dõi. Khi vào phần “Nghiệp vụ khác/C.Theo dõi trạng thái tờ khai”, nên thêm điều kiện lọc theo khoảng thời gian.