Tình hình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc qua biên giới đường bộ

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu từ trung quốc qua biên giới đường bộ của hải quan việt nam (Trang 31 - 36)

Hoạt động trao đổi hàng hoá qua biên giới Việt Nam- Trung Quốc ngày càng phát triển. Với kim ngạch hàng năm chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch thương mại của mỗi nước, hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi thương mại qua biên giới đã đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - thương mại của cả Việt Nam và Trung Quốc.

* Tổng kim ngạch biên mậu Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Campuchia:

Trong ba quốc gia có biên giới đường bộ tiếp giáp với Việt Nam, Trung Quốc vẫn là nước có kim ngạch trao đổi hàng biên mậu lớn nhất. Điều này được thể hiện qua bảng 2.3 dưới đây.

Bảng 2.3. Kim ngạch trao đổi hàng hoá qua biên giới Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia

(Đơn vị tính: Triệu đôla Mỹ)

Trung Quốc 3.158,11 5.468,34 6.528,0 0 6.508,93 7.829,33 8.847,14 Lào 304,37 347,46 471,01 446,68 636,51 784,05 Campuchia 688,45 772,07 1.077,15 1.400,4 6 1.957,10 2.389,42

(Nguồn: Báo cáo của Sở Công Thương các tỉnh biên giới)

Có thể thấy, quan hệ biên mậu Trung Quốc và Việt Nam ngày càng tăng, sau 6 năm, kim ngạch buôn bán giữa hai nước tăng lên hơn 2 lần. Điều này chứng tỏ sự cần thiết trong việc mở rộng các điều kiện để tạo thuận lợi hơn nữa thương mại hai chiều giữa hai quốc gia.

Mặc dù kim ngạch mậu biên Trung Quốc – Việt Nam tăng ổn định qua các năm, song tỷ lệ kim ngạch biên mậu Trung Quốc – Việt Nam trên tổng kim ngạch buôn bán đường biên của Việt Nam giảm. (Năm 2006, tỷ lệ này là 76,1%, đến năm 2011 chỉ còn 73,6%). Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên, song về mặt tổng thể, có thể thấy, mặc dù vẫn coi Trung Quốc là đối tác trọng tâm trong quan hệ biên mậu, song Việt Nam đã quan tâm hơn đến hai thị trường tiềm năng còn lại, đặc biệt là thị trường Campuchia.

* Kim ngạch trao đổi thương mại VN – TQ tại các tỉnh biên giới:

Kim ngạch trao đổi thương mại qua các cửa khẩu biên giới tăng trưởng cao và liên tục thể hiện bởi kim ngạch xuất nhập khẩu luôn tăng cao. Năm 2011, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới của Việt Nam với Trung Quốc đạt trên 8,8 tỷ USD.

Tình hình hoạt động TMBG của 7 tỉnh phía Bắc giáp Trung Quốc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu), giai đoạn 2005 – 2012, kim ngạch nhập khẩu qua từng loại hình cửa khẩu qua các năm đều tăng; hàng hóa trao đổi chủ yếu qua các cửa khẩu quốc tế chiếm 48%, lối mở biên giới chiếm tỷ trọng 33%, cửa khẩu phụ chiếm tỷ trọng 15% và cuối cùng là cửa khẩu chính chỉ chiếm 4% trong tổng kim ngạch hàng hóa trao đổi qua biên giới Việt – Trung. Giai đoạn 2006-2010, hoạt động TMBG không ngừng tăng về giá trị, bình quân mỗi năm tăng 16,6%, tổng kim ngạch nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt 23.858,3 triệu USD. Năm 2010, kim ngạch của 7 tỉnh đạt 4.047,8 triệu USD, tăng 12,4% so với năm 2009. Trong 9 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3.685,2 triệu USD.

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, các doanh nghiệp của Việt Nam nhập chủ yếu các loại vật tư, thiết bị, hàng dân dụng. Việc duy trì hoạt động TMBG đã tạo điều kiện cho các khu vực cửa khẩu khai thác, phát huy được thế mạnh và tiềm

năng của mình, kết hợp nội lực với ngoại lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, dần dần tạo nên những khu kinh tế vùng biên năng động có sức lan tỏa tác động mạnh mẽ tới phát triển thương mại nội địa; đồng thời đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người dân xung quanh vùng biên giới, nhất là về thu nộp ngân sách, tạo việc làm, an sinh xã hội.

• Hoạt động nhập khẩu qua biên giới tỉnh Quảng Ninh:

Tổng kim ngạch nhập khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh ngày càng tăng trong giai đoạn 2005-2012. Năm 2012 đạt 7,272 triệu USD. Thanh toán qua biên giới năm 2012 đạt 348.000 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh của hệ thống chợ cửa khẩu biên giới ngày càng ổn định và phát huy được hiệu quả, hiện có trên 1000 hộ kinh doanh người Trung Quốc đang tham gia kinh doanh tại Chợ Móng Cái và Hoành Mô.

Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu tại biên giới tỉnh Quảng Ninh

Đơn vị: Triệu USD.

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Nhập khẩu 1.974 2.757 3.531 5.62 3.662 6.149 7.272 7.568

Nguồn: Hải quan Lạng Sơn

• Hoạt động nhập khẩu qua biên giới tỉnh Lạng Sơn:

Lạng Sơn là tỉnh biên giới phía Bắc, có tuyến đường giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, 1B, 4A, 31, 279, có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài 253 km với hai cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp cửa khẩu biên giới,… đã tạo cho Lạng Sơn có một vị trí quan trọng , là thị trường trung chuyển hàng hóa qua Trung Quốc.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn với Trung Quốc là nhập siêu. Giá trị nhập khẩu tăng từ năm 2005 tới nay. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, các linh kiện máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu,… nhình chung là các mặt hàng đã qua tinh chế.

• Hoạt động nhập khẩu qua biên giới tỉnh Lào Cai:

• Tình hình chung:

Lào Cai là một tỉnh vùng cao có biên giới với Trung Quốc dài 203 km. Lào Cai có vị trí kinh tế đặc biêt trên Hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng. Là tâm điểm của tuyến đường giao thông Côn Minh- Hải Phòng, với lợi thế đa phương thức, gồm cả đường bộ, đường sắt, đường sông.

Mô hình phát triển Khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) Lào Cai được quy hoạch và xây dựng trên cơ sở thực hiện Quyết định số 100/1998/QĐ-TTg cho

phép” áp dụng thí điểm một số chính sách tại một số khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lào Cai” và được mở rộng phạm vi Khu KTCK tại Quyết định số 09/2003/QĐ-TTg ngày 10/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Kể từ 30/03/2008 đến nay, Khu KTCK Lào Cai được hoạt động theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Về phía tỉnh Lào Cai, việc phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mở rộng ngân hàng dữ liệu về thị trường Tây Nam Trung Quốc đăng tải điện tử của Lào Cai và sàn giao dịch điện tử phục vụ đắc lực cho hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.

• Hoạt động nhập khẩu:

Hoạt động nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai phát triển qua các năm với mức tăng trung bình giai đoạn 2005-2012 là 26,6%.

Số liệu về kim ngạch XNK của Lào Cai được thể hiện trong Biểu 2.3 dưới đây.

Biểu 2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào Cai.

Đơn vịTriệu USD.

Nguồn : Cục Hải quan Lào Cai

Kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh qua các năm: Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu đạt 332,35 triệu USD. Năm 2011, kim ngạch đạt 727 triệu USD và có đôi chút giảm năm 2012,với 708 triệu USD.

• Hoạt động nhập khẩu qua biên giới tỉnh Cao Bằng:

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa qua tỉnh Cao Bằng là nhỏ so với kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu của các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc (chỉ chiếm 1,9% trong khi Quảng Ninh chiếm khoảng 40%, tỉnh Lạng Sơn chiếm 50%).

Giai đoạn 2009- 2012, kim ngạch nhập tỉnh Cao Bằng tăng từ 127,6 triệu năm 2009 đến 566,58 triệu USD năm 2012 (tăng gấp khoảng 5 lần).

• Hoạt động nhập khẩu tại biên giới các tỉnh còn lại:

Khu kinh tế cửa khẩu Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu thời gian qua chủ yếu phát triển kinh tế biên mậu, chợ biên giới, trao đổi xuất nhập khẩu, tập trung đầu tư, phát triển du lịch,… gắn với thị trường tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc). Hoạt động nhập khẩu chủ yếu theo đường tiểu ngạch, buôn bán nhỏ của dân cư hai bên biên giới.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu từ trung quốc qua biên giới đường bộ của hải quan việt nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w