Trung Quốc qua biên giới đường bộ.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam (họp từ ngày 12-01-2011 đến ngày 19-01-2011, tại Thủ đô Hà Nội) đến nay, công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan và các ngành liên quan thì tình hình gian lận thương mại (GLTM) ở Việt Nam khá nghiêm trọng. Hàng ngoại thông qua GLTM và buôn lậu tràn ngập thị trường nội địa Việt Nam, bao gồm đủ loại hàng từ cao cấp đắt tiền đến hàng tiêu dùng bình dân; từ xe hơi du lịch, xe máy, đồ điện tử, điện lạnh đến hoá mỹ phẩm, rượu bia, thuốc lá, quần áo... GLTM xuất hiện, Hải quan ở cửa khẩu nào cũng phát hiện thấy GLTM. GLTM khi tăng, khi giảm, khi nổi cộm ở khu vực này, khi là trầm trọng ở cửa khẩu kia. Hiện tượng thường diễn ra là tư thương núp dưới bóng doanh nghiệp Nhà nước để GLTM. Các phần tử buôn lậu lợi dụng chính sách miễn giảm thuế đối với cư dân biên giới và một số quy định chưa thật chặt chẽ trong việc quản lý hóa đơn, chứng từ hàng hóa để thu gom hàng, hợp thức hóa hàng nhập lậu, vận chuyển vào sâu trong nội địa để tiêu thụ.
Một số Bộ, Ngành, địa phương buông lỏng quản lý đối với hoạt động XNK, cá biệt có nơi cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chức năng đã “làm ngơ” hoặc có cả Công an, Quân đội, đơn vị kinh tế Đảng, Đoàn thể do xuất phát từ lợi ích cục bộ, địa phương đã trực tiếp tham gia GLTM. Ngoài ra, không ít các cá nhân và tổ chức kinh tế không có chức năng kinh doanh XNK cũng bằng mọi cách GLTM nhằm mục đích kiếm lời. Tình hình trên đã gây ra những hậu quả nguy hại về kinh tế – xã hội, cản trở quá trình phát triển lành mạnh của nền kinh tế đất nước.
Một vấn đề rất nhức nhối, phức tạp đang làm cho hoạt động GLTM ngày càng có cơ hội phát triển. Đó là hiện tượng GLTM đang gắn với tệ nạn tham nhũng. Gian thương tìm mọi mánh khoé để móc nối với một số cán bộ thoái hoá, biến chất... Cho đến nay, các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm chống GLTM cũng chưa chú ý nhiều đến hoạt động chìm này.
Nhìn chung, GLTM ở nước ta có nhiều hình thức. Nhiều thủ đoạn GLTM phổ biến trên thương trường quốc tế cũng xảy ra ở Việt Nam. Nhưng do đặc điểm riêng như: Nền kinh tế mới phát triển, luật pháp chưa hoàn chỉnh, thiếu kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế. Theo báo cáo (chưa đầy đủ) của 56 Ban chỉ đạo
127 các tỉnh, thành phố, trong 10 năm từ 2001 đến 2010, các lực lượng chức năng đã kiểm tra gần 3,6 triệu vụ, xử lý 1,9 triệu vụ vi phạm với tổng số tiền thu trên 28.252,2 tỷ đồng, trong đó xử phạt hành chính 4.568,2 tỷ đồng, phạt và truy thu thuế 17.936,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp.
Biểu 2.4. Tỷ lệ vi phạm theo tuyến đường (2005-2012)
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Theo biểu 2.4, có thể thấy đường biển là tuyến đường có tỷ lệ vi phạm về gian lận thương mại, buôn lậu nhiều nhất do tính chất phức tạp về địa hình và quy mô, phạm vi quản lý (chiếm 62%), song con số về tỷ lệ vi phạm là 25% cũng cho thấy sự “nóng bỏng” và “thời sự” trong công tác quản lý các hoạt động giao thương bằng đường bộ.
Nước ta có 24 tỉnh biên giới tiếp giáp với 3 nước: Trung Quốc, Lào và Campuchia, trong đó các tỉnh biên giới phía Bắc và miền Trung là các tỉnh miền núi. Đặc điểm chung của các tỉnh biên giới là ngoài cửa khẩu quốc tế còn có các cửa khẩu quốc gia và các cửa khẩu địa phương. Nhìn chung, địa hình biên giới đường bộ nước ta đa dạng và phức tạp, đây chính là mảnh đất màu mỡ để gian thương lợi dụng trục lợi.
Địa bàn trọng điểm về gian lận thương mại bằng đường bộ biên giới Trung – Việt trong những năm qua tập trung chủ yếu là khu vực: Cửa khẩu Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh, đường biên từ Km1 đến Km3 Phường
Ka Long, TP. Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh; Cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam, Hữu Nghị, Chi Ma; Cửa khẩu quốc tế Lào Cai..
Từ đầu năm 2011 đến nay, lực lượng chống buôn lậu ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ 6.308 vụ vi phạm, trị giá hàng hoá vi phạm ước tính 244,719 tỉ đồng.
Tuyến biên giới phía Bắc, hiện tượng nhập lậu pháo nổ, pháo hoa các loại vẫn tái diễn, nhất là vào thời điểm trước Tết Nguyên đán hàng năm. Số liệu thống kê cho thấy, 5 năm qua toàn Ngành đã phát hiện, bắt giữ được khoảng 2.336.000 bao thuốc lá ngoại, 327 tấn thuốc lá lá, hơn 10,5 tấn và gần 7.700 cây, bánh pháo hoa, pháo nổ các loại nhập lậu. Đặc biệt, do chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, giá xăng dầu ở nhiều thời điểm tại thị trường Việt Nam thấp hơn thế giới dẫn đến hiện tượng xuất lậu xăng dầu diễn ra rất phức tạp, trong 5 năm, các đơn vị đã phát hiện, bắt giữ trên 426.000 lít và 655 tấn xăng dầu các loại vận chuyển trái phép qua biên giới đường bộ và đường biển.
Bảng 2.5. Các địa bàn Cửa khẩu trọng điểm về buôn lậu, GLTM (Giai đoạn 2005 – 2012)
STT CỤC HẢI QUAN TỈNH/ TP. CỬA KHẨU TRỌNG ĐIỂM
1. Quảng Ninh Móng Cái, Hoành Mô và Bắc Phong Sinh
2. Điện Biên Tây Trang, Chiềng Khương, Loóng Sập
3. Lạng Sơn Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam
4. Lào Cai Lào Cai, Mường Khương
5. Cao Bằng Trà Lĩnh, Tà Lùng, Pò Peo, Sóc Giang
6. Hà Giang Thanh Thủy, Xín Mần, Phó Bảng
Nguồn:Tổng Cục Hải quạn
Các đối tượng buôn lậu gọi là “đầu nậu” thường giấu mặt lợi dụng cư dân biên giới và “cửu vạn” (là những người dân từ các tỉnh khác lên biên giới làm ăn) để vận chuyển hàng lậu theo kiểu khác nhau:
- Lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước cho phép cư dân ở khu vực biên giới được mua, bán, trao đổi hàng hóa miễn thuế nhập khẩu với định mức quy định (những năm trước đây không quá 500.000 đồng/người/ngày, từ năm 2006 tới nay là 2.000.000 đồng/người/ngày). Các đối tượng buôn lậu đã tìm mọi cách thu gom hàng của cư dân hoặc thuê cư dân vận chuyển qua cửa khẩu để buôn bán trốn thuế. Chính sách ưu đãi quy định như trên cũng chỉ áp dụng đối với cư dân ở khu vực biên giới và chỉ miễn thuế đối với một số mặt hàng quy định trong định mức. Song trên thực tế, người dân đã qua biên giới nhiều lần trong ngày để mua hàng miễn thuế, rồi bán lại kiếm lời hoặc xách thuê cho
các đối tượng buôn lậu. Ngoài ra, các đối tượng thường nhập khẩu các mặt hàng có chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn kĩ thuật. VN đang nhập khẩu ồ ạt hàng hóa của TQ, đặc biệt là thực phẩm, nguyên phụ liệu, trái cây… Do hàng TQ chủ yếu được nhập theo đường tiểu ngạch nên việc kiểm tra chất lượng rất lỏng lẻo.
Các chủ hàng thường lợi dụng chính sách thông thoáng, mở cửa của Nhà nước ta thông qua việc cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan bằng các biện pháp đơn giản hóa thủ tục Hải quan, tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu, giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu Hải quan để thực hiện hành vi GLTM. Trong nhập khẩu hàng hóa, các chủ hàng nhập thường khai giảm số lượng, khối lượng để được giảm tiền thuế phải nộp.
Ví dụ: Khoảng tháng 5 năm 2012, kiểm tra một số lô hàng kính nhập khẩu từ Trung Quốc của Công ty TNHH Trung Ninh, các chiến sỹ Hải quan đã phát hiện doanh nghiệp này khai báo nhập khẩu 8500 m2 kính xây dựng các loại với số thuế dự kiến nộp cho nhà nước 337 triệu đồng. Nhưng bằng các biện pháp nghiệp vụ Hải quan Hải Phòng đã chứng minh thực tế số hàng hóa thực nhập là 78.200 m2. Doanh nghiệp đã phải ký biên bản công nhận sai phạm. Số thuế Hải quan đã thu về cho nhà nước trong vụ này là 3,8 tỷ đồng.
- Lợi dụng đời sống khó khăn của cư dân biên giới các chủ đầu nậu đã thuê người dân và “cửu vạn” vận chuyển hàng lậu về Việt Nam và đưa các hàng cấm xuất khẩu từ Việt Nam qua biên giới tiêu thụ. Thủ đoạn thường gặp là chúng lợi dụng đêm tối, thuê “cửu vạn” đi bằng các đường mòn, lối tắt để vận chuyển hàng, sau đó gom lại. Những hoạt động diễn ra với các phương thức thủ đoạn tinh vi, phức tạp, gắn trách nhiệm vật chất đối với người khuân vác vận chuyển hàng lậu, nếu bị bắt thì họ phải tự đền tiền, vì vậy các lực lượng chức năng chống buôn lậu thường gặp phải sự chống đối rất quyết liệt của người dân và “cửu vạn” được thuê mướn khuân vác hàng lậu.
- Lợi dụng việc đưa hàng miễn thuế vào các khu kinh tế cửa khẩu, khu bảo thuế để chuyển hàng nhập lậu, các đối tượng kinh doanh bao gồm thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài đã mang hàng với thuế suất bằng 0% qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia đưa vào bán tại các khu kinh tế cửa khẩu, khu bảo thuế, chợ biên giới. Từ đây, các đối tượng buôn lậu tổ chức thu mua gom lại và dùng hóa đơn bán hàng (để hợp thức hóa hàng lậu) rồi dùng các phương tiện khác nhau hoặc lợi dụng người đi du lịch để vận chuyển hàng lậu vào các tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Sau khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới thì việc giám sát hải quan tại các cửa khẩu cụ thể là các cửa khẩu Việt- Trung thông thoáng hơn. Lợi dụng sự thông thoáng này, các đối tượng làm ăn gian dối đã tìm mọi cách gian lận khi làm thủ tục hải quan, như kê khai sai số lượng, chủng loại, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý và giá cả hàng hóa khai thấp hơn nhiều để trốn thuế,...
Hàng lậu qua tuyến đường bộ Việt – Trung gồm đủ các loại khác nhau, như hàng tiêu dùng, hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không qua kiểm dịch, hàng quá hạn sử dụng,... Trong đó, hàng cấm là vũ khí, đạn dược, trang thiết bị quân sự, vật liệu nổ, pháo các loại, ma túy,... nhất là ma túy tổng hợp, văn hóa phẩm cấm lưu hành, hàng tiêu dùng và vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, phế liệu, phế thải, hóa chất độc hại có tác hại rất xấu trước mắt và lâu dài tới con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường; hàng giả, hàng nhái có nguồn gốc nhập lậu thường là các mặt hàng dập sẵn nhãn mác hàng hóa nước ngoài hoặc Việt Nam, như tiền Việt Nam giả, thuốc lá, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, hàng may mặc, thuốc tân dược, rượu, thực phẩm, đồ hộp, đồ uống, phụ tùng ô-tô, xe máy, hàng điện tử các loại... trong đó, có các mặt hàng rất tinh xảo khó phân biệt giữa hàng giả với hàng thật.
Trên tuyến biên giới Việt Trung, trọng điểm buôn lậu và GLTM là Quảng Ninh và Lạng Sơn. Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) năm 2011, tổng trị giá hàng hoá Chi cục đã thu giữ, phát mại và xử lý vi phạm hành chính gần 3 tỷ đồng..
Để qua mặt các cơ quan chức năng các đối tượng buôn lậu dùng thủ đoạn giả làm hành khách, khách du lịch mang theo hàng lậu trong va li, túi hành lý, xách tay qua các trạm kiểm soát; còn đối với các mặt hàng có giá trị lớn như ma tuý, chíp điện tử, điện thoại di động, đồ chơi bạo lực... luôn được các đối tượng cất giấu kỹ ở các vách ngăn, hầm hàng tự tạo trên các xe tải, xe khách, xe container, rất khó phát hiện. Lực lượng Bộ đội biên phòng Quảng Ninh trong năm 2011 đã bắt giữ và xử lý 201 vụ với 468 đối tượng, xử phạt hành chính với tổng số tiền hơn 5,2 tỷ đồng”.
Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễn ra phức tạp ở địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Điện Biên, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang.
Qua theo dõi chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam thấy chính sách của Trung Quốc có thể điều tiết việc xuất nhập hàng hóa qua từng địa bàn, từng cửa khẩu trong từng thời gian, cả về hạn ngạch, chính sách thuế, trị giá
hàng hóa xuất nhập khẩu. Những hàng hóa mà phía Trung Quốc khuyến khích xuất khẩu thường tập trung nhiều hàng tại các kho khu vực cửa khẩu khi có điều kiện thì xuất ồ ạt qua biên giới.
Theo báo cáo tổng hợp của Cục Hải quan 6 tỉnh biên giới, từ năm 2008 đến nay đã phát hiện, bắt giữ 55550 vụ, trị giá vi phạm 1333 tỷ đồng, tang vật tịch thu gồm có 11.173 kg pháo nổ, 65.399 kg gia cầm, 544.203 quả trứng gà,...
Báo cáo từ Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh cho biết, trên tuyến biên giới đường bộ thuộc địa bàn quản lí của đơn vị, các đối tượng tìm cách vận nhập lậu về Việt Nam chủ yếu tập trung vào mặt hàng cấm (các chất ma túy tổng hợp, pháo các loại, vũ khí, công cụ hỗ trợ, chất nổ); các mặt hàng tiêu dùng có nhu cầu cao như: vải may mặc, gạch men, đồ gia dụng, hàng tạp hóa, linh kiện ô tô... và hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (thuốc lá điếu, rượu, mỹ phẩm, quần áo, dầu nhờn, điện thoại di động ), đối tượng buôn lậu chuyên nghiệp thường cấu kết với người ở khu vực biên giới có quan hệ buôn bán với người Trung Quốc đứng ra móc nối, tổ chức vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới và vận chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ hoặc sử dụng hóa đơn quay vòng để hợp thức hóa hàng hóa nhập lậu. Còn có doanh nghiệp lợi dụng chính sách thông quan hàng hóa thông thoáng để khai sai tên, số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Qua nhiều vụ việc mà lực lượng Hải quan Quảng Ninh phát hiện, nhận thấy các mặt hàng nhập lậu chủ yếu là điện thoại di động, thuốc lá điếu, pháo, gà thịt, mỹ phẩm, quặng, phụ tùng ôtô, xe máy, hàng tạp hóa, vải, quần áo…
Tại khu vực Móng Cái, nhiều chủ hàng sau khi mua gom hàng hóa như: vải, giầy dép, quần áo, đồ chơi trẻ em do Trung Quốc sản xuất đưa về tập kết tại các cảng sau đó vận chuyển vào sâu trong nội địa tiêu thụ. Tinh vi hơn, đối tượng còn móc nối với một số tàu chuyên chở container từ cảng Hải Phòng ra Móng Cái để gửi hàng về Hải Phòng sau đó vận chuyển vào các tỉnh phía Nam tiêu thụ. Mặc dù số lượng hàng hóa nhỏ lẻ, trị giá từ vài chục triệu đến hơn 100 triệu đồng nhưng do khu vực này thường được nhiều thành phần xã hội đen bảo kê nên các trinh sát rất khó tiếp cận địa bàn.
Đặc biệt, lợi dụng loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất, có hiện tượng DN lợi dụng kết quả phân luồng kiểm tra hàng NK (thuộc diện miễn kiểm tra) đã khai sai chủng loại, số lượng để trốn thuế, nên số vụ việc vi phạm thủ tục hải quan tăng so với cùng kỳ năm 2011.
Thời gian qua, hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý qua biên giới vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Heroin, cần sa được các đối tượng
vận chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ và mua các loại ma tuý tổng hợp, các loại thuốc kích thích, thuốc gây nghiện vận chuyển trái phép vào Việt Nam. Phương thức hoạt động chủ yếu là cất giấu trong người, trà trộn cất giấu trong hành lý, túi xách, kiện hàng để trốn tránh sự kiểm tra…, các đối tượng thường rất manh động và sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng, thuê người sẵn chống trả lại lực lượng chức năng. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2012, Hải quan Quảng Ninh đã bắt 2 vụ ma tuý với 3 đối tượng thu giữ 1.980 viên ma tuý tổng hợp.