Tạo điều kiện thúc đẩy hàng hóa thương mại đường bộ

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu từ trung quốc qua biên giới đường bộ của hải quan việt nam (Trang 76 - 79)

Năm 2012, Cục Hải quan các tỉnh biên giới Việt – Trung đã tiếp tục làm tốt công tác phối hợp với các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là trong quản lý hoạt động cửa khẩu, trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới...

- Duy trì hoạt động hợp tác giữa Hải quan cửa khẩu Việt Nam và Hải quan cửa khẩu tương ứng của Trung Quốc. Hai Bên thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý Hải quan; tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau nhằm tăng cường tình hữu nghị giữa Hải quan hai Bên.

- Đã cử cán bộ, công chức đi tham quan, học tập về hải quan điện tử tại Côn Minh - Trung Quốc theo Biên bản Hội đàm lần V. Chuẩn bị nội dung và tổ

chức thành công Hội đàm lần VI giữa Hải quan 4 tỉnh, thành phố Việt Nam với Hải quan Côn Minh - Trung Quốc tại thị trấn Sa Pa - Lào Cai. Ngoài ra, các Cục đã tích cực triển khai HQĐT ở các chi cục. Cụ thể Cục Lạng Sơn, bắt đầu triển khai từ ngày 15/12/2009. Từ năm 2009 đến nay, Các chi cục hải quan Lạng sơn đã lần lượt triển khai thông quan bằng thủ tục hải quan điện tử, cụ thể như sau: tháng 12/2009: giai đoạn thí điểm với sự tham gia của 3 chi cục: Cửa khẩu Hữu Nghị, Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng, Cửa khẩu công nghiệp Bắc Giang . Tháng 01/2010: có thêm các Chi cục hải quan Chi Ma, Cốc Nam, Tân Thanh được triển khai.

Bảng 2.8. Thống kê tình hình áp dụng HQĐT ở Lạng Sơn.

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số đơn vị HQ thực hiện 6/6. 6/6. 6/6. Số DN tham gia 441/2.220, chiếm 20%. 1.189/3.040, chiếm 35,8%. 1.627/3.789, chiếm 41%. Số lượng tờ khai 5.415/7.173, chiếm 75%. 60.993/73.971, chiếm 82%. 39.513/44.681, chiếm 88%. Kim ngạch(tỷ USD) 1.479/2.812, chiếm 68% 2.318/3.259, chiếm 71% 1.601/1.801, chiếm 89% Nguồn : Cục Hải quan Lạng Sơn.

Có thể dễ nhận thấy, ở Lạng Sơn nói riêng và các Cục Hải quan khác nói chung, tình hình áp dụng HQĐT của các Cục, các chi Cục tương đối tích cực. Sự ủng hộ cũng như chấp hành phía doanh nghiệp ngày một gia tăng. Đây cũng là một thuận lợi góp phần thúc đẩy thương mại hàng hóa đường bộ nói chung và tại các cửa khẩu này nói riêng.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng với yêu cầu cải cách hiện đại hóa, đặc biệt là việc triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Hệ thống trang thiết bị máy tính, hệ thống mạng, đường truyền đáp ứng với yêu cầu. Căn cứ Công văn số 809/HQLC-NV ngày 13/6/2012 của Cục HQLC về việc cung cấp số liệu về mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT-TT ngành Tài chính năm 2012, trong toàn Cục có: tổng số máy tính đang sử dụng là 271 (bao gồm máy tính xách tay và máy tính để bàn); tổng số máy tính được kết nối mạng cục bộ (LAN) là 271 máy; tổng số máy tính được kết nối mạng diện rộng (WAN) là 271 máy; tổng số máy chủ đang sử dụng là 29 máy.

- Thường xuyên kiểm tra và nâng cấp hệ thống máy chủ, máy trạm tại các đơn vị trực thuộc, đảm bảo hệ thống thông tin thông suốt 24/24h. Đẩy mạnh thực hiện việc đưa tin bài, văn bản tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử.

Thành công của việc thực hiện thủ tục Hải quan trên cơ sở ứng dụng những công nghệ hiện tại tại các cửa khẩu đường bộ thể hiện qua những nét sau:

 Giảm bớt các thủ tục hành chính.

Thủ tục hải quan tại các cửa khẩu biên giới đường bộ bước đầu chuyển đổi phương thức quản lý từ truyền thống sang hiện đại; từ quản lý giao dịch sang quản lý doanh nghiệp; từ xử lý trên giấy tờ sang xử lý trên máy tính đồng thời áp dụng quản lý rủi ro. Nhờ đó, đã mang lại nhiều kết quả nhất định, tạo nhiều thuận lợi cho công tác tiếp nhận hồ sơ của công chức hải quan như: Xây dựng phương pháp làm việc mới, hiện đại; không tốn thời gian nhập dữ liệu vào máy, dành thời gian nhiều hơn cho kiểm tra, đối chiếu hồ sơ; thao tác sử dụng chương trình đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả; giảm áp lực cho công chức hải quan; tạo tiền đề cho phát triển đại lý hải quan…

Đối với doanh nghiệp: Việc triển khai các quy trình thủ tục hải quan hiện nay giúp cho doanh nghiệp làm quen với loại hình thủ tục mới, giảm thời gian và chi phí của doanh nghiệp so với khai báo tại trụ sở Hải quan; chủ động, quản lý chặt chẽ số liệu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp; thao tác đơn giản, nhanh chóng…. Số lượng tờ khai làm thủ tục ngày càng tăng. Những năm trước mỗi ngày Chi cục chỉ đăng ký cho khoảng 20-35 tờ khai, nhưng năm nay do áp dụng khai báo điện tử, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp đến làm thủ tục nên mỗi ngày đăng ký 40-50 tờ khai.

 Tăng trách nhiệm của doanh nghiệp:

Đối với thủ tục hải quan tại các cửa khâu biên giới đường bộ có ứng dụng công nghệ thông tin, doanh nghiệp tham gia sẽ phải tự tính thuế, tự lưu giữ các chứng từ, hồ sơ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan hải quan còn có nhiều cơ chế giám sát khác như: kiểm tra sau thông quan, doanh nghiệp đã từng vi phạm, khai báo sai… Nếu qua quá trình làm việc cơ quan Hải quan phát hiện ra doanh nghiệp vi phạm thì thông tin này sẽ được cập nhập và lưu giữ cảnh báo bởi cơ sở dữ liệu của Hải quan. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân loại doanh nghiệp cũng như phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu khi doanh nghiệp làm thủ tục hải quan. Do đó, việc này sẽ làm các doanh nghiệp nâng cao được vai trò, trách nhiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, quy trình thủ tục đơn giản, ít sử dụng hồ sơ giấy, một công chức Hải quan có thể xử lý nhiều công việc khác nhau. Thông qua hệ thống, các khâu nghiệp vụ được tuần tự tiến hành, tiết kiệm thời gian luân chuyển và trình ký hồ sơ. Do đó, thời gian thông quan nhanh hơn so với quy trình thủ tục truyền thống.

Không những vậy, khi ứng dụng quy trình thông quan hiện đại còn cho phép thực hiện việc quản lý thông tin theo cả một quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chứ không chỉ riêng theo từng lô hàng. Từ đó, khối lượng công việc nhanh, đáp ứng được kịp thời yêu cầu về thời gian cho doanh nghiệp, đồng thời tiết kiệm được nhân lực, tiết kiệm được chi phí quốc gia.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu từ trung quốc qua biên giới đường bộ của hải quan việt nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w