Dựa vào kết quả phân tích của viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp cho huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, nhóm đất phổ biến trong vườn quốc gia là đất xám phù sa cổ. Các loại đất chính bao gồm:
- Đất xám điển hình: Phát triển trên phù sa cổ chiếm 68.5% diện tích Vườn. Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thị nhẹ, khả năng giữ nước kém. Tầng đất dày (>100 cm), đất chua và có hàm lượng mùn thấp, phân bố trên dạng địa hình khá cao. - Đất xám có tầng loang lỗđỏ vàng, chiếm khoảng 20% diện tích vùng án. Đất phát triển trên phù sa cổ, vùng địa hình trung bình, trên có dạng đồi thấp, bát úp. Phân bố
dọc các suối Đa Ha, Mẹc Nu, Sa nghe. Đất có thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ. Tầng đất sâu (>100 cm), hơi chua (pH= 4-4,5).
- Đất xám động mùn tầng mặt chiếm khoảng 7,7%, chủ yếu phân bố ở các trảng ngập nước mùa mưa như trảng Tân Thanh, Tà Nốt và Bà Điếc. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, càng xuống sâu thịt càng nặng. Đất chua, nghèo dinh dưỡng. - Ngoài ra, còn có một số diện tích nhỏ đất xám có tầng kết von đá ong, phân bố
thành dãy hẹp ven suối Đa Ha, Sa Nghe và Xa Mát. 1.8.2.4. Đa dạng sinh học về tài nguyên sinh vật
Hệ thực vật
Theo dữ liệu của Phân viện điều tra quy hoạch rừng II, thành phần thực vật bậc cao
ở vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát bước đầu đã phát hiện 115 loài thuộc 95 giống và 57 họ.
21
Hệđộng vật
Dữ liệu điều tra của Phân viện điều tra quy hoạch rừng II và tổ chức Birdlife và WWF cho thấy hệđộng vật ởđây khá phong phú. Đặc biệt, khu vực có trảng ngập nước, vùng ven sông và các bàu là nơi cung cấp nguồn thức ăn cho các loài thú lớn
ăn cỏ và các loài chim nước.
Hệ phiêu sinh vật
Theo kết quả điều tra phiêu sinh vật của Phân viện Sinh thái, Tài nguyên và Môi trường năm 2000 cho thấy gồm có 107 loài, 52 giống và 6 bộ. Các loài ưu thế là
Nivacula phyllepta, Dinobryon sertularia. Hệ nấm
Các nghiên cứu về sựđa dạng giới nấm thể hiện qua thành phần loài, với các giống
ưu thế là Ganoderma, Lepiota, Poloyporus, Amauroderma, Trametes, Lentunus.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu vào về Trichoderma được thực hiện tại vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát.
Hình 1.4. Bản đồ hiện trạng thảm thực vật hai vườn quốc gia Gia Bù Gia Mập (A) và Lò Gò Xa Mát (B)
22