Đa dạng sinh học về tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP VÀ SÀNG LỌC CÁC CHỦNG TRICHODERMA CÓ LỢI TỪ HAI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP VÀ LÒ GÒ XA MÁT (Trang 30 - 31)

Hệ thực vật

Hệ thực vật vườn quốc gia Bù Gia Mập rất đa dạng và phong phú, các nghiên cứu sơ bộ đã thống kê tại vườn quốc gia Bù Gia Mập có 808 loài thực vật, 396 giống, 118 họ, 59 bộ thuộc 5 ngành, 50 loài quí hiếm bản địa, 18 thuộc nhóm quí hiếm theo phân loại Sách Đỏ Việt Nam năm 2000. Trong đó, có nhiều loài quí hiếm đang

được sự quan tâm ở Việt Nam và trên thế giới như Trầm hương (Aquilaria crassna), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpar), Cẩm lai bông (Dalbergia llivery), các loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpacacec) và hơn 370 loài thực vật có công dụng làm gỗ, thuốc, rau như Gõ đỏ (Afzelia xylocarpar), Cẩm Lai Bà rịa (Dalbergia bariaensis), Cẩm Lai vú (Dalbergia mamos), Trầm hương (Aquilaria crassna), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Lan Hổ bì (Staurochinus fasiatus), Lười ươi

19

(Scaphium macropodium), Tục đoạn khế (Pholidota articula), Chuỗi ngọc, Đuôi phượng cong (Philodota recurva), Thanh đạm 3 gân (Coelogyne virescens).

Hệđộng vật

Các nghiên cứu sơ bộ tại vườn quốc gia Bù Gia Mập cũng đã thống kê được 359 loài động vật hoang dã có xương sống thuộc 32 bộ, 104 họ trong đó 91 loài thú, 208 loài chim, 38 loài bò sát, ếch nhái 22 loài trong đó nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới như Bò tót (Bos gaurus), Voi (Elephas maximus), Hổ (Panthera tigris), Chà vá chân đen (Pygrathrix nigripes), Vượn má vàng (Nomacus gabriellae), Gà so cổ hung (Arborophila davidi), Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), Rùa núi vàng (Indotestudoelongata).

Hệ sinh thái

Nằm ở khu vực chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống đồng bằng Nam Bộ, vườn quốc gia Bù Gia Mập có tính đa dạng rất cao cả mức độ sinh thái và loài. Các kiểu sinh cảnh đặc sắc gồm: Kiểu rừng kín thường xanh lá rộng nhiệt đới núi thấp với ưu thế

cây họ Dầu (Dipterocarpacace) và quần thể Kim giao Nam (Nageia wallichiana), rừng nửa rụng lá với ưu thế loài Bằng lăng (Lagerstroemiacalyculata) và rừng lồ ô. Mặc dù vậy, cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về Trichoderma được thực hiện tại vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP VÀ SÀNG LỌC CÁC CHỦNG TRICHODERMA CÓ LỢI TỪ HAI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP VÀ LÒ GÒ XA MÁT (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)