Đánh giá chung về tiến độ đạt được theo các mục tiêu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHÍNH NẠN THƯƠNG TÍCH GIAI ĐOẠN 2006-2009 ppt (Trang 54 - 56)

1 Đuối nước Đuối nướ c

6.6Đánh giá chung về tiến độ đạt được theo các mục tiêu

Mục tiêu chung của CSQG là:Từng bước hạn chế tai nạn, thương tích trên mọi lĩnh vực của

đời sống xã hội như giao thông vận tải, lao động sản xuất, sinh hoạt trong gia đình, nhà trường, nơi công cộng... nhằm đạt hiệu quả tích cực trong việc bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản của nhà nước, hạnh phúc của nhân dân, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của quốc gia trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội” với các mục tiêu cụ thể và chỉ sốđược xác định như sau:

• Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, từđó thay

đổi hành vi, nếp sống phù hợp nhằm hạn chế những tai nạn, thương tích

• Thực hiện xã hội hoá công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, tạo ra sự quan tâm sâu sắc của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và của toàn dân đối với việc phòng, chống tai nạn, thương tích

• Thực hiện các biện pháp kiên quyết, kịp thời để từng bước hạn chế những tai nạn, thương tích, đặc biệt là những tai nạn nghiêm trọng

• Một số chỉ số cụ thể của các lĩnh vực khác nhau để làm giảm đến năm 2010 so sánh với năm 2000 như sau:

1. số vụ tai nạn trong học đường giảm 40% 2. trong lao động sản xuất giảm 30% 3. trong gia đình và cộng đồng giảm 30%

4. Giảm tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông /10.000 phương tiện

các mức độ chỉ số mục tiêu cụ thể, ngoại trừ TNTT Giao thông đường bộ. Tuy nhiên, sau khi xem xét lại, chỉ tiêu TNTT GTĐB trên 10,000 phương tiện giao thông không phải là chỉ tiêu

đáng tin cậy cho TNTT GTĐB vì con số này sẽ có khả năng giảm trong bất kỳ quốc gia nào có sự tăng trưởng phương tiện giao thông cơ giới nhanh chóng trong khi các chỉ sốđánh giá quan trọng khác có thể cho thấy sự gia tăng tỷ lệ bị TNGTĐB – như TNTT GTĐB trên 100,000 dân. Trong mọi trường hợp, đó cũng là những dấu hiệu hy vọng cho phòng chống TNTT GTĐB, vì từ 2008 đã có bước khởi đầu cho xu hướng giảm tỷ lệ mắc và tử vong theo báo cáo của cả BYT và UBATGTQG với các nguồn số liệu khác nhau. Nhiều nguyên nhân đã được mô tả trong báo cáo này về thực trạng của TNTT và công tác PC TNTT ở Việt Nam.

7.0 Bàn lun

Đánh giá này đã sử dụng nhiều nguồn dữ liệu và cả nghiên cứu tại thực địa, cảở tuyến trung

ương và 2 tỉnh phía Bắc nhằm xác định thực trạng TNTT ở Việt Nam, đặc biệt liên quan đến giai đoạn 2006-2009. Trên cơ sởđó báo cáo đã xác định các thành tựu đạt được và mô tả các tác động của chính sách trong giới hạn thông tin sẵn có và ở một mức độ cho phép.

Kể từ sau khi CSQG được ban hành năm 2002, Việt nam đã có những tiến bộđáng kể về PC TNTT trong nhiều năm. Các các lĩnh vực còn tồn tại cũng đã được nêu chi tiết ở trên. Các khuyến nghị tổng thể sẽđược trình bày dưới đây, tập trung vào các vấn đề tiếp tục phát triển về cơ sở hạ tầng PCTNTT, quản lý nhà nước, tính bền vững, các loại hình PCTNTT và nghiên cứu.

Điều quan trọng là Chính sách quốc gia và nhiều KHHĐ cũng như các hoạt động dự án sắp

đến ngày hết hiệu lực (2010) và cần có các chính sách và chiến lược mới trong thời gian tới về phòng chống TNTT. Hiện nay cũng đã có một số ban ngành đang xây dựng kế hoạch trong giai đoạn mới.

Ngoài ra, do thiếu một Kế hoạch hành động quốc gia mới ở cấp cao phê duyệt, một khó khăn khác đối với việc triển khai là các Bộ ngành và địa phương sẽ chỉ có ngân sách thường xuyên cho công tác PC TNTT theo như CSQG cũ. Điều này theo ý kiến của các Bộ ngành và địa phương là khả năng nhận kinh phí bổ sung từ Bộ Tài chính sẽ gặp khó khăn. Các đơn vị và địa phương đều đề nghị cần có kinh phí của Trung ương riêng cho các hoạt động PCTNTT hỗ trợ thêm cho ngân sách thường xuyên của các đơn vị.

Tại Hội thảo trình bày báo cáo các kết quả của đánh giá này, nhiều đại biểu cũng cho rằng các kết quảđộc lập của đánh giá này cũng tương tự như kết quảđánh giá ban đầu những vấn

y tế”: Phòng chống TNTT giai đoạn 10/2002 - 9/2006 (tham chiếu: Chương trình Hợp tác y tế Việt Nam - Thuỵđiển).

Cần phải có nhiều thảo luận sâu hơn về sự lãnh đạo và điều phối trong tương lai cho công tác PCTNTT ở Việt Nam để có được sự bền vững và hiệu quả theo những mục tiêu chung và chỉ tiêu đã được rà soát.

Hn chế ca bn báo cáo đánh giá

Đánh giá bị hạn chế bởi nhiều vấn đề về phương pháp luận. Thời gian cho đánh giá này (35 ngày) không đủ để xem xét hết các khía cạnh của một chủ đề quan trọng như vậy. Phạm vi của đánh giá cũng bị hạn chế bởi phương pháp sử dụng và khả năng chỉđến được 2 tỉnh để

tham khảo.

Sự không thống nhất về số liệu từ các nguồn khác nhau với các xu hướng về TNTT cũng khác nhau, cộng với nguồn thông tin từ xã và huyện và từ Bộ LĐ-TB-XH cho thấy báo cáo số tử vong còn thiếu. Đây là những tồn tại chính trong hệ thống số liệu hiện tại và từđó hạn chế khả năng đưa ra các kết luận quan trọng của báo cáo đánh giá này.

Một hạn chế nữa của đánh giá này là nhiều cán bộ chủ chốt có liên quan không bố trí được thời gian để tham gia trực tiếp các cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm, mà chỉ hoàn thành các bộ câu hỏi, mặc dù đã có dự kiến tổ chức các cuộc thảo luận để trao đổi trực tiếp với những người tham gia. Việc không tham dựđược phỏng vấn có thể là do bận công việc hoặc cũng có khả năng là do thiếu sự quan tâm đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHÍNH NẠN THƯƠNG TÍCH GIAI ĐOẠN 2006-2009 ppt (Trang 54 - 56)