Chính sách và các văn bản quy định pháp luật

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHÍNH NẠN THƯƠNG TÍCH GIAI ĐOẠN 2006-2009 ppt (Trang 40 - 44)

1 Đuối nước Đuối nướ c

6.3.2Chính sách và các văn bản quy định pháp luật

Việt Nam là một trong số ít các nước trên thế giới có Chính sách Quốc gia về PC TNTT. Từ

CSQG này, nhiều văn bản quy định pháp luật đã được ban hành và triển khai thực hiện ngày càng mạnh mẽở nhiều Bộ, ngành. (Chi tiết tại Phụ lục 2).

Kết quả nghiên cứu thực địa tại các tỉnh Nam Định và Hải Dương, cho thấy một số văn bản, quy

định của pháp luật đã được triển khai ở các tuyến tỉnh, huyện và xã (ví dụ như việc đội MBH xe máy).

Một khối lượng lớn kinh phí của các nhà tài trợ quốc tếđã được dành cho việc PC TNTT ở Việt Nam, đặc biệt cho an toàn GTĐB và PC TNTT trẻ em.

Số liệu và nghiên cứu cho thấy, luật cấm uống rượu bia lái xe đã được thắt chặt và tăng cường xử phạt, luật vềđội MBH cho trẻ em 6 tuổi trở lên được thắt chặt và tăng cường xử phạt đối với các vi phạm đội MBH.

Ngoài ra, Bộ y tế, Bộ Lao động -TB-XH, Bộ Văn hóa-TT-DL đã thông qua các kế hoạch hành

động cho giai đoạn hiện tại và Bộ GTVT hiện đang xây dựng một kế hoạch hành động mới cho giai đoạn sắp tới (xem dưới đây).

Phần này nêu cụ thể các chương trình hành động của các năm 2006-2009 phù hợp với các chiến lược và mục tiêu được các thành viên các bộ ngành đưa ra.

Tại tuyến trung ương, nhiều kế hoạch hành động mới hay cập nhật đã được xây dựng hoặc đang

được xây dựng. Các kế hoạch hành động này nhằm thực hiện các mục tiêu và chủđề của CSQG và đưa ra các chỉ sốđánh giá. Bảng 20: Các kế hoạch hành động của các cơ quan, Bộ ngành TT Kế hoạch hành động Bộ ngành Ngày phê duyệt 1. Chương trình PC TNTT tại cộng đồng tới năm 2010 BYT 4/2008 2. KHHĐ về PC TNTT trẻ em cho giai đoạn 2009-2010 Bộ LĐ-TB- XH 5/2009 3. Tăng cường, đảm bảo an toàn GT quốc gia đến 2010 Bộ GTVT 6/2007 4. Chương trình Quốc gia về Bảo hộ Lao động đến năm 2010 Bộ LĐ-TB- XH 10/2006 5. KHHĐ về PC TNTT trẻ em giai đoạn 2009-2012 Đoàn Thanh niên CS HCM 12/2008 6. Xây dựng học đường an toàn và PC

TNTT tai trường TH phổ thông

Bộ GD&ĐT 8/2007 7. Phổ cập chương trình dạy bơi PC TNTT trẻ em từ 2007 đến 2010 Bộ VH-TT- DL 3/2007

(1) Chương trình PC TNTT tại cộng đồng tới năm 2010 của Bộ y tế (phê duyệt tháng 4/2008)

Các điểm chính của các mục tiêu quốc gia của BYT đưa ra từ năm 2008-2010 bao gồm: • >80% tỉnh, thành thực hiện các hoạt động TT-GD-TT cho công tác PC TNTT • >80% tỉnh, thành thực hiện giám sát TNTT

• 30% tỉnh, thành thiết lập một mạng lưới về cấp cứu ban đầu, vận chuyển cấp cứu, 50% số cơ sở y tếở các tuyến được trang bị theo quy chế của BYT.

• Ít nhất 30% cán bộ làm việc cho PC TNTT được đào tạo và đào tạo lại tại thực địa. • Hơn 50% số tỉnh, thành thực hiện các mô hình an toàn tại cộng đồng.

Ngoài các mục tiêu này, các dịch vụ chăm sóc cấp cứu, hệ thống cấp cứu 115, và hệ thống chăm sóc chấn thương đang được xây dựng và phát triển tại nhiều nơi với viện trợ của quốc tế bao gồm đào tạo cán bộ y tế, các đội xe ôm tình nguyện vận chuyển cấp cứu và chuẩn bị tài liệu đào tạo. (2) Kế hoạch hành động của Bộ LĐ-TB-XH về PC TNTT cho trẻ em giai đoạn 2009- 2010(phê duyệt tháng 5/2009) Mục tiêu cụ thể tới năm 2010: • >80% số Sở LĐ-TB-XH tỉnh triển khai các hoạt động về PC TNTT trẻ em (PC TNTT TE)

• Giảm hàng năm số trẻ em bị tai nạn thương tích đặc biệt là do đuối nước và các nguy cơ

gây tai nạn thương tích tại gia đình.

• 20 tỉnh/thành phố có tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích cao triển khai các hoạt động xây dựng và giám sát các qui định về Ngôi nhà an toàn cho trẻ em phòng, chống tai nạn thương tích (PCTNTT) và phòng, chống đuối nước cho trẻ em.

• 100% cán bộ cấp tỉnh chuyên trách bảo vệ và chăm sóc trẻ em nói chung và PC TNTT trẻ em nói riêng; 50% số cán bộ tuyến huyện và 30% cán bộ tuyến xã của Bộ LĐ-TB- XH có kiến thức và kỹ năng về PC TNTT trẻ em.

• Hệ thống thu thập thông tin về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em của ngành Lao

động- Thương binh và Xã hội được thiết lập và đi vào hoạt động.

(3) Bộ Giao thông vận tải: Tăng cường, đảm bảo an toàn GT quốc gia đến 2010 (phê duyệt tháng 6/2007)

• Tăng cường kiến thức, tạo ra ý thức tự giác trong việc thi hành luật của mọi người khi tham gia giao thông, trước hết là những người điều hành giao thông.

• Tăng cường công tác quản lý về chất lượng phương tiện giao thông; tăng cường khả

năng cho những người thi hành pháp luật đểđảm bảo an toàn GTĐB, thực hiện quản lý giao thông và an toàn trong cơ sở hạ tầng giao thông.

• Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về an toàn trật tự giao thông; tiếp tục cải thiện các cơ chế và cơ cấu tổ chức cũng như quản lý giao thông an toàn từ cấp trung

ương đến địa phương.

• Làm giảm tử vong hàng năm do TNGT từ 5-7%; số lượng người bị chết là 10000, phương tiện cơ giới giảm từ 6.5 đến 4.5 vào năm 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(4) Chương trình Quốc gia về Bảo hộ Lao động đến năm 2010 (phê duyệt tháng 10/2006)

• Trên 80% NLĐ làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và các cán bộ làm công tác ATVSLĐđược huấn luyện về ATVSLĐ;

• Giảm số vụ TNLĐ nghiêm trọng chết người; trung bình hàng năm giảm 5% tần suất TNLĐ trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về TNLĐ (khai khoáng, xây dựng, sử dụng điện);

• Kiểm soát môi trường làm việc.

• Đảm bảo 100% trang thiết bị với các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao

động được đăng ký và kiểm tra.

• Triển khai thực hiện trên toàn quốc, chú trọng vào ngành mỏ và khai thác đá, sử

dụng điện, xây dựng

(5) Các ngành khác

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Kế hoạch hành động PC TNTT trẻ em 2009-2012

Tham gia triển khai thực hiện mục tiêu quốc gia là giảm 10% TNTT hàng năm trong tất cả các tầng lớp xã hội, kể cả trẻ em

Các chỉ tiêu là:

- 80% đoàn viên thanh thiếu niên ở khu vực thành thị và 70% ở khu vực nông thôn miền núi biết cách PC TNTT trẻ em và cách thực hiện cấp cứu ban đầu.

- 100% giáo viên, bí thưđoàn, thanh thiếu niên trong tất cả các chi đoàn trên toàn quốc biết cách PC các TNTT chính nhưđuối nước, GTĐB, bỏng và ngã.

Một phần của chiến lược này là Đoàn thanh niên tăng cường các hoạt động tuyên truyền cụ thể để nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh thiếu niên và các thành phần trong xã hội

B Giaó dc và Đào to: hợp tác với BYT đểđạt:

• Các chỉ tiêu chung về an toàn học đường, giảng dạy về ATGTĐB và cấp cứu ban

đầu

• Nghiêm cấm đi xe máy với đối tượng học sinh dưới 16 tuổi • Triển khai y tế học đường.

U Ban Th dc Th thao

V Gia đình

• Triển khai thực hiện rộng rãi các quy định pháp luật mới được ban hành về PC bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ và Luật bình đẳng giới

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHÍNH NẠN THƯƠNG TÍCH GIAI ĐOẠN 2006-2009 ppt (Trang 40 - 44)