5. Kết cấu của đề tài
3.4.1. Chưa đảm bảo lợi ích giữa Nhà nước-chủ đầu người dân có đất bị thu
thu hồi
Trong cuộc sống thì luôn tồn tại những sự bất công, những mâu thuẫn và các lợi ích của con người quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người dân. Nhưng đặc biệt là khi có một sự tác động về nơi ở và sự bồi thường không được tương xứng với với phần của họ được hưởng thì sẽ tạo ra sự khiếu nại, khiếu kiện. Ngược lại với các sự bất công của người dân thì chủ đầu tư nhận đươc chính sách ưu đãi đầu tư, giải phóng mặt bằng được nhanh chóng và giao đất nhanh và rất dễ dàng đều dó tạo cho người dân một cảm giác không được đối xử công bằng. Dẫn đến tình trạng này là do chính quyền địa phương chỉ chú trọng vào việc phát triển kinh tế của địa phương và dành rất nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư không quan tâm đến lợi ích của người dân nên dẫn đến sự bất bình đẳng. Nhà đầu tư thì hưởng được nhiều lợi còn người dân chịu thiệt hại mất đất sản xuất. Bên cạnh đó, chủ đầu tư lấy đất của người dân xong nhưng không thực hiện dự án làm cho đất hoang hóa, người dân không có đất sản xuất và chủ đầu tư chờ giá đất lên cao để chuyển nhượng lại để hưởng phần chênh lệch kiếm lợi từ việc chuyển nhượng mà chỉ đền bù cho người dân với giá rẻ và cũng không nhận được sự hỗ trợ tương xứng từ chính quyền địa phương.
Việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo phương thức tính tiền một lần, sau đó nhà đầu tư và những người thu hồi đất không còn liên quan gì đến nhau. Cách làm này tạo nên cảm giác của những người bị thu hồi đất bị đứng ngoài công cuộc phát triển đất nước sau khi phải “bán đất” giá rẻ cho nhà đầu tư, họ không những không được hưởng lợi gì từ dự án đầu tư mà còn bị thiệt hại lợi ích khi bị thu hồi đất. Cảm giác này dẫn tới bất bình khi họ thấy được bồi thường ít hơn giá trị đất đai trên thị trường mà nhà đầu tư lại kiếm được siêu lợi nhuận từ đất. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới các nguy cơ tham nhũng trong quản lý đất đai và tình trạng khiếu nại, khiếu kiện quá nhiều của người dân về đất đai. Mặt khác, khi người nông dân nghèo cầm quá nhiều tiền một lúc trong tay cũng tạo nên nguy cơ sử dụng tiền không hợp lý, dẫn tới nghèo đói tăng cao.47
Sau khi thu hồi đất, chính quyền địa phương rất ít quan tâm đến việc đào tạo việc làm cho người dân bị mất đất, làm cho họ không có thu nhập ổn định để lo cho bản thân và gia đình họ làm phát sinh nhiều hệ lụy xấu cho xã hội. Ngoài ra, đối với cơ chế chủ đầu tư tự thõa thuận với người dân khi thu hồi đất mang lai sự đồng
47 Gs. TsKh. Đặng Hùng Võ, Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và giải quyết bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất dưới góc nhìn kinh nghiệm quốc tế
This document was created using Solid Converter
To remove this message, purchase the product at http://www.SolidDocuments.com/
thuận cao từ phía người dân có đất thu hồi, đảm bảo được quyền lợi của người dân, tuy nhiên cơ chế này còn một số hạn chế nhất định nên không thể áp dụng được.
Nếu không giải quyết hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước-Chủ đầu tư-người dân có đất bị thu hồi sẽ gây khó khăn trong việc thu hồi đất trong trường hợp có chủ đầu tư. Việc thu hồi đất không chỉ gây bất lợi cho người có đất bị thu hồi mà còn tạo sức ép cho Nhà nước về phương diện tài chính, quản lý và điều hành. Chính vì thu hồi đất có nhiều tác động không mong muốn như vậy nên Nhà nước phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý, dài hạn, ổn định, nhằm hạn chế xáo trộn, giảm được các tranh chấp, khiếu kiện đông người, mặt khác cần phải xây dựng chính sách bảo đảm lợi ích giữa Nhà nước – chủ đầu tư – người dân có đất bị thu một cách hợp lý để ổn định về chính trị, xã hội và phát triển kinh tế.