Khái quát về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu những thuận lợi và khó khăn khi nhà nước thu hồi đất trong trường hợp có chủ đầu tư (Trang 25 - 28)

5. Kết cấu của đề tài

1.1.6. Khái quát về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích giữa kinh tế Nhà nước, chủ đầu tư và người dân có đất bị thu hồi. Dưới đây là các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:

Trong cuộc sống ngày nay, “bồi thường” là thuật ngữ được sử dụng trong trường hợp một người có hành vi gây thiệt hại cho người khác và họ phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi mình gây ra.

Theo từ điển tiếng việt thông dụng: “Bồi thường” là “đền bù những tổn hại gây ra”. trong lĩnh vực pháp luật, trách nhiệm bồi thường được đặt ra một chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể khác trong xã hội.

Theo Luật Đất đai năm 2003: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất”.22Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp có chủ đầu tư có một số đặc trưng sau đây:

- Bồi thường là trách nhiệm của Nhà nước nhằm bù đắp về quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Trách nhiệm này được quy định trong luật đất đai.

22 Khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003

This document was created using Solid Converter

To remove this message, purchase the product at http://www.SolidDocuments.com/

- Bồi thường là hậu quả pháp lý trực tiếp do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Điều này có nghĩa là chỉ phát sinh sau khi có quyết định hành chính về thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Bồi thường được thực hiện trong mối quan hệ song phương giữa một bên là Nhà nước (chủ thể có hành vi thu hồi) với bên kia là người chịu tổn thất về quyền và lợi ích hợp pháp do hành vi gây thiệt hại do Nhà nước gây ra.

- Căn cứ xác định bồi thường là diện tích đất thực tế bị thu hồi, thiệt hại thực tế về tài sản, cây cối, hoa màu trên đất và khung giá đất do Nhà nước quy định tại thời điểm thu hồi đất.

- Người sử dụng đất khi bị Nhà nước thu hồi đất muốn được bồi thường về đất phải thõa mãn các điều kiện do pháp luật đất đai quy định.

- Người bị Nhà nước thu hồi đất không chỉ bồi thường về đất mà còn được bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất và được hưởng các chính sách hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước nhằm ổn định nhanh chóng đời sống và sản xuất.

Bên cạnh thuật ngữ bồi thường, trong các văn bản pháp luật hiện hành còn đề cập đến khái niệm hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp có chủ đầu tư. Hỗ trợ, tái định cư thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước và biểu hiện bản chất “của dân, do dân và vì dân” của Nhà nước ta nhằm hỗ trợ, chia sẽ khó khăn với người bị thu hồi đất và giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Theo Luật đất đai năm 2003: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới”.23

Còn đối với khái niệm tái định cư thì Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành lại không đề cập cụ thể về khái niệm này. Nói cách khác, pháp luật đất đai hiện hành chỉ nhắc đến thuật ngữ tái định cư mà không giải thích cụ thể nội hàm của khái niệm “tái định cư” là gì? Thậm chí trong các cuốn từ điển tiếng Việt và từ điển luật học, thuật ngữ này cũng chưa được định nghĩa. Theo Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thì tái định cư được giải thích là: “Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định này mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:

- Bằng nhà.

- Bằng giao đất mới.

23 Khoản 7 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003

This document was created using Solid Converter

To remove this message, purchase the product at http://www.SolidDocuments.com/

- Bằng tiền để tự lo chỗ ở mới.”

Căn cứ vào quy định này và nội dung các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, chúng ta có thể hiểu: “Tái định cư là việc người sử dụng đất được bố trí nơi ở mới bằng một trong các hình thức: bồi thường bằng nhà ở mới hoặc bồi thường bằng giao đất ở hoặc bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới khi họ bị Nhà nước thu hồi đất ở và phải di chuyển chỗ ở”.24

24 Nguyễn Văn Phấn, Hoàn thiện chính sách bồi thường, Giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thị xã Bảo Lộc, Luận văn cao học

This document was created using Solid Converter

To remove this message, purchase the product at http://www.SolidDocuments.com/

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ CHỦ ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu những thuận lợi và khó khăn khi nhà nước thu hồi đất trong trường hợp có chủ đầu tư (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)