5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Về hoạch định sự phát triển của các Công ty Xây dựng trực thuộc Bộ
đa số vẫn chưa chủ động và thiếu năng lực về hoạch định chiến lược kinh doanh, về xây dựng và phát triển thương hiệu nên chưa xác định được lợi thế cạnh tranh, đầu tư dàn trải khi chưa có chiến lược.
-Năng lực cạnh tranh về giá của các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thấp chủ yếu do:
Nhiều công trình vẫn áp dụng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức lao động lạc hậu.
Quản lý giá và nguyên vật liệu thiếu chặt chẽ dẫn đến chi phí sản xuất cao. Một số máy móc thiết bị có tính đặc thù trong xây dựng Nông nghiệp nên khả năng khai thác thấp, dẫn đến khấu hao trên đơn vị sản phẩm cao
Tổ chức bộ máy quản lý cồng kềnh, chi phí quản lý cao, sử dụng lãng phí điện nước, xăng xe
Quản lý, sử dụng vốn, nhất là vốn vay chưa hiệu quả
- Hoạt động kiểm tra, giám sát công trình ở một số công ty xây dựng thuộc Bộ chưa chặt chẽ, việc áp dụng hệ thống ISO về quản lý chất lượng chưa thống nhất, quản lý chất lượng còn yếu.
3.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
3.2.1. Về hoạch định sự phát triển của các Công ty Xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bắt đầu từ những năm 2000 và đặc biệt từ 2006 đến nay, sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chủ trương
đổi mới hoạch định phát triển các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp. Theo tinh thần đó, Bộ đã cho phép và yêu cầu các công ty xây dựng thuộc Bộ được quyền tự chủ trong lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, tự xây dựng kế hoạch SXKD gắn với thị trường, nhưng phải đăng ký mặt hàng kinh doanh với cơ quan ĐKKD, sau đó kế hoạch sẽ do cơ quan cấp trên quyết định và trực tiếp giao cho DN thực hiện theo phân cấp kế hoạch cho nhóm sản phẩm phục vụ Nông nghiệp như sau:
-Các Công ty trực thuộc Bộ do Bộ trực tiếp giao kế hoạch sản xuất kinh doanh -Các Công ty trực thuộc Sở NN&PTNT, Cục… thì sẽ do các cơ quan đó giao kế hoạch SXKD.
Đối với kế hoạch cho nhóm sản phẩm và dịch vụ nhằm mục tiêu lợi nhuận thì các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được tự xây dựng và quyết định căn cứ theo nhu cầu thị trường và năng lực của DN. Khắc phục được tình trạng gò ép DN SXKD theo lệnh từ trên, mua bán sản phẩm vật tư theo địa chỉ chỉ định.
Mở rộng quyền tự chủ của các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong công tác kế hoạch thể hiện rõ ở việc đổi mới đầu vào, đầu ra và quy trình lập kế hoạch. Cụ thể:
- Đổi mới đầu vào: Đó là chế độ cấp phát vốn và vật tư. Theo đó, nguyên tắc là nhà nước chỉ cấp vốn theo nhiệm vụ kế hoạch giao cho các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để các công ty này trực tiếp quản lý, sử dụng. Như vậy các công ty này có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nhưng nhà nước với tư cách là người chủ sở hữu vốn có quyền quyết định đối với phần vốn của mình. Ngoài vốn lưu động được cấp, các công ty có quyền chủ động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để SXKD như trích từ lợi nhuận để lại hoặc huy động vốn vay. Về vật tư: Xóa bỏ chế độ cấp phát vật tư thay thế bằng chế độ mua bán vật tư và sản phẩm theo Hợp đồng kinh tế.
- Đổi mới đầu ra: Đó là việc tiêu thụ sản phẩm, công trình xây dựng: Hiện nay sản phẩm/dịch vụ công phục vụ Nông nghiệp do nhà nước chỉ định hoặc thông
qua đấu thầu. Đối với các sản phẩm kinh doanh thì công ty phải tự tìm thị trường hoặc khách hàng để bán sản phẩm (ví dụ: căn hộ chung cư…). Về giá cả sản phẩm, trước đây các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn không cần quan tâm đến giá vì đã được Nhà nước bao cấp qua giá, hiện nay giá sản phẩm do DN tự quyết định căn cứu vào biến động cung cầu trên thị trường và chi phí sản xuất của DN.