5. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Tiêu chí đánh giá Quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng thuộc
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
a. Mục đích đánh giá
Đánh giá hoạt động QLNN là một nội dung rất quan trọng cần được tiến hành một cách thường xuyên và có cơ sở khoa học, nhằm trả lời các câu hỏi như: Có phải chúng ta đang làm đúng hay không? Chúng ta đang làm những điều gì đúng? Chúng ta có thể học được gì từ những bài học kinh nghiệm?
Đánh giá việc thực hiện và kết quả thực hiện của quá trình QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT là một trong những điều kiện tiên quyết để hoàn thiện, đổi mới QLNN đối với hệ thống các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT, bởi vì chúng ta không thể hoàn thiện những gì chúng ta không xác định được, hoặc chúng ta không thể quản lý được cái mà chúng ta không thể xác định được. Đánh giá giúp nâng cao năng lực của bộ máy QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT, làm cho sự can thiệp của bộ máy quản lý trở lên hiệu quả hơn. Mục tiêu đánh giá QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT nhằm làm rõ các vấn đề sau:
- Xác định những điều phù hợp và không phù hợp, những sai lệch trong quá trình quản lý;
- Điều chỉnh những sai lệch nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đề ra đối với các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT;
- Nêu nên những bài học, đề xuất giải pháp hoặc kiến nghị nhằm hoàn thiện hoặc đỏi mới đối với các yếu tố (mục tiêu, nguồn lực, công cụ…) và các nội dung quản lý không còn phù hợp.
b. Các tiêu chí đánh giá cơ bản đánh giá QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT.
Để đánh giá QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT, luận văn áp dụng mô hình các tiêu chí đánh giá QLNN được Ngân hàng Phát triển Châu Á đề ra và nhiều nước trên thế giới đang sử dụng 1 . Từ đó, luận văn xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT như sau:
Tính hiệu lực: Một cách chung nhất, hiệu lực QLNN thể hiện khả năng tác
động của Nhà nước đến các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT và sự chấp hành của các công ty này với tư cách là đối tượng quản lý. Theo nghĩa rộng, hiệu lực QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT thể hiện ở việc: (i) Nhà nước mà trực tiếp là Bộ NN&PTNT xác định đúng mục đích, mục tiêu quản lý các NN&PTNT và thực hiện được các mục đích, mục tiêu đó; (ii) Các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT thực hiện nghiêm túc kế hoạch, chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với DN. Theo nghĩa hẹp, hiệu lực QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT thường được đánh giá bằng cách so sánh kết quả thực tế QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT đã đạt được với mục tiêu quản lý đã đề ra.
Tính hiệu quả: Hiệu quả QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ
NN&PTNT được đánh giá bằng cách so sánh kết quả thực tế mà QLNN đối với các DN đã đạt được với chi phsi đã bỏ ra để có kết quả đó. Hiệu quả QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT là cao khi hoạt động QLNN hoàn thành các mục tiêu quản lý đề ra với chi phí thấp nhất; hoặc QLNN đạt được kết quả cao nhất với chi phí nhất định về các nguồn lực. Vì hiệu quả của QLNN khó có thể đo lường trực tiếp và định lượng được, nên hiệu quả QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ
NN&PTNT có thể được đánh giá một cách gián tiếp thông qua hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Một điểm cần lưu ý khi đánh giá hiệu quả QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT, là các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT còn phải thực hiện nhiệm vụ phục vụ ngành Nông nghiệp. Do vậy, hiệu quả của QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT phải tính đến việc hoàn thành nhiệm vụ của Ngành.
Tính phù hợp: của QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT thể
hiện: (i) Mục tiêu QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT có phục vụ cho mục tiêu cao hơn không? Tức là có góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế, xã hội và phát triển bền vững hay không?; (2) Mục tiêu QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT có phù hợp với quan điểm, chiến lược và chính sách phát triển Kinh tế - Xã hội của Nhà nước hay không?
Tính bền vững của QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT thể
hiện: (i) Những ảnh hưởng tích cực của QLNN mang lại cho DN là ổn định, dài lâu, (ii) Đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các chủ thể DN. Nghĩa là trong điều kiện như nhau, các DN có được đối xử như nhau hay không? (Ví dụ vay vốn; ưu đãi thuế; sử dụng đất đai và tài sản; nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ xã hội…)? Có đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể có liên quan? Có dẫn đến tình trạng chênh lệch, bất bình đẳng trong phát triển không?
Đánh giá theo những tiêu chí nêu trên không dễ dàng vì trên thực tế không phải mọi ảnh hưởng đều có thể lượng hóa hay tiền tệ hóa để đo lường được. Song một kết quả đánh giá chính xác sẽ là một thông tin hữu ích cho cơ quan QLNN đối với các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT trong quá trình quản lý, cũng như cho chính hoạt động của các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến QLNN đối với các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ sở kinh tế của Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, có chức năng sản xuất và cung ứng sản phẩm/ dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng phục vụ trong và ngoài ngành Nông nghiệp. Với chức năng này, các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn góp phần xây dựng ngành Nông nghiệp phát triển từng bước hiện đại, xây dựng nền kinh tế vững chắc.
- Các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngoài nhiệm vụ phục vụ sự phát triển của ngành Nông nghiệp, còn trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ thị trường, đáp ứng nhu cầu xây dựng của xã hội, đóng góp vào ngân sách nhà nước, tham gia xuất khẩu, từng bước mở rộng thị trường.
- Các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là nơi tạo việc làm cho xã hội, góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, giúp người lao động có thu nhập và cuộc sống ổn định.
- Các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa là một công cụ quản lý của nhà nước, vừa là một bộ máy làm nhiệm vụ kinh tế của ngành Nông nghiệp, góp phần làm cho kinh tế nhà nước giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo duy trì và phát triển sức mạnh vững chắc cho quân đội.
1.3.1. Đặc điểm của các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nông thôn
1.3.1.1. Về sản phẩm
Các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, có nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm/dịch vụ công phục vụ ngành xây dựng Nông nghiệp theo hợp đồng cung ứng sản phẩm. Mặc dù có thể không mang lại hiệu quả kinh tế cho DN nhưng do tầm quan trọng của các sản phẩm đó đối với ngành Nông nghiệp nên DN được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ định và giao chỉ tiêu kế hoạch sản lượng cung ứng hàng năm, không phải đấy thầu, không phải cạnh tranh để tiêu thụ ản phẩm, được duyệt giá theo quy định và phần lớn đều được bù đắp chi phí. Các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn không thể từ chối sản xuất những sản phẩm công có liên quan chặt chẽ đến ngành Nông nghiệp mà Nhà nước đã chỉ định cho dù lợi nhuận không cao.
Bên cạnh đó, các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được thực hiện SXKD bổ sung nhằm hỗ trợ nhiệm vụ Nông nghiệp và phát huy công suất, hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước giao sau ki đã hoàn thành
việc sản xuất, cung ứng sản phẩm trực tiếp phục vụ ngành Nông nghiệp, hoặc thực hiện nhiệm vụ Nông nghiệp được giao. Các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh tất nhiên nhằm mục tiêu lợi nhuận và phải theo cơ chế cạnh tranh như các doanh nghiệp khác.
Việc cung cấp đồng thời hai loại sản phẩm như trên là điểm khác biệt của các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn so với DN khác. Nó vừa là lợi thế, vừa là khó khăn cho các công ty này. Lợi thế vì 2 nhiệm vụ đó bổ sung và kết hợp được với nhau, từ đó DN có thể tận dụng năng lực sản xuất một cách hiệu quả hơn. Khó khăn ở chỗ, nhiệm vụ phục vụ Nông nghiệp xây dựng và nhiệm vụ kinh doanh chưa được tách bạch rõ ràng, khó có thể tính đúng, tính đủ các chi phí thi công, xây dựng sản phẩm.
1.3.1.2. Về sở hữu
Các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thuộc sở hữu nhà nước với các hình thức:
- DN 100% vốn nhà nước: Danh mục DN thuộc diện này do Thủ tướng chính phủ quyết định hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quyết định trong từng thời kỳ.
- Công ty CP được hình thành do chuyển đổi những DN mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn điều lệ sang loại hình DN có nhiều chủ sở hữu, trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối.
Phần vốn sở hữu nhà nước là phần vốn góp được đầu tư từ nguồn NSNN và nguốn vốn khác của Nhà nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với công ty cổ phần do mình quyết định thành lập và được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện quyền chủ sở hữu vốn nhà nước tại các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo các nguyên tắc:
Thực hiện quyền CSH vốn với vai trò là người đầu tư vốn Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước
Tách biệt chức năng thực hiện các quyền CSH với chức năng QLNN Tách biệt thực hiện quyền CSH với quyền chủ động kinh doanh của DN.
1.3.1.3. Về quy luật pháp luật chi phối
Các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu tác động của hệ thống quy luật kinh tế thị trường.
1.3.1.4. Về tài chính
Vốn và tài sản mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp cho các công ty xây dựng trước hết là để thực hiện nhiệm vụ xây dựng phục vụ Nông nghiệp nên bao giờ cũng được ưu tiên và DN có thể tận dụng các nguồn đó để kinh doanh. Tuy nhiên, một khi còn dựa dẫm vào vốn nhà nước sẽ khiến DN không chủ động huy động vốn từ các nguồn khác. Vốn và tài sản nhà nước giao cho các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải được quản lý theo pháp luật về kinh tế bởi chúng cũng được sử dụng để kinh doanh, đồng thời cũng được quản lý theo pháp luật về xây dựng.
1.3.1.5. Sự chi phối và hỗ trợ của nhà nước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là đại diện chủ sở hữu của các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Với vai trò đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ phải thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ.
Đối với các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mà Nhà nước sở hữu 100% vốn, các quyền đó bao gồm:
Quyết định thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể DN Quyết định mức vốn điều lệ ban đầu và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển, các kế hoạch trung và dài hạn của doanh nghiệp
Quyết định quy chế, tài chính của doanh nghiệp Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý DN
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ chốt của các công ty xây dựng trực thuộc Bộ
Đối với các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là công ty Cổ phần, mặc dù Nhà nước giữ cổ phần chi phối (trên 50%) tổng số
cổ phần nhưng quyền của Nhà nước với tư cách chủ sở hữu chỉ giới hạn trong khuôn khổ phần vốn góp. Chính phủ không tự mình thực hiện các quyền đó, mà ủy quyền cho Bộ Nông nghiệp và PTNT và phân cấp cho các Cục, HĐQT thực hiện quyền CSH của nhà nước phù hợp với loại hình các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
1.3.2.1. Xu thế phát triển chung của thế giới
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, tự do hóa thương mại đòi hỏi xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, thủ tục thương mại trở nên đơn giản và ngày càng thống nhất trên phạm vi toàn thế giới, làm tăng cơ hội cho các nước đang phát triển được tiếp cận các nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, mở rộng quan hệ giao thương và khả năng hội nhập vào thị trường thế giới. Lúc này, QLNN phải khai thông, phát triển quan hệ kinh tế quốc tế và tạo điều kiện thuẩn lợi để DN tận dụng được các cơ hội đó.
Quá trình hội nhập đòi hỏi VN phải đổi mới QLNN theo hướng ban hành các chính sách, quy định phù hợp với cam kết quốc tế; Bộ NN&PTNT phải hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các các công ty xây dựng thuộc Bộ NN&PTNT mở rộng thị trường, liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế, đồng thời, theo dõi, kiểm soát quá trình hội nhập để kịp thời ngăn chặn những tiêu cực và bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, Quốc phòng.
Thứ hai, sự liên kết giữa thị trường trong nước với thị trường thế giới thành một thị trường thống nhất buộc mọi nền kinh tế phải mở cửa thị trường. Nhiệm vụ này trước hết thuộc về vai trò của Nhà nước, đòi hỏi Nhà nước phải cải cách hành chính nhằm tạo ra một môi trường thể chế tốt với các thủ tục hành chính minh bạch, đơn giản, thuận lợi cho DN.
Thứ ba, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế còn làm tăng mức độ gay gắt của cạnh tranh, đòi hỏi Nhà nước phải xác định lợi thế so sánh của mình trong chuỗi phân công lao động quốc tế và hỗ trợ DN nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì VN là
thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, các đối tác sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ và có những đòi hỏi mạnh mẽ để Nhà nước phải thực hiện theo đúng những tiêu chí của WTO.
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
Theo Ban Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, tổng số doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hoá từ năm 1992 đến nay đã đạt gần 4.000, bình quân 1 năm được 181,5 doanh nghiệp. Nhìn tổng quát với mức bình quân này, số doanh nghiệp được cổ phần hóa không phải là ít. Số doanh nghiệp Nhà nước đã giảm từ trên 10.000 thời kỳ trước đổi mới, đến đầu năm 2012 chỉ còn 3.265 doanh nghiệp, trong đó,