Các câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Trang 45)

5. Kết cấu của luận văn

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Các câu hỏi đặt ra mà đề tài tập trung giải quyết:

Hoạt động của các công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dưới tác động của Quản lý nhà nước như thế nào?

Thực trạng của Quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn như thế nào?

Những giải pháp nào có thể đề xuất để hoàn thiện QLNN đối với các công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài được thực hiện với những nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp.

Về cơ sở dữ liệu và số liệu thứ cấp:

Cơ sở dữ liệu và số liệu thứ cấp được thu thập và tổng hợp từ báo cáo hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan chức năng của Bộ, các cơ quan QLNN có liên quan, báo cáo hàng năm của các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các thông tin trên website.

Về số liệu sơ cấp:

Được tổng hợp từ phỏng vấn ý kiến của các cán bộ nhà nước làm công việc QLNN đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các cán bộ quản lý tại các công ty này và các chuyên gia độc lập. Bao gồm:

Phỏng vấn trực tiếp cá nhân: Là phỏng vấn những cán bộ làm công tác quản lý tại Bộ NN&PTNT, các công ty xây dựng trực thuộc Bộ và những cán bộ phụ trách Thuế, hoặc các cán bộ chuyên trách của các đơn vị QLNN liên quan. Tùy vào đặc thù của đối tượng phỏng vấn mà có những câu hỏi phỏng vấn phù hợp.

2.2.2. Phương pháp phân tích định tính – Phân tích dữ liệu

Các phương pháp định tính chủ yếu được sử dụng trong luận văn là nghiên cứu tổng hợp, so sánh và phân tích hệ thống nhằm để mô tả, phân tích, so sánh và giải thích các hiện tượng đang được nghiên cứu.

Áp dụng các phương pháp định tính sẽ có cái nhìn tổng hợp về công tác quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua đó xác định được rõ hơn vai trò và tác động của công tác QLNN, cũng như xác định được những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của công tác QLNN đối với các công ty xây dựng này.

Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp sẽ được sử dụng trong phân tích ở hầu hết các chương, đặc biệt từ chương 1 đến chương 3.

2.2.3. Các phương pháp khác

2.2.3.1. Phương pháp suy luận logic

Phương pháp này chủ yếu dựa trên những dữ liệu, những phân tích, nhận định sau đó đưa ra những đánh giá và những biện pháp xử lý.

2.2.3.2. Phương pháp phân tích thống kê

Là hệ thống các phương pháp để thu thập, mô tả và trình bày số liệu trong những điều kiện thời gian cụ thể để minh chứng cho kết quả, nhận định, đánh giá đưa ra trong quá trình phân tích. Dựa trên ý nghĩa của các con số thống kê, nghiên cứu sẽ nhận định, đánh giá hiệu quả của hoạt động QLNN đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Phương pháp này được sử dụng nhiều trong chương 3 – Phân tích ”Thực trạng”. Phương pháp phân tích thống kê sẽ rất đáng tin cậy bởi nó chỉ ra những bằng chứng bằng các con số cụ thể được điều tra khảo sát tại Công ty.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ tiêu về hoạch định chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển

Là việc xác định sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT dựa trên sự phân tích cơ hội và thách thức từ môi trường, phân tích tiềm năng, lợi thế về kinh tế và Nông nghiệp của quốc gia, ngành kinh tế, vùng lãnh thổ, địa phương. Việc xây dựng chiến lược,

quy hoạch, kế hoạch phát triển các công ty XD thuộc Bộ NN&PTNT phải thỏa mãn các yêu cầu về chính trị, kinh tế, an ninh, phát triển nông nghiệp của đất nước.

Chỉ tiêu về chính sách, quy định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Các công ty xây dựng trực thuộc Bộ NN&PTNT chịu tác động bởi các chính sách, quy định của Nhà nước. Việc ban hành các chính sách có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tạo lập môi trường và điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp. Nhà nước, Bộ NN&PTNT và các Bộ, Ngành liên quan ban hành các loại chính sách sau:

Chính sách và quy định về sản phẩm dịch vụ Chính sách và quy định về tài chính

Chính sách tín dụng Chính sách đầu tư

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy

Vai trò của Nhà nước là không áp đặt các chủ sở hữu phải khuôn cứng vào một loại hình doanh nghiệp cố định, mà là tạo ra khung khổ pháp lý và điều kiện áp dụng mỗi loại hình để các chủ sở hữu lựa chọn thích ứng với điều kiện và mong muốn của họ. Các loại hình doanh nghiệp của các công ty xây dựng trực thuộc Bộ NN&PTNT bao gồm Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty Cổ phần...

Chỉ tiêu về hoàn thiện quản lý vốn và tài sản nhà nƣớc

DNNN nói chung, trong đó có các công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được nhà nước cấp vốn và tài sản, do vậy Nhà nước phải quản lý chặt chẽ phần vốn và tài sản đó, bao gồm quản lý vốn và tài sản đầu tư tại DN trong toàn bộ quá trình huy động, phân bổ và sử dụng chúng.

Chỉ tiêu về kiểm soát hoạt động

Mục đích của hoạt động này nhằm bảo đảm để các công ty xây dựng thuộc Bộ NN&PTNT hoạt động đúng pháp luật, đúng định hướng, bảo vệ lợi ích hợp pháp và hợp lý cho cả DN và xã hội, bảo đảm hiệu quả KT-XH. Thông qua hoạt động kiểm soát, các cơ quan QLNN có thể kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm PL của các công ty xây dựng thuộc Bộ NN&PTNT, cũng như của các cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật và Bộ NN&PTNT.

Chƣơng 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG TRỰC THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3.1. Khái quát về năng lực các công ty Xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Bộ đã ban hành Quyết định số 916/QĐ-BNN-QLDN ngày 05/04/2014 về kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 của Chính phủ, các công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hầu hết đã được cổ phần hóa hoặc đang trong giai đoạn xin phép ý kiến phê duyệt của Thủ tướng về Cổ phần hóa. Theo đó, trong năm 2014 đã có 02 doanh nghiệp lớn của Bộ được Cổ phần hóa là Tổng Công ty Cơ điện Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng Công ty xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn luôn đồng hành cùng quân đội và đất nước chiến đấu cũng như xây dựng kinh tế, trở thành một lực lượng quan trọng trong cộng đồng các Doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Đến nay, phần lớn các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã vượt qua những khó khăn trong thời kỳ đầu chuyển đổi theo cơ chế thị trường và từng bước tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.1. Năng lực thực hiện sứ mệnh

Hầu hết các các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đều chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, thực hiện kinh doanh theo quy định của pháp luật và của Bộ. Mặc dù trong điều kiện có nhiều khó khan, phải thực hiện nhiệm vụ phục vụ ngành Nông nghiệp và nhiệm vụ kinh tế trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có

những đóng góp đáng kể trong việc ổn định chính trị xã hội, tạo được nhiều việc làm cho người lao động và giúp xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đóng góp quỹ đền ơn, đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, giúp đồng bào ở các tỉnh bị thiên tai khắc phục hậu quả.

Có thể nói, xét về năng lực thực hiện sứ mệnh, các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã kết hợp tốt kinh tế với Nông nghiệp, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị phục vụ ngành Nông nghiệp, vừa nâng cao hiệu quả SXKD, góp phần ổn định và phát triển Kinh tế - Xã hội, phân bổ lại cơ cấu kinh tế và dân cư.

3.1.2. Năng lực cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ của các công ty trên thị trường

Năng lực cạnh tranh sản phẩm của các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được đánh giá qua các tiêu chí chủ yếu như: thị trường, thị phần; cơ cấu và chất lượng sản phẩm, dịch vụ; giá cả; hệ thống phân phối và hoạt động XTTM.

(1) Thị trường, thị phần

Mở rộng được thị trường, tăng thị phần, xây dựng được thương hiệu sản phẩm trên thị trường, được coi là những yếu tố thể hiện tập trung nhất năng lực cạnh tranh.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tăng rất nhanh trong giai đoạn 2006-2010, cao nhất là năm 2007 đạt 320,2 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, giai đoạn 2010 đến nay, chứng kiến sự suy thoái về kinh tế, sự đóng bang về lĩnh vực xây dựng, bất động sản, doanh thu của các công ty này đã sụt giảm đáng kể. Rất nhiều các công trình xây dựng được thi công cầm chừng, thậm chí ngừng thi công. Nguồn tài chính không đủ để thực hiện, giải ngân, các công ty hầu hết đều nằm trong tình trạng khó khăn.

Đối với hoạt động xây dựng trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hầu hết thị phần đều thuộc về các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tuy nhiên, ra bên ngoài sân chơi rộng hơn, các công ty này vẫn còn một số hạn chế để chiếm lĩnh thị trường. Đó là về năng lực sản xuất, trình độ công nghệ và nguồn nhân lực.

Từ 2006, Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra thị trường rộng lớn, sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp, đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn thách thức cho các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với đòi hỏi ngày càng cao hơn về năng lực sản xuất, trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, thị trường và thị phần của các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có những bước tiến đáng kể. Phần lớn các công ty này bắt nhịp được với tốc độ tăng trưởng của hệ thống DN nói chung. Có thể kể đến các doanh nghiệp năng động, sáng tạo để chiếm lĩnh thị trường trong nước và nước ngoài như Công ty Cơ điện, Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

(2) Cơ cấu và chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Sản phẩm của công trình xây dựng là yếu tố then chốt tạo ra năng lực cạnh tranh của DN, song nếu so với yêu cầu của thị trường thì các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn hạn chế về cơ cấu cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Cơ cấu sản phẩm, dịch vụ của các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được phát triển nhanh chóng và đa dạng. Từ chỗ chủ yếu thi công các công trình xây dựng phục vụ ngành Nông nghiệp, đến nay các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thi công hầu hết các mặt hàng của ngành Xây dựng. Trong quá trình sắp xếp lại các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số DN giảm và theo đó, cơ cấu sản phẩm xây dựng nông nghiệp cũng giảm dần, song cơ cấu sản phẩm kinh tế thì tăng lên.

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ xây dựng của các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ. Nhiều công trình xây dựng đã có chỗ đứng và khẳng định thương hiệu trên thị trường như các công trình thủy lợi, thủy điện…

(3) Giá cả

Giá có vị trí đặc biệt quan trọng trong cạnh tranh giữa các DN, nhất là những doanh nghiệp xây dựng. Trong điều kiện mức thu nhập của người dân cũng như ngân sách dành cho xây dựng nông nghiệp còn thấp thì cạnh tranh bằng giá là cạnh

tranh phổ biến nhất của các DN VN nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Song hiện nay, giá cả của các công trình xây dựng của các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra còn ở mức cao hơn so với mặt bằng trên thị trường mặc dù chất lượng công trình không cao hơn, làm hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

(4) Phân phối và xúc tiến thương mại

Với đặc thù của ngành Xây dựng nói chung và ngành Xây dựng trong lĩnh vực Nông nghiệp nói riêng, hệ thống phân phối và xúc tiến thương mại không phải vấn đề then chốt đối với các công ty, bởi thực tế, nơi nào có công trình là nơi ấy có mặt các công ty xây dựng.

3.1.3. Năng lực tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Năng lực tài chính và kết quả SXKD của các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong giai đoạn 2010-2014 có 1 số biến đổi. Cụ thể:

Quy mô và cơ cấu Vốn:

Hầu hết các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đều có quy mô vốn nhỏ và ở trong tình trạng thiếu vốn:

Bảng 3.1: Quy mô và tỷ trọng Vốn vay/Vốn nhà nƣớc của các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

ĐVT: Triệu đồng Vốn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Vốn nhà nước 2,370,996 1,870,067 1,567,035 2,500,667 2,934,776 Vốn vay 1,236,089 1,546,752 1,456,344 2,344,668 2,600,744 Tổng vốn 3,607,085 3,416,819 3,113,379 4,845,335 5,535,520 Vốn nhà nước/ Tổng Vốn (%) 65.73% 54,7% 50.3% 51.6% 53% Vốn vay/Vốn nhà nước (%) 52.1% 82.7% 92.9% 93.8% 88.6%

Về vốn nhà nước: Trong gia đoạn 2010-2014, vốn nhà nước trong các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có xu hướng tăng, giảm không ổn định. Lí do là trong thời gian này, Nhà nước và Bộ đang tiến hành cổ phần hóa các công ty xây dựng thuộc Bộ, đồng thời đây cũng là thời điểm khó khăn trong lĩnh vực xây dựng.

Về vốn vay: Hiện nay kênh huy động vốn chủ yếu của các Công ty xây dựng

thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác. Qua bảng 2-1 cho thấy vốn vay hầu như tăng lên về số tuyệt đối, tỷ lệ vốn vay/vốn nhà nước tăng qua các năm từ 2010-2013, cho thấy khả năng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)