5. Kết cấu của luận văn
3.1.6. Đánh giá thực trạng năng lực và hoạt động của các công ty xây dựng trực
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Qua nghiên cứu thực trạng, luận văn có 1 số nhận xét sau về năng lực của các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
Điểm mạnh:
-Cơ cấu sản phẩm của các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tăng nhanh.
-Việc sử dụng vốn có cải thiện, tình hình tài chính ngày càng tiến bộ. Khả năng huy động vốn của DN sau CPH tốt hơn. Hoạt động SXKD đã đạt được những
-Tận dụng được hạ tầng, kỹ thuật và thế mạnh của ngành Nông nghiệp. -Trình độ nguồn nhân lực ngày càng nâng cao.
Điểm yếu:
-Một số công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vẫn còn dựa vào cơ chế bao cấp của Nhà nước, nhất là về vốn và bao tiêu công trình xây dựng. Không bị sức ép bởi cạnh tranh, DN không tích cực cải tiến quy trình làm việc, nâng cao hiệu quả SXKD.
-Các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đa số vẫn chưa chủ động và thiếu năng lực về hoạch định chiến lược kinh doanh, về xây dựng và phát triển thương hiệu nên chưa xác định được lợi thế cạnh tranh, đầu tư dàn trải khi chưa có chiến lược.
-Năng lực cạnh tranh về giá của các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thấp chủ yếu do:
Nhiều công trình vẫn áp dụng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức lao động lạc hậu.
Quản lý giá và nguyên vật liệu thiếu chặt chẽ dẫn đến chi phí sản xuất cao. Một số máy móc thiết bị có tính đặc thù trong xây dựng Nông nghiệp nên khả năng khai thác thấp, dẫn đến khấu hao trên đơn vị sản phẩm cao
Tổ chức bộ máy quản lý cồng kềnh, chi phí quản lý cao, sử dụng lãng phí điện nước, xăng xe
Quản lý, sử dụng vốn, nhất là vốn vay chưa hiệu quả
- Hoạt động kiểm tra, giám sát công trình ở một số công ty xây dựng thuộc Bộ chưa chặt chẽ, việc áp dụng hệ thống ISO về quản lý chất lượng chưa thống nhất, quản lý chất lượng còn yếu.
3.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
3.2.1. Về hoạch định sự phát triển của các Công ty Xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bắt đầu từ những năm 2000 và đặc biệt từ 2006 đến nay, sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chủ trương
đổi mới hoạch định phát triển các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp. Theo tinh thần đó, Bộ đã cho phép và yêu cầu các công ty xây dựng thuộc Bộ được quyền tự chủ trong lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, tự xây dựng kế hoạch SXKD gắn với thị trường, nhưng phải đăng ký mặt hàng kinh doanh với cơ quan ĐKKD, sau đó kế hoạch sẽ do cơ quan cấp trên quyết định và trực tiếp giao cho DN thực hiện theo phân cấp kế hoạch cho nhóm sản phẩm phục vụ Nông nghiệp như sau:
-Các Công ty trực thuộc Bộ do Bộ trực tiếp giao kế hoạch sản xuất kinh doanh -Các Công ty trực thuộc Sở NN&PTNT, Cục… thì sẽ do các cơ quan đó giao kế hoạch SXKD.
Đối với kế hoạch cho nhóm sản phẩm và dịch vụ nhằm mục tiêu lợi nhuận thì các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được tự xây dựng và quyết định căn cứ theo nhu cầu thị trường và năng lực của DN. Khắc phục được tình trạng gò ép DN SXKD theo lệnh từ trên, mua bán sản phẩm vật tư theo địa chỉ chỉ định.
Mở rộng quyền tự chủ của các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong công tác kế hoạch thể hiện rõ ở việc đổi mới đầu vào, đầu ra và quy trình lập kế hoạch. Cụ thể:
- Đổi mới đầu vào: Đó là chế độ cấp phát vốn và vật tư. Theo đó, nguyên tắc là nhà nước chỉ cấp vốn theo nhiệm vụ kế hoạch giao cho các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để các công ty này trực tiếp quản lý, sử dụng. Như vậy các công ty này có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nhưng nhà nước với tư cách là người chủ sở hữu vốn có quyền quyết định đối với phần vốn của mình. Ngoài vốn lưu động được cấp, các công ty có quyền chủ động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để SXKD như trích từ lợi nhuận để lại hoặc huy động vốn vay. Về vật tư: Xóa bỏ chế độ cấp phát vật tư thay thế bằng chế độ mua bán vật tư và sản phẩm theo Hợp đồng kinh tế.
- Đổi mới đầu ra: Đó là việc tiêu thụ sản phẩm, công trình xây dựng: Hiện nay sản phẩm/dịch vụ công phục vụ Nông nghiệp do nhà nước chỉ định hoặc thông
qua đấu thầu. Đối với các sản phẩm kinh doanh thì công ty phải tự tìm thị trường hoặc khách hàng để bán sản phẩm (ví dụ: căn hộ chung cư…). Về giá cả sản phẩm, trước đây các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn không cần quan tâm đến giá vì đã được Nhà nước bao cấp qua giá, hiện nay giá sản phẩm do DN tự quyết định căn cứu vào biến động cung cầu trên thị trường và chi phí sản xuất của DN.
3.2.2. Việc ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, quy định pháp luật đối với các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
3.2.2.1. Chính sách quy định về sản phẩm, dịch vụ của các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Đối với sản phẩm, dịch vụ phục vụ Nông nghiệp:
Nhà nước chỉ định Công ty xây dựng theo đơn đặt hàng của Bộ NN&PTNT (Về danh mục sản phẩm, số lượng cung cấp, giá cả…) Toàn bộ công trình đó sẽ được nhà nước cung cấp đủ đầu vào, cấp phát đủ vốn để DN thi công. Sau đó, Nhà nước mua đầu ra theo giá quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo định mức, đơn giá của Nhà nước và Bộ NN&PTNT.
Đối với sản phẩm, dịch vụ kinh doanh:
Chính sách của Bộ NN&PTNT là để các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng phải cạnh tranh trên thị trường như các DN khác. Nhưng để giúp các công ty này nâng cao được năng lực cạnh tranh về công trình, sản phẩm cung ứng, Bộ khuyến khích các công ty tự lựa chọn và thiết kế sản phẩm là các công trình trên cơ sở nhu cầu thị trường và năng lực của công ty.
Trên thực tế, sau nhiều năm các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng cho đến nay Bộ chưa tổ chức đấu thầu rộng rãi cho cách sản phẩm, dịch vụ, công trình xây dựng. Trong lĩnh vực xây dựng, khả năng đấu thầu và trúng thầu của các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yếu hơn so với các DN ngoài ngành. Trong khi các DN xây dựng ngoài ngành này chủ động liên kết, liên doanh với các DN khác để làm những công trình lớn đòi hỏi kỹ thuật cao hoặc kết hợp đầu tư kinh doanh hạ tầng thì các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn không dám nhận thầu xây dựng một cách rộng rãi, chỉ chủ yếu dựa vào vốn nhà nước giao để nhận thầu.
3.2.2.2. Chính sách quy định về tài chính tín dụng
Một số hỗ trợ về tài chính - tín dụng đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Trong quá trình hoạt động, ngoài những quy định chung về tài chính nhằm khuyến khích và hỗ trợ các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo quy định của pháp luật, các công ty được nhà nước cho phép:
Miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất đối với diện tích đất cần thiết được sử dụng trong thời gian trực tiếp phục vụ nhiệm vụ Nông nghiệp; được miễn tiền thuế GTGT đối với một số sản phẩm phục vụ Nông nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
Được hạch toán một số khoản chi phí đặc thù vào giá thành sản phẩm, dịch vụ phục vụ Nông nghiệp…
Chính sách vốn:
Cũng như các doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của nhà nước, chính sách vốn đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về cơ bản không khác biệt. Đó là, nhà nước chỉ cấp một lần đầu tài sản cố định và vốn lưu động tương đương với nhiệm vụ của DN và giao cho DN trực tiếp quản lý, sử dụng. Tiền trích khấu hao tài sản cố định, DN không phải nộp cho Nhà nước (trừ một số công trình kinh tế có đầu tư xây dựng cơ bản lớn mới đưa vào hoạt động, thì Nhà nước huy động một phần vốn khấu hao vào NSNN). Việc giao quyền sử dụng vốn được thực hiện trên cơ sở gắn quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ngoài vốn lưu động được cấp, DN được chủ động vốn từ nhiều nguồn khác như trích từ lợi nhuận để lại DN hoặc đi vay vốn trong nước và nước ngoài.
Điểm đổi mới so với trước đây trong chính sách vốn đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được huy động thêm vốn xã hội để khắc phục khó khăn về vốn. Gần đây, nhà nước cho phép một số công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được phát hành cổ
Đối với những sản phẩm phục vụ Nông nghiệp, Bộ thường ứng trước vốn cho các DN để thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, các sản phẩm và dịch vụ của các DN phục vụ cho nhiệm vụ Nông nghiệp cũng thường được nhà nước hỗ trợ về giá. Đây cũng là một hỗ trợ về chính sách vốn cho các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Như vậy, chính sách, quy định về vốn đã có nhiều đổi mới theo hướng cởi mở ngay cả đối với sản xuất ngoài nhiệm vụ Nông nghiệp, Nông thôn tạo điều kiện để các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huy động vốn mở rộng SXKD. Tuy nhiên, chính sách, quy định về vốn vẫn cần tiếp tục hoàn thiện để khắc phục tình trạng thiếu vốn hiện nay và nâng cao hơn nữa tính chủ động, trách nhiệm của DN trong hoạt động kinh doanh.
Chính sách Thuế:
Để phù hợp với đặc thù vừa thực hiện nhiệm vụ PTNT, vừa SXKD, Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT đã hướng dẫn cụ thể chính sách Thuế đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn như sau:
- Các loại Thuế: Các công ty phải có nghĩa vụ nộp đúng và đủ các loại thuế như thuế doanh thu, thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập DN, phí, lệ phí…
Chính sách tín dụng
Nhằm đủ vốn đáp ứng yêu cầu SXKD, Nhà nước cho phép các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có thể vay tín dụng từ các ngân hàng và các tổ chức khác với lãi suất thỏa thuận trên cơ sở lãi suất cơ bản do Ngân hàng TW quy định và tình hình thị trương. Các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có thể mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng mà công ty cho là đảm bảo và thuận lợi nhất với mình.
Một điểm yếu trong thực thi chính sách tín dụng hiện nay là Nhà nước chưa có cơ chế thẩm định, giám sát, kiểm tra thật chặt chẽ để quản lý vay tín dụng. Do đó, một số công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dựa vào uy tín của ngành Nông nghiệp để vay tiền của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong đó, một số thì sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích,
một số đang ở trong tình trạng nợ xấu, hoặc vay nợ lớn không có khả năng chi trả nhưng cơ quan quản lý cấp trên không có thông tin về tình hình của DN để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Nhiều nhà Quản lý cho rằng, chính sách, quy định của Nhà nước về tín dụng chưa phù hợp, đặc biệt cơ chế cho vay với mục đích tạo điều kiện cho DN hoạt động, song do việc kiểm soát cho vay chưa chặt chễ, thiếu sự đánh giá chính xác và kịp thời, nên đã xảy ra tình trạng sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích và kém hiệu quả.
Chính sách phân phối lợi nhuận:
- Đối với Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nhà nước: Nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý, đảm bảo duy trì hoạt động ổn định của công ty sau khi chuyển đổi, Bộ Tài chính bán hành Thông tư số 138/2010/TT-BTC ngày 17/9/2010 hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận đối với công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm CSH. Theo đó, lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập DN và nộp thuế thu nhập DN, được phân phối như sau: Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có); Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước Thuế; Trích 10% vào quỹ dự phòng Tài chính, khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa; Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được Nhà nước quy định đối với công ty đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập; Số lợi nhuận còn lại được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn thuộc chủ sở hữu đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm. Việc phân phối lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu và vốn công ty tự huy động được quy định cụ thể tại Điều 3 và Điều 4 của Thông tư, trong đó đáng lưu ý phân phối vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo kết quả phân loại DN tối đa không quá 3 tháng lương tùy vào kết quả phân loại doanh nghiệp A, B, C và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HĐTV hoặc Chủ tịch công ty và Ban giám đốc được xác định theo quy định của pháp luật.
- Đối với Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là công ty CP, thì được áp dụng chính sách phân phối lợi nhuận theo quy định
tại khoản 8, điều 27 Nghị định số 09/2009/NĐ-CP. Theo đó, việc trích quỹ khen thưởng Ban quản lý điều hành công ty CP được quy định theo 3 TH: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ.
Trường hợp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được trích tối đa 5% lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động để lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty, mức trích một năm không quá 500 triệu đồng.
Trường hợp hoàn thành nhiệm vụ thì được trích tối đa 2.5% lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động để lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty, mức trích một năm không vượt quá 250 triệu đồng.