KHOẢN VAY CHƯƠNG TRÌNH 1 Quy định của Chính phủ

Một phần của tài liệu CẨM NANG HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN NGUỒN VỐN ODA DO ADB TÀI TRỢ TẠI VIỆT NAM (Trang 69 - 70)

C. KẾT THÚC VÀ ĐÓNG KHOẢN VAY DỰ ÁN 1 Ngày hoàn thành dự án

B. KHOẢN VAY CHƯƠNG TRÌNH 1 Quy định của Chính phủ

1. Quy định ca Chính ph

Hiện tại, Chính phủ không có quy định cụ thể về xác định, chuẩn bị, thực hiện và giám sát, đánh giá đối với khoản vay chương trình, trừ mẫu đề cương chi tiết dự án (PDO). Tuy nhiên nội dung của PDO cho khoản vay chương trình cũng tương tự như đối với một dự án thông thường.

Vì không có hợp phần đầu tư nên khoản vay chương trình không yêu cầu chuẩn bị FS. Tuy nhiên CQCQ dự án phải chuẩn bị khung chính sách mô tả nội dung cải cách chính sách mà Chính phủ phải thực hiện, các điều kiện cho giải ngân từng đợt; chuẩn bị “thư chính sách” và trình Chính phủ phê duyệt trong đó nêu tóm tắt mục tiêu và nội dung của chương trình.

2. Quy định ca ADB

Khoản vay chương trình nhằm hỗ trợ kinh phí cho Chính phủ trong cải cách chính sách. Thông thường khoản vay chương trình được giải ngân thành hai hoặc ba đợt. Tài liệu về khoản vay chương trình thường xác định các hành động chính sách mà Chính phủ dự kiến thực hiện trong thời hạn khoản vay. Một số điều kiện được gọi là “Điều kiện tài trợ”. Khi Chính phủ đáp ứng các điều kiện đó thì vốn của khoản vay sẽ được chuyển vào ngân sách của Chính phủ.

Các khoản vay chương trình được xác định trên cơ sở CSP để đạt được mục tiêu từ trung hạn đến dài hạn, mục tiêu đa ngành hoặc tiểu ngành. Trong quá trình chuẩn bị khoản vay ngành (Xem tài liệu OM, D11- Chuẩn bị đề xuất khoản vay) cần thực hiện các hành động sau:

(i) xác định khung chính sách hiện có hoặc dự kiến và lập kế hoạch phát triển thể chế để ADB có cơ sở xem xét hỗ trợ.

(ii) đánh giá các kế hoạch đầu tư công trong ngành và xác định vai trò của khu vực công và khu vực tư.

thời gian khoản vay. Những nhận thức đó được thể hiện qua Thư chính sách phát triển của Chính phủ gửi cho ADB.

Thư chính sách phải bao gồm các mục tiêu từ trung đến dài hạn của ngành, các giải pháp đã và sẽ thực hiện và các chỉ số được sử dụng để giám sát thực hiện chương trình. Dự thảo Thư chính sách phát triển được bao gồm trong quá trình chuẩn bị RRP. RRP của khoản vay chương trình đề cập các vấn đề sau:

(i) dự báo: đánh giá phạm vi tác động của các khiếm khuyết chính sách dẫn đến các vấn đề về chính sách cụ thể;

(ii) ma trận chính sách: lựa chọn các hành động chính sách để đưa vào ma trận chính sách dựa trên mức độ mà nó giải quyết vấn đề được phát hiện trong bước dự báo;

(iii) liên hệ với chiến lược ngành: đảm bảo rằng chương trình là thống nhất với Kế hoạch phát triển ngành của Chính phủ và của chính ADB;

(iv) phân giai đoạn: phân các hành động chính sách vào từng giai đoạn để đảm bảo các hành động chính sách được thực hiện theo trình tự thích hợp;

(v) chính sách: xây dựng thể chế tập trung vào chính sách, cung cấp các hỗ trợ để thúc đẩy năng lực thực thi chính sách;

(vi) kinh phí: xác định, tới mức độ có thể, chi phí của sự thay đổi chính sách; và (vii) chỉ số thực hiện: xác định các chỉ số theo dõi có thể sử dụng để đánh giá tác

động của chương trình.

Trong quá trình thẩm định khoản vay chương trình các vấn đề phải làm rõ là: mục tiêu, nội dung, điều kiện hiệu lực khoản vay, giai đoạn và điều kiện kết thúc giai đoạn, vốn đối ứng, thủ tục đấu thầu và giải ngân, các nội dung giám sát cơ bản và tất cả các vấn đề khác được nêu trong dự thảo RRP và biên bản cuộc họp MRM. Căn cứ vào mức độ phức tạp của các vấn đề mà ADB có thể cử nhiều hơn một đoàn thẩm định chương trình. Tất cả các khoản vay chương trình đều phải có cuộc hợp MRM lần thứ hai.

ADB và Chính phủ phải thống nhất được những vấn đề chủ yếu của Thư chính sách phát triển trước khi tiến hành đàm phán khoản vay chương trình.

Có những khó khăn nhất định trong việc sử dụng khoản vay chương trình để đáp ứng nhu cầu của Chính phủ. Khoản vay có thể được sử dụng để tài trợ cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá trong danh mục các mặt hàng thích hợp. Trong khoản vay chương trình, thủ tục đấu thầu cạnh tranh quốc tế của ADB không còn bị bắt buộc áp dụng nữa.

Một phần của tài liệu CẨM NANG HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN NGUỒN VỐN ODA DO ADB TÀI TRỢ TẠI VIỆT NAM (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)