Các chính sách bảo vệ môi trường và xã hộ

Một phần của tài liệu CẨM NANG HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN NGUỒN VỐN ODA DO ADB TÀI TRỢ TẠI VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

C. THỰC HIỆN HTKT 1 Quy định củ a Chính ph ủ

d. Các chính sách bảo vệ môi trường và xã hộ

Theo Quyết định số 48/2008/QĐ-TTg, Hướng dẫn chung về chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi dự án ODA, báo cáo nghiên cứu khả thi phải bao gồm phần phân tích tác động xã hội và môi trường của dự án. Chính phủ Việt Nam và ADB rất coi trọng vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư do những ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội. Thủ tục chi tiết xử lý những vấn đề này được nêu trong Điều 29 của Nghị định 131/2006/NĐ-CP, Nghị định số 197/2005/NĐ-CP và Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định về việc giải phóng mặt bằng, bồi thường và tái định cư.

Vấn đề thói quen sống của các dân tộc thiểu số có thể bị ảnh hưởng bởi các dự án phát triển là một vấn đề lớn nữa cần bảo vệ tại Việt Nam do tính đa dạng rất cao của dân số Việt Nam. Nhìn chung, chính sách của ADB và Chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề này là giống nhau nhưng về phía ADB quy trình được chính thức hóa hơn.

Nếu dự án có tính chất chương trình nhiều hơn và không thể thiết kế một kế hoạch riêng nhưng vẫn biết rõ rằng các dân tộc thiểu số sẽ phải chịu tác động của dự án thì phải lập

các kế hoạch phát triển cụ thể cho những dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng sẽ được xây dựng trong quá trình thực hiện dự án theo đúng khung nêu trên khi xác định được tình hình cụ thể.

Về vấn đề môi trường, Chính phủ Việt Nam có những nguyên tắc chặt chẽ về tác động môi trường của dự án. Theo quy định của Chính phủ, Chủ DA phải xác định rõ dự án có thuộc nhóm I hay không theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP. Nếu dự án thuộc nhóm này, nhóm dự án phải tham vấn Bộ Tài nguyên và Môi trường khi xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA).

Sau khi xây dựng xong báo cáo nghiên cứu khả thi, CQCQ phải lấy ý kiến của tất cả các bên có liên quan, các cơ quan quản lý ODA của chính phủ và các nhà tài trợ có liên quan về dự thảo văn kiện dự án ban đầu (thông thường vào thời điểm hoàn thành báo cáo giữa kỳ của HTKT chuẩn bị DA, nếu có) trước khi đoàn tìm hiểu thực tế dự án vốn vay sang Việt Nam. Dự thảo cùng với ý kiến của các bên có liên quan, các cơ quan quản lý ODA của chính phủ và các nhà tài trợ có liên quan sẽ được sử dụng làm tài liệu đầu vào để thảo luận với Đoàn tìm hiểu thực tế vốn vay của ADB.

2. Quy định ca ADB

ADB thường cung cấp HTKT chuẩn bị dự án để hỗ trợ bên vay thuê tư vấn giúp thiết kế dự án. (Xem chi tiết nội dung HTKT chuẩn bị DA tại Chương III). Điều quan trọng là CQCQ phải bảo đảm các cán bộ được bổ nhiệm ban đầu tham gia trong cả quá trình từ đầu đến khi kết thúc. Do đó các cán bộ dự án của ADB phải khuyến khích CQCQ bảo đảm rằng những cán b ch cht tham gia vào quá trình xác định và chun b d án cũng là nhng người sau đó s làm vic cho d án vn vay.

Những tài liệu do cán bộ Chính phủ và ADB chuẩn bị trong giai đoạn này, cụ thể là Báo cáo và Kiến nghị của Chủ tịch (RRP) của ADB và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án của Chính phủ cần phải được hài hòa đến mức tối đa. ADB đã chấp nhận áp dụng các yêu cầu về nội dung báo cáo khả thi dự án quy định trong Hướng dẫn chung về xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 48/2008/QĐ-TTg là những thông tin cơ bản để cán bộ dự án của ADB chuẩn bị Báo cáo và Kiến nghị của Chủ tịch (RRP).

Trong quá trình chuẩn bị dự án cũng cần nghiên cứu các chính sách bo vxã hi

nhằm bảo đảm giảm thiểu bất cứ tác động tiêu cực nào của dự án trong các lĩnh vực sau: (i) Môi trường; (ii) Tái định cư không tự nguyện; và (iii) Người bản địa.

Theo ADB cần sàng lc tác động môi trường trong tất cả các dự án của ADB, không chỉ đối với các dự án thuộc Nhóm 1 theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. ADB phân loại các dự án như sau (i) Nhóm A cần có đánh giá tác động môi trường đầy đủ; (ii) Nhóm B cần có đánh giá môi trường, nhưng ít chi tiết hơn; và (iii) Nhóm C không cần đánh giá tác động môi trường sau khi sàng lọc.

Các chính sách v táiđịnh cư không t nguyn của ADB yêu cầu xây dựng khung tái định cư hoặc một kế hoạch tái định cư theo Hướng dẫn về Tái định cư không tự nguyện.

Về phía ADB, nếu qua Đánh giá xã hội sơ bộ thực hiện trong quá trình chuẩn bị dự án cho thấy dự án có thể gây tác động tích cực hoặc tiêu cực tới cộng đồng dân tộc thiểu số thì Chủ DA cần phải lập Kế hoch v dân tc thiu số (EMP) trước khi ADB thẩm định dự án. EMP cần đánh giá xem có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực như thế nào và có thể cải thiện các điều kiện kinh tế-xã hội cho các dân tộc thiểu số ra sao.

Các phân tích chi tiết v nhng ri ro và tính nhy cm của dự án sẽ được thực hiện nhằm đánh giá khả năng thực hiện dự án. Thời hạn và điều kiện vay vốn để hiện thực hóa vốn vay được thảo luận nhằm cải thiện kết quả thực hiện của ngành và giải quyết các vấn đề chính sách chủ chốt. Cán bộ chuẩn bị dự án sẽ xin ý kiến CQCQ về kh năng thc hin các hot động thc hin trước để có thể thảo luận với ADB về các hoạt động thc hin trước trong thời gian phái đoàn thẩm định dự án vào làm việc. Ý kiến thống nhất giữa phái đoàn của ADB và CQCQ phải được ghi rõ trong Biên bản ghi nhớ của Phái đoàn thẩm định dự án.

Trong trường hợp ADB cung cấp HTKT để hỗ trợ Chính phủ chuẩn bị dự án vốn vay thì việc chuẩn bị một dự án/chương trình đầu tư bắt đầu với việc chuẩn bị và thực hiện HTKT chuẩn bị DA . Hình IV.1 mô tả những hoạt động chuẩn bị dự án mà Chính phủ và ADB cần làm.

Sau khi chuẩn bị xong báo cáo HTKT chuẩn bị dự án, ADB xem xét tính kh thi của dự án được trình bày trong báo cáo của chuyên gia tư vấn, trước tiên là thông qua phái đoàn tìm hiểu thực tế và sau đó là phái đoàn thẩm định. Phái đoàn tìm hiu thc tế sẽ tham vấn Chính phủ và những bên có liên quan để xem xét các khía cạnh kỹ thuật, tài chính, kinh tế, môi trường, tiếp thị và quản lý của dự án và những tác động xã hội có thể xảy ra. Nhóm dự án sẽ soạn thảo RRP cho dự án vốn vay trên cơ sở báo cáo HTKT chuẩn bị dự án và kết quả làm việc với Chính phủ và các bên có liên quan. Sau khi có ý kiến của các phòng/Vụ liên quan trong nội bộ ADB (đoạn 26, OM Phần D11/OP, ban hành ngày 30/4/2007), dự thảo RRP phải được trình lên cuộc họp đánh giá của Ban Lãnh đạo (MRM). Sau khi có ý kiến của MRM, Đoàn Thẩm định sẽ vào làm việc để thống nhất với CQCQ về dự án.

Một phần của tài liệu CẨM NANG HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN NGUỒN VỐN ODA DO ADB TÀI TRỢ TẠI VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)