Thay đổi quy định pháp luật để tránh gây nhầm lẫn

Một phần của tài liệu tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự việt nam (Trang 47)

6. Kết cấu của đề tài

3.3.1.1 Thay đổi quy định pháp luật để tránh gây nhầm lẫn

Các cơ quan chức năng cần thống nhất để đƣa ra quy định giải quyết việc trùng lẫn giữa phạm vi điều chỉnh của Điều 156: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Điều 157: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; Điều 158: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng trong chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi với Điều 171 đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Cần phải phân định rạch ròi hai tội danh vì hai tội danh này rất khác nhau về thủ tục tố tụng và mức hình phạt. Về thủ tục tố tụng, nếu xác định ngƣời phạm tội thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, về nguyên tắc, cơ quan chức năng có quyền tiến hành khởi tố vụ án hình sự ngay sau khi phát hiện ra hành vi phạm tội và yêu cầu chủ sở hữu đối tƣợng sở hữu công nghiệp tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời bị hại. Còn nếu xác định ngừơi phạm tội đã thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, theo Khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự, các cơ quan chức năng chỉ có thể khởi tố vụ án khi có yêu cầu từ phía chủ sở hữu đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Về mức hình phạt, nếu ngƣời phạm tội bị xử lý theo các tội sản xuất và buôn bán hàng giả, mức hình phạt cao nhất là tử hình (khoản 4 Điều 157- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lƣơng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); trong khi đó nếu bị xử lý theo tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, mức hình phạt cao nhất chỉ là 3 năm tù giam.

Một phần của tài liệu tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)