Phân biệt Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với Tội sản xuất, buôn bán

Một phần của tài liệu tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự việt nam (Trang 34 - 38)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.2 Phân biệt Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với Tội sản xuất, buôn bán

xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156 Bộ luật hình sự)

2.3.2.1 Dấu hiệu pháp lý

Chủ thể đƣợc các điều 156 và điều 171 Bộ luật hình sự bảo vệ: Đối với điều 156 - tội sản xuất buôn bán hàng giả thì tội phạm xâm phạm đến tính trung thực, sự hoạt động đúng đắn của các chủ thể sản xuất kinh doanh, đồng thời xâm phạm đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng. Nhƣ vậy, điều luật này hƣớng tới bảo vệ các chủ thể có hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp và đặc biệt là hƣớng tới bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng.Còn theo điều 171 thì chủ thể đƣợc điều luật này hƣớng tới bảo vệ trƣớc tiên là các chủ sở hữu hợp pháp các đối tƣợng sở hữu công nghiệp (thƣờng là nhà sản xuất kinh doanh).

- Khách thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả: Tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm đến sự vận hành bình thƣờng của nền sản xuất hàng hóa, xâm phạm đến chính sách quản lý thị trƣờng và xâm phạm đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng. Ngƣời phạm tội có thể sản xuất, buôn bán các loại hàng giả (trừ các loại hàng giả thuộc phạm vi quy định của Điều 157 và Điều 158 của Bộ luật hình sự).

Trong khoa học pháp lý có thể dựa vào các tiêu chí khác nhau của hàng hóa giả mà có cách phân loại khác nhau. Nếu dựa vào dấu hiệu nội dung và hình thức thì có thể phân biệt nhƣ sau:

+ Hàng giả về nội dung (giả về chất lƣợng hàng hóa). Đây là loại hàng hóa mà về nhãn mác, bao bì,… là thật nhƣng chất lƣợng hàng hóa không đúng nhƣ chất lƣợng đã đăng ký tại cơ quan đo lƣờng chất lƣợng cũng nhƣ đã đƣợc ghi trên nhãn hiệu bao bì của loại hàng hóa đó.

+ Hàng giả cả về nội dung và hình thức. Loại hàng hóa này vừa mang nhãn hiệu, kiểu dáng, bao bì,…giả vừa có chất lƣợng, giá trị sử dụng thấp hơn chất lƣợng hàng hóa thật.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn SVTH: Trần Thị Huỳnh Như 34 Các loại hàng giả về nội dung và giả cả về nội dung và hình thức đều đƣợc coi là hàng giả và đều có thể định tội theo Điều 156.23

+ Hàng giả về hình thức, đây là loại hàng hóa giả về nhãn mác, kiểu dáng, màu sắc,…chỉ dẫn địa lý của loại hàng hóa còn nội dung (chất lƣợng) hàng hóa vẫn đƣợc đảm bảo nhƣ hàng thật. Nhƣ vậy cho thấy lợi ích của ngƣời tiêu dùng tuy có bị xâm hại nhƣng không phải chủ yếu. Bản chất hành vi sản xuất các loại hàng hóa này xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam.24

Cho nên trong trƣờng hợp này khi xem xét để định tội ngƣời ta sẽ xét xử theo tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự chứ không xét xử theo tội sản xuất, buôn bán hàng giả Điều 156 Bộ luật hình sự.

- Mặt khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả: bao gồm hai loại hành vi là hành vi sản xất hàng giả và hành vi buôn bán hàng giả.

+ Hành vi sản xuất hàng giả: là hành vi tạo ra các loại hàng giả (trừ các loại hàng giả thuộc phạm vi quy định của Điều 157 và Điều 158 của Bộ luật hình sự). Ngƣời phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình làm hàng giả hoặc chỉ là tham gia vào một công đoạn nào đó của quá trình làm ra hàng giả nhƣ chỉ lắp ráp các bộ phận hoặc đóng gói hoặc dán nhãn hiệu để tạo ra hàng giả.

+ Hành vi buôn bán hàng giả: là hành vi mua đi bán lại loại hàng hóa biết rõ là giả nhằm thu lợi bất chính. Hành vi buôn bán có thể là buôn bán hàng giả đã thành phẩm hoặc buôn bán những bộ phận, những chi tiết giả.

Các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả chỉ coi là tội phạm khi hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hàng chính hay đã bị kết án mà chƣa đƣợc xóa án tích về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 Bộ luật hình sự.25

Trong khi đó mặt khách quan của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là: Có hành vi chiếm đoạt (chiếm giữ trái pháp luật) quyền sở hữu (quyền sở hữu trí tuệ) hoặc sử dụng bất hợp pháp (không đƣợc sự đồng ý của chủ sở hữu, sử dụng trong trƣờng hợp pháp luật cấm sử dụng) đối với các đối tƣợng sở hữu công nghiệp bao gồm: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam. Hành vi nêu trên phải đạt tới quy mô thƣơng mại thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự .

23

Cao Thị Oanh, Giáo trình luật hình sự Việt Nam-Phần các tội phạm, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010, trang 80

24

Cao Thị Oanh, Giáo trình luật hình sự Việt Nam-Phần các tội phạm, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2010, trang 80

GVHD: Nguyễn Văn Tròn SVTH: Trần Thị Huỳnh Như 35 - Mặt chủ quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả: lỗi của ngƣời phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, ngƣời phạm tội biết rõ hành vi của sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả là nguy hiểm cho xã hội nhƣng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.26

Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì lỗi của ngƣời phạm tội là lỗi cố ý (bao gồm cả cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp) nghĩa là về lý trí, ngƣời phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trƣớc đƣợc hậu quả của hành vi đó; và về ý chí, ngƣời phạm tội mong muốn cho hậu quả xảy ra, hoặc tuy không mong muốn nhƣng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

- Chủ thể: mặt chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là là bất kỳ ngƣời nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

2.3.2.2 Khung hình phạt

Tội sản xuất buôn bán hàng giả có ba khung hình phạt chính: khung cơ bản có mức hình phạt tù từ 6 tháng đến năm năm.

Khung tăng nặng thứ nhất có mức hình phạt tù từ ba năm đến mƣời năm đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp; + Tái phạm nguy hiểm;

+ Lợi dụng chức vụ quyền hạn;

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị từ 150 triệu đồng đến dƣới năm trăm triệu đồng;

+ Thu lợi bất chính lớn;

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Khung tăng nặng thứ hai có mức hình phạt tù từ bảy năm đến mƣời lăm năm đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau:

+ Hàng giả tƣơng đƣơng với số lƣợng của hàng thật có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;

+ Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; + Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Bên cạnh hình phạt chính ngƣời phạm tội còn có thể chịu hình phạt bổ sung nhƣ: phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc là công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn SVTH: Trần Thị Huỳnh Như 36 Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì chỉ có hai khung hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Khung hình phạt chính có mức cao nhất của khung hình phạt là ba năm tù. Hình phạt bổ sung có mức phạt tiền cao nhất là hai trăm triệu đồng.

Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì có đến ba khung hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Khung hình phạt chính có mức cao nhất của khung hình phạt là mƣời lăm năm tù. Hình phạt bổ sung có mức phạt tiền cao nhất là 50 triệu đồng, bên cạnh đó ngƣời phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (hình phạt này ở tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không có). Từ đó cho thấy tội sản xuất buôn bán hàng giả có mức độ nghiêm trọng cao hơn so với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

GVHD: Nguyễn Văn Tròn SVTH: Trần Thị Huỳnh Như 37

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÉT XỬ TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Chƣơng này nêu lên tình hình giải quyết các vụ án về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đồng thời đƣa ra một số vụ án điển hình về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Bên cạnh đó chƣơng này cũng nêu lên những khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án và đề xuất hƣớng hoàn thiện.

Một phần của tài liệu tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)