6. Kết cấu của đề tài
2.2.1 Tội xâm phạm quyền sỡ hữu công nghiệp theo Khoản 1 Điều 171
Khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự hiện hành quy định:
“Ngƣời nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thƣơng mại, thì bị phạt tiền từ năm mƣơi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.”
Tại khoản 1 Điều 2 Thông tƣ liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BTP Hƣớng dẫn việc truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ có quy định:
“Ngƣời nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tƣợng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ và thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo khoản 1 Điều 171 của Bộ luật Hình sự:
a) Đã thu đƣợc lợi nhuận từ 10.000.000 đồng đến dƣới 50.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 50.000.000 đồng đến dƣới 150.000.000 đồng;
c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dƣới 150.000.000 đồng.”
Hiện nay pháp luật nƣớc ta chƣa có khái niệm về cụm từ “quy mô thƣơng mại” tuy nhiên, dựa vào Thông tƣ liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP Hƣớng dẫn việc truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ có thể thể coi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với quy mô thƣơng mại nếu hành vi xâm phậm quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích kinh doanh và thuộc một trong các trƣờng hợp sau: hàng hóa vi phạm có số lƣợng lớn là hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dƣới 150.000.000 đồng hoặc đã thu đƣợc lợi nhuận từ 10.000.000 đồng đến dƣới 50.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 50.000.000 đồng đến dƣới 150.000.000 đồng.
GVHD: Nguyễn Văn Tròn SVTH: Trần Thị Huỳnh Như 26 Nhƣ vậy, khi một ngƣời có hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích kinh doanh và thuộc một trong các trƣờng hợp sau: hàng hóa vi phạm có số lƣợng lớn là hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000đồng đến dƣới 150.000.000 đồng hoặc đã thu đƣợc lợi nhuận từ 10.000.000 đồng đến dƣới 50.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 50.000.000 đồng đến dƣới 150.000.000 đồng đối với nhãn hiệu hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam thì hình phạt đối với ngƣời đó là bị phạt tiền từ năm mƣơi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.