6. Kết cấu của đề tài
2.3.1.1 Dấu hiệu pháp lý
Quyền tác giả cùng với quyền sở hữu công nghiệp là bộ phận hợp thành quyền sở hữu trí tuệ. Chúng có một số điểm tƣơng đồng nhƣ cùng là tài sản vô hình, phi vật chất, là thành quả của lao động sáng tạo, là sản phẩm trí tuệ của con ngƣời, bị giới hạn về thời gian bảo hộ và mang tính lãnh thổ tuyệt đối. Tuy nhiên, quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp có một số khác biệt cơ bản:
- Thứ nhất, phần lớn các quyền sở hữu công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp, trong khi đó, quyền tác giả phát sinh một cách tự động, chỉ cần tác phẩm đƣợc thể hiện dƣới hình thức vật chất nhất định, không cần phải đăng kí hay công bố, cũng không cần phải quan tâm đến giá trị nghệ thuật của nó.
- Thứ hai, bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ hình thức sáng tạo chứa đựng nội dung sáng tạo, chứ không bảo hộ nội dung sáng tạo. Tác phẩm đƣợc bảo hộ phải mang tính nguyên gốc về hình thức thể hiện. Ngƣợc lại, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp chính là bảo hộ nội dung sáng tạo.
- Thứ ba, trong lĩnh vực quyền tác giả, pháp luật nghiêng về bảo hộ quyền của ngƣời sáng tạo tác phẩm hơn là chủ sở hữu tác phẩm. Ngƣợc lại, trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp pháp luật lại nghiêng về bảo hộ quyền của chủ sở hữu công nghiệp hơn là của tác giả đối tƣợng sở hữu công nghiệp.
Chính vì những điểm khác biệt đó nên dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan cũng có những điểm khác biệt so với dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
GVHD: Nguyễn Văn Tròn SVTH: Trần Thị Huỳnh Như 32 - Khách thể của tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan: xâm phạm quyền tài sản của chủ thể của quyền tác giả, quyền liên quan đƣợc pháp luật bảo vệ. Theo quy định của Bộ luật dân sự nội dung quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Đối tƣợng của tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là mọi sản phẩm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình.22
Trong khi đó khách thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là xâm phạm chế độ quản lý nhà nƣớc về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, gây rối loạn trật tự quản lý việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, xâm phạm đến quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tƣợng sở hữu công nghiệp của cá nhân, pháp nhân đƣợc pháp luật quy định và bảo vệ. Đối tƣợng của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.
- Mặt khách quan của tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan: đƣợc thể hiện ở các hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình; phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình không đƣợc phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan. Hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan chỉ cấu thành tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan nếu có quy mô thƣơng mại. Có thể coi là với quy mô thƣơng mại nếu hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan nhằm mục đích kinh doanh thuộc một trong các trƣờng hợp sau: hàng hóa vi phạm có số lƣợng lớn là hàng hóa vi phạm có giá trị từ năm mƣơi triệu đồng trở lên; gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ năm mƣơi triệu đồng trở lên; thu lợi bất chính từ ba mƣơi triệu đồng trở lên. Mặt khách quan của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đƣợc thể hiện ở các hành vi chiếm đoạt (chiếm giữ trái pháp luật) quyền sở hữu (quyền sở hữu trí tuệ) hoặc sử dụng bất hợp pháp (không đƣợc sự đồng ý của chủ sở hữu, sử dụng trong trƣờng hợp pháp luật cấm sử dụng) đối với các đối tƣợng sở hữu công nghiệp bao gồm: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam
Giống nhƣ tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan có:
- Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm đƣợc thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ phạm tội vì vụ lợi.
- Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ngƣời nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.