Các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ tà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao ông hổ, an giang (Trang 89 - 91)

nguyên du lịch và môi trường sinh thái

Các chủ thể tham gia khác hoạt động du lịch phối hợp với CĐĐP thực hiện các biện pháp đồng bộ, chặt chẽ nhằm hạn chế những tác động tiêu cực ở mức thấp

83

nhất đến việc làm cạn kiệt, suy thoái TNMTDL và đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo, sử dụng nhằm nâng cao chất lượng TNMTDL.

3.7.1.Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên tự nhiên và môi trường sinh thái

Giáo dục du khách và cộng đồng cũng như các chủ thể tham gia du lịch dựa vào cộng đồng tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xây dựng hố ga để xử lý nước thải, không xả nước thải thẳng xuống sông và kênh rạch.

Các hộ kinh doanh dịch vụ homestay, dịch vụ sinh thái ẩm thực, dịch vụ vận chuyển cần trang bị, lắp đặt thùng rác hợp lý, nhắc nhở du khách bỏ rác đúng nơi quy định.

Thực hiện lắp đặt thùng rác công cộng dọc đường làng, phân công nhân lực thu gom rác hàng ngày. Thiết kế băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác xuống sông, kênh rạch…

Thường xuyên tổ chức dọn dẹp vệ sinh nơi công cộng, vớt rác dưới lòng sông và kênh rạch, phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức đoàn hội địa phương như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… tham gia quản lý vấn đề vệ sinh môi trường cho từng tuyền đường, tuyến kênh rạch cụ thể.

Vận dụng hệ thống luật pháp và các quy định hiện hành để kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm gây ô nhiễm môi trường, lấn chiếm đất các DTLSVH và làm suy thoái tài nguyên.

Nghiêm cấm chặt phá cây trái quanh cù lao, săn bắt thủy sản bằng các hình thức hủy diệt, đổ dầu mỡ, hóa chất xuống lòng sông và kênh rạch.

Ban hành và triển khai các quy định thu phí TNMT, đảm bảo kinh phí cho việc tổ chức quản lý và làm sạch môi trường.

Thực hiện các chương trình tuyên truyền về việc giữ gìn môi trường sinh thái, cụ thể như chương trình “Hàng rào xanh”, “vì màu xanh trên cù lao”.

Quy hoạch một số “con đường sinh thái”, đó là những con đường ven kênh rạch, có nhiều câu trái ven đường, nhiều nhà sàn cổ, có nhiều hộ kinh doanh homestay, hạn chế tối đa phương tiện gây tiếng ồn đi vào các con đường này nhằm giữ môi trường trong lành và tạo điều kiện cho khách du lịch dễ dàng trải nghiệm đạp xe và đi bộ ngắm cảnh làng quê.

84

3.7.2.Bảo vệ, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống

Giáo dục, cộng đồng địa phương và các chủ thể tham gia du lịch dựa vào cộng đồng về giá trị của văn hóa truyền thống đồng thời thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và trách nhiệm nghĩa vụ phải bảo tồn, tôn trọng, khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống ấy.

Vận động, kêu gọi cộng đồng địa phương và các chủ thể tham gia hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng đóng góp hỗ trợ kinh phí cho việc trùng tu, bảo tồn quản lý các DTLSVH, khôi phục nghề và văn hóa truyền thống.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá bằng việc biên tập, phát hành sách vở, tư liệu, hình ảnh, truyền hình, website… về giá trị và ý nghĩa lịch sử của Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Chỉnh trang, tôn tạo khu Miếu Ông Hổ, mở rộng quy mô ngày giỗ Ông Hổ. Huy động sự tham gia của người dân giữ gìn lối sống nông thôn và nông nghiệp truyền thống.

Chính quyền và cơ quan quản lý du lịch địa phương có các chính sách phù hợp để hỗ trợ cho các hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống giữ nghề, khôi phục nghề. Thông qua việc quy hoạch, đảm bảo bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ dân làm nghề thủ công truyền thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao ông hổ, an giang (Trang 89 - 91)